VicoTas
Câu hỏi
avatar trancongmin
20/05/2013 21:16

Ai có thông tin về Vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki cung cấp cho mình với

Ai có thông tin về Vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki cung cấp cho mình với?

Danh sách câu trả lời (9)
avatar C4ndyman 20/05/2013 21:16

Hiroshima

[sửa]Thành phố Hiroshima trong Đệ nhị thế chiến

Tại thời điểm bị đánh bom, Hiroshima là thành phố quan trọng cả về mặt quân sự và công nghiệp. Một số doanh trại quân sự đóng sát đó bao gồm sở chỉ huy sư đoàn số 5, sở chỉ huy tập đoàn quân số 2 của Thống chế Nhật Hata Shunroku – tư lệnh phòng thủ toàn phần nam Nhật Bản. Hiroshima là căn cứ hậu cần nhỏ của quân đội Nhật Bản. Thành phố là trung tâm liên lạc, điểm tàng trữ và lắp ráp cho quân đội. Nó là một trong vài thành phố Nhật mà người Mỹ, với ý đồ từ sớm, chưa đánh bom, tạo môi trường lý tưởng để kiểm định tính hủy diệt của vũ khí nguyên tử. Một lý do nữa cho việc lựa chọn Hiroshima là tướng Spaatz báo cáo rằng đây là thành phố không có tù binh chiến tranh. Với những lý do trên, Washington quyết định, đây là mục tiêu số một.

Trung tâm thành phố có vài công trình bằng bê tông và các cấu trúc yếu hơn. Ngoài phạm vi trung tâm là khu vực dày đặc các cửa hiệu, nhà ở bằng gỗ. Số lượng nhỏ nhà máy công nghiệp nằm ở ngoại ô thành phố. Những ngôi nhà ở đây bằng gỗ mái dốc và rất nhiều nhà xưởng công nghiệp có khung gỗ. Toàn bộ thành phố rất dễ bị tàn phá bằng lửa.

Đầu chiến tranh, dân số Hiroshima có lúc lên đến 381.000 người, tuy vậy cho đến trước khi bị ném bom, số dân đã giảm rất nhiều bởi lệnh sơ tán của chính phủ. Lúc quả bom nguyên tử được ném xuống, ước chừng 255.000 người trong thành phố. Con số này dựa trên số dân đăng ký cư trú cộng với ước đoán lượng công nhân bổ sung và quân đội.

[sửa]Nổ bom

Chiếc B-29 mang tên Enola Gay và phi hành đoàn, những người thả quả bom nguyên tử "Little Boy" xuống Hiroshima 1945

Hiroshima là mục tiêu ưu tiên (số hai là Kokura và mục tiêu dự bị là Nagasaki) của nhiệm vụ tấn công nguyên tử ngày 6 tháng 8 năm 1945. Chiếc B-29 "Enola Gay" của phi đoàn 509, cơ trưởng Đại tá Paul Tibbets, xuất phát từ North Field – căn cứ không quân trên đảo Tinian ở tây Thái Bình Dương, cách Nhật Bản khoảng 6 giờ bay. Ngày thả bom là 06 tháng 08 bởi trước đó có mây hình thành trên bầu trời mục tiêu hạn chế tầm quan sát bằng mắt thường từ trên không. Ở thời điểm bom rơi, thời tiết tốt và phi hành đoàn cùng thiết bị hoạt động trôi chảy. Đại úy William Sterling Parsons đưa quả bom "Little Boy" vào tình trạng sẵn sàng sau khi máy bay cất cánh, trợ tá của ông - Morris R. Jeppson dỡ các thiết bị an toàn của quả bom 30 phút trước khi tới mục tiêu. Cuộc tấn công được thực hiện đúng như kế hoạch, quả bom rơi bởi trọng lực với 60 kg Uranium 235.

