Câu hỏi

14/12/2013 20:01
Ai chỉ giúp mình cách lọc nước giếng khoan với
nhà mình đang dùng nước giếng khoan để sinh hoat mình có xây bể lọc bằng cát và than,sỏi nước rất trong nhưng mình vẫn thấy không ổn. Có ai biêt về các cách lọc nước nào tốt hơn không chỉ cho mình với,
thieugia88
28/11/2013 23:48
maitranghn
28/11/2013 23:48
thoitrangngocanh39
28/11/2013 23:48
maitranghn
28/11/2013 23:48
Danh sách câu trả lời (14)

Chao Ban. Hien nay tai Viet Nam da san xuat binh loc danh rieng cho gia dinh, Cong nghe Thuy Sy. Voi binh loc nay ban co the an tam ve nguon nuoc sinh hoat cua minh. Với chi phí thấp 1.600.000 VNĐ ngoài các chức năng thông thường như các bình lọc khác, ArsenFree còn loại bỏ Thạch tín ra khỏi nguồn nước.
- Loại bỏ độc tố Thạch Tín (Arsen), mangan và các chất độc hại khác
- Phòng ngừa các bệnh do nhiễm độc arsen gây ra
- Giữ lại các khoáng chất có lợi cho sức khỏe.
Nếu bạn quan tâm có thể liên hệ trực tiếp với VuongTron.VN bằng cách:
- Vào website VuongTron.VN xem thông tin
- Hoặc gọi cho số: (04) 662 8099 - 246.1213
Cám ơn bạn đã đọc tin.
- Loại bỏ độc tố Thạch Tín (Arsen), mangan và các chất độc hại khác
- Phòng ngừa các bệnh do nhiễm độc arsen gây ra
- Giữ lại các khoáng chất có lợi cho sức khỏe.
Nếu bạn quan tâm có thể liên hệ trực tiếp với VuongTron.VN bằng cách:
- Vào website VuongTron.VN xem thông tin
- Hoặc gọi cho số: (04) 662 8099 - 246.1213
Cám ơn bạn đã đọc tin.

phải xét nghiệm mẫu nước thực tế tại giếng khoan nhà bạn mới xác định thành fần hóa lý để có thể đưa ra fương fáp lọc nước có hiệu quả đủ tiêu chuẩn sinh hoạt cho gia đình , đồng thời cũng xin mách bạn hiện nay công nghệ lọc rất tiền lợi thông qua các cốt lọc gọn không chiếm diện tích nhiều

