
Thực phẩm nào làm giảm cholesterol????
![[:D]](/images/wys/yahoo_bigsmile.gif)
![[:D]](/images/wys/yahoo_bigsmile.gif)
![[:D]](/images/wys/yahoo_bigsmile.gif)
![[:D]](/images/wys/yahoo_bigsmile.gif)
![[:D]](/images/wys/yahoo_bigsmile.gif)
![[:D]](/images/wys/yahoo_bigsmile.gif)
![[:D]](/images/wys/yahoo_bigsmile.gif)
![[:D]](/images/wys/yahoo_bigsmile.gif)

![]() |
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet |
- Thay thế các loại gạo trắng đã được tinh chế bằng gạo thô nguyên cám có nhiều chất xơ. Hãy chọn các loại gạo thô hay bột mì nguyên chất 100%.
- Dùng thật nhiều tỏi trong các món ăn để tận dụng khả năng làm giảm cholesterol từ loại củ này.
- Ăn từ 7 đến 10 hạt hạnh nhân hoặc quả óc chó mỗi ngày. Hai loại hạt này chứa nhiều axít béo omega 3 giúp phòng chống bệnh tim và chứng tăng cholesterol.
- Các loại cá nước lạnh có nhiều dầu như cá hồi hay cá ngừ đều chứa chất béo có lợi cho tim.
- Khi ăn trái cây, hãy chọn táo hoặc lê vì hai loại này vừa giúp bổ sung chất xơ vừa làm da đẹp.
- Đậu nành cũng là một lựa chọn lý tưởng. Kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ cần 25 gram protein đậu nành mỗi ngày có thể giúp giảm cholesterol và giữ cho tim khỏe.
- Rau củ quả nhiều màu sắc chứa chất xơ và nhiều dưỡng chất từ thực vật (các hóa chất từ rau, củ, quả có khả năng phòng bệnh). Chúng giúp làm giảm cholesterol một cách tự nhiên.
- Ăn thêm đậu các loại. Đậu chứa chất xơ hòa tan được nên cơ thể dễ tiêu hóa giúp giữ cân và giảm cholesterol.
Bên cạnh việc kết hợp những thực phẩm kể trên trong các bữa ăn hằng ngày, để giữ mức cholesterol luôn ổn định và an toàn, cần chú ý kiêng những thứ như: chất béo no, đường và bột tinh chế; hạn chế các chất béo bão hoà như: thịt mỡ và phô mai. Cuối cùng, đừng quên tập thể dục!

2. Đậu tương: Các hoạt chất axit amino, chất xơ hòa tan, chất saponin, phytosterol, lecithin...có trong các sản phẩm làm từ đậu tương từ lâu được xem là những khắc tinh của cholesterol.
3. Táo: Tác dụng trước hết của táo là giúp tiêu mỡ, giảm béo. Các nhà khoa học nhật bản cho rằng mỗi ngày ăn từ một đến hai quả táo ( khoảng 400g ) có thể giúp hạ thấp lượng chất béo trung tính trong máu vốn có thể gây xơ cứng động mạch, tăng nguy cơ đột qụy và cao huyết áp.
Rau cần giúp làm mát gan, hạ cholesterrol trong máu, thúc đẩy quá trình bài tiết các chất phế thải và làm sạch huyết dịch.
4. Tỏi: Dân cư vùng Địa Trung Hải thường có thói quen dùng tỏi trong các bữa ăn hàng ngày nên tỉ lệ mắc phải các bệnh về tim mạch của họ rất thấp trong khi họ vẫn dùng thực phẩm động vật tương tự như những vùng khác trên thế giới. Theo nhiều nhà nghiên cứu, chẳng những tỏi có tác dụng giảm cholesterol trong máu mà còn có thể giúp cơ thể chuyển hóa cholesterol "xấu" LDL thành cholesterol "tốt" HDL.
5. Quả óc chó: Ngoài khả năng giúp thành mạch máu đàn hồi tốt, quả óc chó còn giúp thuyên giảm cholesterol trong máu khá hiệu quả nhờ vào tác dụng của các loại axit béo không bão hòa. Tuy nhiên, do có hàm lượng calori cao nên không ăn nhiều loại quả này để tránh tăng cân.
6. Rau cần: Có tác dụng chính là làm mát gan, hạ cholesterrol trong máu, thúc đẩy quá trình bài tiết các chất phế thải và làm sạch huyết dịch.
7. Nấm: Các loại nấm như ngân nhĩ, mộc nhĩ đen, nấm mỡ, nấm rơm... đều có tác dụng điều tiết công năng tim mạch, giúp máu lưu thông tốt, điều chỉnh rối loạn lipid máu, giảm cholesterol và triglycerid.
8. Dầu cá: Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy việc ăn cá ( nhất là ăn cá thu, cá chình, cá ngừ, cá trích và cá hồi ) mỗi ngày có thể mang lại nhiều lợi ích cho tim mạch, nhất là giảm nguy cơ đột qụy, cao huyết áp.
Ngoài ra, ăn nhiều rau quả xanh, dầu thực vật, ngũ cốc nguyên chất, ổn định cân nặng, vận động thường xuyên, uống trà xanh, sống thoải mái... cũng là những cách giúp giảm cholesterol trong máu khá hiệu quả.
Đáng chú ý là việc thiếu hụt cholesterol trong máu cũng có thể gây ra nhiều bất ổn cho sức khỏe, mà trước hết là chứng suy nhược tinh thần và suy giảm khả năng tình dục. Hàm lượng cholesterol trong máu lý tưởng nhất là khoảng 250mg/dl máu.
Các nhà khoa học khuyến cáo mọi người nên thường xuyên xét nghiệm máu hai tháng một lần để xác định lượng cholesterol trong máu, nhằm kịp thời có biện pháp xử lý nếu xảy ra tình trạng qúa cao hoặc quá thấp