Khoảng 1 giờ trước cuộc tấn công, người Nhật đã phát hiện bằng radar một số máy bay của Mỹ tiếp cận lãnh thổ phía nam Nhật Bản. Báo động được phát ra và việc phát thanh ngừng ở nhiều thành phố, bao gồm cả Hiroshima. Các máy bay tiếp cận bờ biển với cao độ rất lớn. Lúc 8 giờ sáng, trạm radar ở Hiroshima thấy rằng số lượng máy bay đang tiến vào rất ít – không hơn 3 chiếc – và bỏ lệnh sẵn sàng đánh chặn bằng không quân (để tiết kiệm nhiên liệu và gìn giữ lực lượng không quân, người Nhật không đánh chặn những đội hình máy bay nhỏ).

Hiroshima trước thảm họa
Hiroshima sau thảm họa

Ba chiếc máy bay bị phát hiện đó đều là B-29: chiếc "Enola Gay" (đặt tên theo mẹ của Thiếu tá Tibbets), chiếc "The Great Artiste" (Nghệ sĩ vĩ đại) với các thiết bị đo đạc và một chiếc khác không tên (sau đó được đặt là "Necessary Evil") là máy bay ghi hình. Cảnh báo ở mức trung bình trên sóng radio tới dân chúng rằng nên trú ẩn nếu nhìn thấy các máy bay B-29, nhưng người ta cho rằng đây là một cuộc do thám chứ không có đột kích bằng không quân.

Lúc 8 giờ 15 (giờ Hiroshima), chiếc Enola Gay thả quả bom nguyên tử "Little Boy" trên bầu trời trung tâm Hiroshima. Quả bom nổ cách mặt đất khoảng 600 m với đương lượng nổ 13 kiloton (vũ khí nguyên tử sử dụng U-235 bị coi là không có hiệu năng cao, chỉ có 1,38% khối lượng của chúng phân hạch), ngay lập tức giết chết ít nhất 90.000 người. Trong số này, có khoảng 2 ngàn người Mỹ gốc Nhật và từ 800 đến 1.000 người Mỹ khác mang hậu quả của vụ nổ. Họ là những công dân Mỹ đang theo học ở Nhật và không thể rời khỏi Nhật Bản khi chiến tranh nổ ra. Có thể có cả hàng trăm tù binh phe Đồng Minh chết trong lần này. Bán kính bị tàn phá là 1,6 km và cháy trên diện tích 4,4 km vuông. Ước tính 90% nhà cửa ở Hiroshima bị hủy diệt hoặc hư hại.

[sửa]Người Nhật biết về vụ nổ

Kiểm soát viên đài phát thanh ở Tokyo của hãng truyền thông Nhật bản phát hiện ra rằng, trạm phát ở Hiroshima đã ngừng phát sóng. Anh ta cố gắng nối lại chương trình phát sóng ở đó bằng cách sử dụng đường điện thoại nhưng đều không thành công. Khoảng 20 phút sau, trung tâm điện tín đường sắt Tokyo cũng nhận ra điện tín ngừng hoạt động kể từ phía bắc Hiroshima trở xuống. Từ những ga xép trong vòng 16 km ngoài Hiroshima, tin tức không chính thức và nhầm lẫn về vụ nổ khủng khiếp ở Hiroshima truyền về. Tất cả các tin tức trên được truyền đến Bộ Tổng tham mưu quân đội Nhật.

Các đơn vị quân sự lặp lại cố gắng liên lạc với bộ phận quản lý quân đội ở Hiroshima. Sự im lặng tuyệt đối từ Hiroshima khiến các sĩ quan bối rối. Họ biết rằng không hề có một cuộc tập kích lớn nào cũng như không có lượng bom đạn đáng kể nào ở Hiroshima. Một sĩ quan trẻ của Bộ Tổng tham mưu được lệnh bay tới Hiroshima lập tức, hạ cánh, điều tra thiệt hại và trở về Tokyo với những tin tức đáng tin cậy. Ở Bộ Tổng tham mưu, mọi người tin rằng không có gì nghiêm trọng xảy ra và những tin tức truyền về trước đó đều là tin đồn không chân thực.