Trên thị trường hiện nay, đã có rất nhiều công nghệ xử lý nước ngầm (nước giếng khoan):
1. Lọc chậm
2. Làm thoáng tiếp xúc
3. Trao đổi ion
4. Khử sắt bằng H2O2
5. Khử sắt bằng NaOH
Căn cứ trên số liệu thực tế đã đo đạc tại TP.HCM, nồng độ TDS trong nước giếng khoan dao động từ 100 - 1300 mg/l. Vì vậy theo mình thì, tùy nồng độ ô nhiễm TDS trong nước mà việc áp dụng các phương pháp xử lý này trong từng trường hợp cụ thể sẽ khác nhau:
Phương pháp lọc chậm xem ra có vẻ là kinh tế nhất, nhưng hiệu quả thì sao ? Thời gian đầu, nước ra rất tốt nhưng chỉ trong vài tuần, nước sẽ có vị chát do sắt gây ra. Nguyên nhân là do trên bề mặt lớp vật liệu lọc đã bị một lớp váng cặn sắt màu vàng bao bọc làm giảm hiệu quả xử lý rõ rệt. Phương pháp này chỉ nên áp dụng cho những nguồn nước bị nhiễm sắt nhẹ với qui mô gia đình.
Phương pháp làm thoáng tiếp xúc: phù hợp cho qui mô công nghiệp, ở những nơi có mặt bằng xử lý rộng và nguồn nước nhiễm sắt với nồng độ nhỏ. Nếu nguồn nước bị nhiễm sắt cao thì phải bổ sung các hóa chất như H2O2, NaOH, các loại phèn.v.v. vào nước để nâng cao hiệu quả xử lý.
Xét về mặt kỹ thuật, phương pháp trao đổi ion là phương pháp hiệu quả nhất trong 5 phương pháp nêu trên. Hiệu quả khử TDS có thể lên đến 99%. Tuy nhiên xét về mặt kinh tế thì phương pháp này rất tốn kém nên thường được áp dụng cho các loại hình sản xuất nước tinh khiết đóng chai, nước khử khóang dùng cho y tế và các ngành công nghệ cao.
Khử sắt bằng H2O2 rất hiệu quả ở những nguồn nước có nồng độ TDS không quá cao. Tuy nhiên nếu cho quá nhiều H2O2 vào nước thì các bông cặn Fe 3+ sẽ rất nhỏ không kết dính lại được và dễ bị tan ra do oxi hóa lần 2 . Do đó, việc tính toán và định lượng chính xác H2O2 tỷ lệ thuận theo TDS là một việc khác rắc rối và phức tạp cho người dân bình thường.
Khử sắt bằng NaOH rất hiệu quả ở mọi nguồn nước. Phương pháp này không những khử được sắt mà còn khử được cả các kim loại nặng độc hại khác ra khỏi nước ngầm. Và điểm đặc biệt là ta không cần chú trọng lắm đến việc định lượng NaOH vào nước (chỉ cần khoảng 200ml NaOH 30% cho 1m3 nước giếng khoan bị nhiễm TDS 1000mg/l).
1. Lọc chậm
2. Làm thoáng tiếp xúc
3. Trao đổi ion
4. Khử sắt bằng H2O2
5. Khử sắt bằng NaOH
Căn cứ trên số liệu thực tế đã đo đạc tại TP.HCM, nồng độ TDS trong nước giếng khoan dao động từ 100 - 1300 mg/l. Vì vậy theo mình thì, tùy nồng độ ô nhiễm TDS trong nước mà việc áp dụng các phương pháp xử lý này trong từng trường hợp cụ thể sẽ khác nhau:
Phương pháp lọc chậm xem ra có vẻ là kinh tế nhất, nhưng hiệu quả thì sao ? Thời gian đầu, nước ra rất tốt nhưng chỉ trong vài tuần, nước sẽ có vị chát do sắt gây ra. Nguyên nhân là do trên bề mặt lớp vật liệu lọc đã bị một lớp váng cặn sắt màu vàng bao bọc làm giảm hiệu quả xử lý rõ rệt. Phương pháp này chỉ nên áp dụng cho những nguồn nước bị nhiễm sắt nhẹ với qui mô gia đình.
Phương pháp làm thoáng tiếp xúc: phù hợp cho qui mô công nghiệp, ở những nơi có mặt bằng xử lý rộng và nguồn nước nhiễm sắt với nồng độ nhỏ. Nếu nguồn nước bị nhiễm sắt cao thì phải bổ sung các hóa chất như H2O2, NaOH, các loại phèn.v.v. vào nước để nâng cao hiệu quả xử lý.
Xét về mặt kỹ thuật, phương pháp trao đổi ion là phương pháp hiệu quả nhất trong 5 phương pháp nêu trên. Hiệu quả khử TDS có thể lên đến 99%. Tuy nhiên xét về mặt kinh tế thì phương pháp này rất tốn kém nên thường được áp dụng cho các loại hình sản xuất nước tinh khiết đóng chai, nước khử khóang dùng cho y tế và các ngành công nghệ cao.
Khử sắt bằng H2O2 rất hiệu quả ở những nguồn nước có nồng độ TDS không quá cao. Tuy nhiên nếu cho quá nhiều H2O2 vào nước thì các bông cặn Fe 3+ sẽ rất nhỏ không kết dính lại được và dễ bị tan ra do oxi hóa lần 2 . Do đó, việc tính toán và định lượng chính xác H2O2 tỷ lệ thuận theo TDS là một việc khác rắc rối và phức tạp cho người dân bình thường.
Khử sắt bằng NaOH rất hiệu quả ở mọi nguồn nước. Phương pháp này không những khử được sắt mà còn khử được cả các kim loại nặng độc hại khác ra khỏi nước ngầm. Và điểm đặc biệt là ta không cần chú trọng lắm đến việc định lượng NaOH vào nước (chỉ cần khoảng 200ml NaOH 30% cho 1m3 nước giếng khoan bị nhiễm TDS 1000mg/l).