Viên sĩ quan ra sân bay và cất cánh về phía tây nam. Sau 3 giờ bay, khi còn cách Hiroshima 160 km, anh ta và viên phi công trông thấy một đám mây cực lớn của vụ nổ. Trong buổi chiều trời còn sáng, những phần chưa bị tàn phá của Hiroshima đang bốc cháy. Chiếc máy bay của họ nhanh chóng bay tới thành phố, bay quanh nó với sự hoài nghi. Một vùng đất lớn hoang tàn vẫn đang cháy và bị che phủ bởi khói dày đặc, đó là tất cả những gì còn sót lại. Họ hạ cánh xuống phía nam thành phố, và viên sĩ quan tham mưu, sau khi báo cáo về Tokyo, bắt tay ngay vào tổ chức công tác cứu hộ.

Những hiểu biết đầu tiên của Tokyo về điều thực sự gây ra thảm họa ở Hiroshima là từ bản thông báo chính thức của Tòa Nhà Trắng, 16 giờ sau khi xảy ra vụ ném bom Hiroshima.

[sửa]Thương vong sau vụ tấn công

Đến tháng 12 năm 1945, hàng ngàn người chết bởi vết thương, nhiễm độc phóng xạ đưa tổng số tử vong ở Hiroshima trong năm 1945 lên 140 ngàn. Trong thời gian 1950 đến 1990, thống kê ước tính hàng trăm người chết hàng năm do nhiễm phóng xạ của hai vụ nổ Hiroshima và Nagasaki.

[sửa]Những công trình còn sót lại

Một số công trình bê tông ở Hiroshima rất vững vàng để chống động đất ở Nhật và cấu trúc của chúng đã không sụp đổ dù rằng chúng khá gần trung tâm vụ nổ. Quả bom nổ trên cao, sức ép vụ nổ từ trên xuống chứ không từ ngang thân đã giúp cho một trong những công trình đó còn tồn tại, đó là Genbaku hay A-bomb Dome (Vòm bom nguyên tử), một kiến trúc được xây dựng năm 1915 theo thiết kế của kiến trúc sư Jan Letzel người Séc. Công trình này vốn là nhà trưng bày, chỉ vài mét cách trung tâm của vụ nổ trên mặt đất chiếu từ trên không xuống. Khu đất quanh phế tích này còn có tên Khu tưởng niệm Hòa bình Hiroshima và được UNESCO đưa vào danh sách Di sản thế giới năm 1996 bất chấp phản đối của Mỹ và Trung Quốc.

avatar hocon 20/05/2013 21:16

Vụ ném bom nguyên tử Hiroshima và Nagasaki là sự kiện hai quả bom nguyên tử được Quân đội Hoa Kỳ, theo lệnh của Tổng thống Harry S Truman, sử dụng trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai vào những ngày gần cuối của Đệ nhị thế chiến tại Nhật Bản. Ngày6 tháng 8 năm 1945, quả bom nguyên tử thứ nhất mang tên "Little Boy" đã được thả xuống thành phố HiroshimaNhật Bản. Sau đó 3 hôm, ngày 9 tháng 8 năm 1945, quả bom thứ hai mang tên "Fat Man" đã phát nổ trên bầu trời thành phố Nagasaki.

Có nhiều nguyên nhân khiến con số chính xác người thiệt mạng không thống nhất. Các số liệu khác nhau bởi được thống kê vào các thời điểm khác nhau. Rất nhiều nạn nhân chết sau nhiều tháng, thậm chí nhiều năm bởi hậu quả của phóng xạ. Cũng có những áp lực làm con số bị phóng đại hoặc giảm thiểu vì lý do tuyên truyền chính trị. Theo ước tính, 140.000 người dân Hiroshima đã chết bởi vụ nổ cũng như bởi hậu quả của nó. Số người thiệt mạng ở Nagasaki là 74.000. Ở cả hai thành phố, phần lớn người chết là thường dân.

Vai trò của hai vụ nổ đối với việc nước Nhật đầu hàng, cũng như hậu quả và các giải thích cho việc thả bom vẫn là chủ đề còn bàn cãi. Ở Mỹ, quan điểm đa số cho rằng hai quả bom đã chấm dứt chiến tranh sớm hơn nhiều tháng và hạn chế thiệt hại sinh mạng các bên tham chiến. Với nước Nhật, dư luận cho rằng chúng là không cần thiết và hành vi chống lại dân thường là vô đạo đức.