Mình cũng đang tìm cách giải quyết như bạn. Bạn thử làm cách này xem sao?
"Một số cách xử lý nước ô nhiễm
13/06/2005 09:13
Khu vực gia đình tôi sinh sống chưa có hệ thống nước sạch của thành phố nên các gia đình đều phải tự khoan giếng. Vậy có cách nào tự xử lý nguồn nước này bảo đảm vệ sinh ?
Bạn Nguyễn Hồng Nga (xã Minh Khai, Từ Liêm)
Trả lời:
Đối với ô nhiễm sắt: Nước có nhiều sắt thường có màu vàng và mùi tanh. Cách đơn giản để làm sạch nước nhiễm sắt là đổ nước vào trong thùng, khoắng lên nhiều lần rồi để lắng, chắt lấy nước trong. Ngoài ra, ta có thể dùng phèn chua giã nhỏ (nửa thìa cho 25l nước) đổ vào thùng quấy nhiều lần để sắt và phèn kết tủa lắng dần xuống đáy.
Đối với nước nhiễm phèn: xử lý ô nhiễm bằng vôi sống. Lấy 10g vôi sống cho vào 140l nước, sau đó để nước lắng xuống, gạn lấy nước trong.
Đối với asen (thạch tín): Các nhà khoa học thuộc Trung tâm Phân tích và xử lý môi trường (Viện Hóa học công nghiệp) đã nghiên cứu và sản xuất thành công thiết bị lọc asen, bảo đảm cung cấp đủ nước ăn uống cho một hộ gia đình. Thiết bị gồm hai bộ phận chính: Bộ phận thứ nhất chứa các khoáng vật có sẵn trong thiên nhiên dùng để kết tủa asen, mangan. Bộ phận thứ hai chứa cát thạch anh có tác dụng lọc sạch các kết tủa đã hình thành. Vật liệu lọc được làm sạch định kỳ bằng cách xả cặn, sục nước.
Ngoài ra có thể sử dụng thiết bị, vật liệu lọc. Hiện trên thị trường có rất nhiều sản phẩm làm sạch nước, trong đó có sản phẩm của các nhà khoa học Việt Nam, vật liệu MF 97 của Viện Hóa học (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) dùng để xử lý nước nhiễm phèn, sắt. Nó còn có thể lọc được mangan và hầu hết các kim loại nặng chứa trong nước ngầm."
(Trích từ trang web: http://www.hanoimoi.com.vn)
"Một số cách xử lý nước ô nhiễm
13/06/2005 09:13
Khu vực gia đình tôi sinh sống chưa có hệ thống nước sạch của thành phố nên các gia đình đều phải tự khoan giếng. Vậy có cách nào tự xử lý nguồn nước này bảo đảm vệ sinh ?
Bạn Nguyễn Hồng Nga (xã Minh Khai, Từ Liêm)
Trả lời:
Đối với ô nhiễm sắt: Nước có nhiều sắt thường có màu vàng và mùi tanh. Cách đơn giản để làm sạch nước nhiễm sắt là đổ nước vào trong thùng, khoắng lên nhiều lần rồi để lắng, chắt lấy nước trong. Ngoài ra, ta có thể dùng phèn chua giã nhỏ (nửa thìa cho 25l nước) đổ vào thùng quấy nhiều lần để sắt và phèn kết tủa lắng dần xuống đáy.
Đối với nước nhiễm phèn: xử lý ô nhiễm bằng vôi sống. Lấy 10g vôi sống cho vào 140l nước, sau đó để nước lắng xuống, gạn lấy nước trong.
Đối với asen (thạch tín): Các nhà khoa học thuộc Trung tâm Phân tích và xử lý môi trường (Viện Hóa học công nghiệp) đã nghiên cứu và sản xuất thành công thiết bị lọc asen, bảo đảm cung cấp đủ nước ăn uống cho một hộ gia đình. Thiết bị gồm hai bộ phận chính: Bộ phận thứ nhất chứa các khoáng vật có sẵn trong thiên nhiên dùng để kết tủa asen, mangan. Bộ phận thứ hai chứa cát thạch anh có tác dụng lọc sạch các kết tủa đã hình thành. Vật liệu lọc được làm sạch định kỳ bằng cách xả cặn, sục nước.
Ngoài ra có thể sử dụng thiết bị, vật liệu lọc. Hiện trên thị trường có rất nhiều sản phẩm làm sạch nước, trong đó có sản phẩm của các nhà khoa học Việt Nam, vật liệu MF 97 của Viện Hóa học (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) dùng để xử lý nước nhiễm phèn, sắt. Nó còn có thể lọc được mangan và hầu hết các kim loại nặng chứa trong nước ngầm."
(Trích từ trang web: http://www.hanoimoi.com.vn)
Trả lời câu hỏi
Câu hỏi lĩnh vực Chăm sóc nhà cửa
Rao vặt Siêu Vip