Ngày 15 tháng 8 năm 1945, Đế quốc Nhật Bản đầu hàng vô điều kiện Khối Đồng minh và ký vào văn kiện đầu hàng ngày 2 tháng 9 năm 1945, chính thức chấm dứt Thế chiến thứ hai.

Mục lục

  [ẩn

[sửa]Khởi đầu

Hoa Kỳ, với sự hỗ trợ của Anh và Canada, đã thiết kế và chế tạo những quả bom nguyên tử đầu tiên trong dự án Manhattan. Dự án ban đầu được khởi động bởi những nhà khoa học đến từChâu Âu (có cả Albert Einstein) và các nhà khoa học Hoa Kỳ, những người lo ngại nước Đức phát-xít cũng tiến hành chương trình phát triển vũ khí nguyên tử (chương trình, sau này, được biết là có tồn tại nhưng với quy mô nhỏ hơn rất nhiều và tiến độ bị người Mỹ bỏ xa). Riêng dự án thu hút tổng cộng 130.000 người từ hơn 30 tổ chức trên khắp nước Mỹ ở thời điểm sôi động nhất và tiêu tốn tổng cộng 2 tỷ đô la Mỹ thời đó, là một trong những dự án nghiên cứu, phát triển vĩ đại nhất và tốn kém nhất của mọi thời đại.

Quả bom đầu tiên "Gadget"
Khối cầu lửa vụ thử nguyên tử "Trinity"

Quả bom đầu tiên mang tên "Gadget" được kích nổ trong chương trình thử nghiệm "Trinity" gần Alamogordo, bang New Mexico ngày 16 tháng 7 năm 1945. Các quả bom thả xuống Hiroshima và Nagasaki là những quả thứ hai và thứ ba được chế tạo và cho đến nay, chúng vẫn là những vũ khí hạt nhân duy nhất được đưa ra sử dụng.

Trong Thế chiến thứ hai, hai phe tham chiến đều theo đuổi chính sách ném bom chiến lược và nhằm vào cơ sở hạ tầng dân sự. Trong rất nhiều trường hợp, ném bom chiến lược cướp đi sinh mạng của vô số dân thường và gây nhiều tranh cãi. Tại Đức, cuộc tập kích hàng không chiến lược của phe Đồng Minh vào thành phố Dresden gây hậu quả là 30.000 người thiệt mạng. Theo cơ quan Lịch sử chiến tranh Nhật Bản, các cuộc ném bom thành phố Tokyo tháng 3 năm 1945 làm 72.489 người chết. Đến tháng 8 năm 1945, khoảng 60 thành phố của Nhật đã bị tàn phá trong chiến dịch ném bom ồ ạt. Tokyo và Kobe cũng hứng chịu các cuộc tập kích bằng bom ồ ạt này.

Trong hơn ba năm rưỡi tham chiến trực tiếp ở Chiến tranh thế giới thứ hai, có khoảng 400.000 người Mỹ thiệt mạng. Khoảng một nửa số đó là trong chiến tranh với nước Nhật. Cho đến trước hai vụ đánh bom nguyên tử, trận đánh chiếm đảo Okinawa dẫn đến cái chết của 50 ngàn đến 150 ngàn thường dân, 100 ngàn đến 125 ngàn binh sĩ Nhật. Thương vong phía Hoa Kỳ là 72.000. Con số khác đưa là là 107.539 người chết cộng với 23.764 chết trong các hang kín và được chôn cất bởi phía Nhật. Vì con số trên vượt quá số lượng quân Nhật trên đảo, phía tình báo quân sự cho rằng có khoảng 42.000 tử vong là dân thường. Lý do phổ biến cho việc ném bom nguyên tử vào Nhật Bản là việc xâm lược các đảo chính của Nhật sẽ khiến thương vong gấp nhiều lần con số thiệt hại ở Okinawa.

Tổng thống tạm quyền Harry S. Truman không hề biết dự án Manhattan cho đến khi Franklin D. Roosevelt qua đời. Truman đề nghị Bộ trưởng chiến tranh Hoa Kỳ lúc đó là Henry Lewis Stimson chủ trì một nhóm các nhân viên xuất sắc gọi là Ủy ban Nội chính bao gồm cả các nhà khoa học uy tín để cố vấn cho Tổng thống các vấn đề quân sự, chính trị và khoa học phát sinh từ việc sử dụng bom nguyên tử. Ngày 31 tháng 5, Stimson đệ trình các kết luận của ông ta trước Ủy ban này và nhóm khoa học của Ủy ban. Stimson ủng hộ việc sử dụng bom nguyên tử, "nhiệm vụ của chúng ta là kết thúc chiến tranh nhanh chóng và có lợi". Nhưng tiến sĩ Robert Oppenheimer, thành viên của nhóm khoa học, tuyên bố rằng một quả bom đó thôi cũng có thể giết tới 20 ngàn sinh mạng và nên hướng vào mục tiêu quân sự chứ không phải dân sự. Một nhà khoa học khác, Tiến sĩ Arthur Compton, đề nghị rằng nên thả quả bom vào một hòn đảo hoang vu của Nhật Bản để thị uy đồng thời giảm thiểu thiệt hại sinh mạng thường dân. Nhưng lời đề nghị này sớm bị từ chối với lý lẽ rằng, nếu phía Nhật biết trước về cuộc tấn công, máy bay ném bom sẽ bị bắn hạ hoặc quả bom đầu tiên có thể không phát nổ.

Đầu tháng 7, trên đường đi dự Hội nghị Potsdam, Truman xem xét một lần nữa quyết định sử dụng bom nguyên tử. Cuối cùng, ông ra quyết định thả bom nước Nhật. Ông tuyên bố ý định của việc yêu cầu đánh bom là để nhanh chóng mang lại giải pháp cho chiến tranh bằng cách gây ra sự tàn phá và gieo rắc kinh hoàng về những thiệt hại tiếp theo, điều đó đủ làm cho Nhật Bản chấp nhận đầu hàng.

Ngày 26 tháng 7, Truman và các lãnh tụ phe Đồng minh ra bản Tuyên bố Potsdam, vạch ra điều kiện đầu hàng cho nước Nhật:

"Chúng tôi kêu gọi chính phủ Nhật Bản ra tuyên bố đầu hàng vô điều kiện ngay lập tức cho toàn bộ lực lượng vũ trang Nhật, và đưa ra sự đảm bảo thích đáng và đầy đủ đối với thiện ý của họ trong hành động như vậy. Sự lựa chọn khác cho Nhật Bản là sự hủy diệt toàn bộ ngay lập tức."

Ngày hôm sau, các báo chí Nhật nêu rằng, bản tuyên bố, văn bản được truyền bá và trong những tờ truyền đơn thả xuống Nhật bản đều bị từ chối. Những quả bom nguyên tử vẫn được giữ bí mật và không hề đả động trong bản tuyên bố. Chính phủ Nhật Bản không thể hiện ý định chấp nhận tối hậu thư. Thủ tướng Nhật Suzuki Kantaro còn phát biểu tại họp báo rằng Tuyên bố Potsdam chỉ là sự lặp lại của Tuyên bố Cairo và chính phủ của ông không quan tâm đến nó.

Thiên hoàng Chiêu Hòa, người đang chờ đợi Liên Xô trả lời những thăm dò về hòa bình, đã không có bất kỳ thay đổi lập trường của chính phủ. Ngày 31 tháng 7, ông tuyên bố rõ ràng rằng quyền lực của hoàng đế phải được bảo vệ bằng mọi giá.

[sửa]Lựa chọn mục tiêu

Lược đồ cho thấy vị trí thả hai quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản

Bộ phận lựa chọn mục tiêu ở trung tâm nghiên cứu Los Alamos trong hai ngày 10 và 11 tháng 5 năm 1945 đề xuất các mục tiêu làKyotoHiroshimaYokohama và một xưởng vũ khí tại Kokura. Bộ phận này từ chối việc sử dụng vũ khí nguyên tử chỉ bó hẹp ở mục tiêu quân sự bởi khả năng để lọt mục tiêu nhỏ nằm giữa khu dân cư. Đối với ủy ban, tác động tâm lý lên nước Nhật là rất quan trọng. Họ cũng thống nhất rằng việc sử dụng bom nguyên tử lần đầu cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng bởi vì sự quan trọng của nó sẽ gây tiếng vang quốc tế. Bộ phận này lựa chọn Kyoto bởi đây là trung tâm văn hiến của Nhật Bản, và có qui mô dân cư tốt hơn cả để đánh giá hiệu quả của vũ khí. Hiroshima được lựa chọn bởi đây là thành phố lớn, là cơ sở hậu cần quân sự quan trọng và thành phố được bao bởi các ngọn đồi – giúp gây ra hiệu ứng hội tụ, làm tăng sức hủy diện của quả bom.

Bộ trưởng chiến tranh Henry L. Stimson bất chấp chống đối của tướng Leslie Groves – trưởng dự án Manhattan, gạt bỏ Kyoto khỏi danh sách bởi tầm quan trọng về mặt văn hóa của thành phố. Theo giáo sư Edwin O. Reischauer, Stimson biết và hâm mộ Kyoto kể từ chuyến đi trăng mật của ông từ nhiều thập kỷ trước, khi văn hóa ứng xử của thị dân nơi đây mang đến cho ông những cảm giác khó quên. Ngày 25 tháng 7 năm 1945, tướng không quân Carl Andrew Spaatz được chỉ thị ném bom một trong những mục tiêu: Hiroshima, Kokura, Niigata hoặc Nagasaki và các thành phố khác ngay sau ngày 3 tháng 8 khi thời tiết cho phép và các vũ khí nguyên tử bổ sung nữa sẵn sàng.

[sửa]

Mạnh Linh thieugia88 20/05/2013 21:16
Vậy bạn có biết cách đây 100 năm đả có vụ ném bom hạt nhân vào trái đất?.
Vào lúc 7:17 sáng 30/6/1908:
Một tia sáng chói lòa rạch ngang trời, tiếp theo là sóng chấn động có nguồn năng lượng của một nghìn quả bom nguyên tử đã san phẳng 80 triệu cây cối trong một khu vực rộng hơn 2000km2.
Cách đây 100 năm, một vụ nổ khủng khiếp xé toang bầu trời bình minh trên những cánh rừng taiga đầm lầy miền tây Siberia, để lại một câu đố đến ngày nay vẫn còn là bí ẩn.

Một tia sáng chói lòa rạch ngang trời, tiếp theo là sóng chấn động có nguồn năng lượng của một nghìn quả bom nguyên tử đã san phẳng 80 triệu cây cối trong một khu vực rộng hơn 2000km2.

Những người du cư Evenki vẫn kể lại vụ nổ đã hất tung nhà cửa và động vật lên không trung như thế nào. Ở Irkutsk, cách đó 1500 km, các bộ cảm ứng địa tầng ghi lại hiện tượng có vẻ như một trận động đất. Quả cầu lửa lớn đến nỗi một ngày sau, người dân London vẫn có thể đọc báo dưới bầu trời đêm.

Nguyên nhân của sự kiện Tunguska - được đặt tên theo dòng sông Podkamennaya Tunguska gần nơi nó xảy ra - vẫn còn nằm trong ít nhất nửa tá giả thuyết.

Giả thuyết lớn nhất đó là một tảng đá sau khi du hành trong không gian hàng triệu năm đã kết thúc hành trình tại trái đất chính xác vào lúc 7:17 sáng ngày 30 tháng 6 năm 1908.

Ngay cả những người ủng hộ nhiệt thành nhất cho giả thuyết va chạm đột ngột cũng biết vẫn còn nhiều sơ hở. Họ cố gắng tìm kiếm câu trả lời, tin rằng điều này sẽ củng cố việc phòng vệ trước những mối nguy như Tunguska trong tương lai, sự kiện mà theo các chuyên gia xảy ra với tần số trung bình là 1/200 năm cho đến 1/1000 năm.


Khoảng 80 triệu cây bị đổ sau vụ nổ Tunguska. Ảnh chụp trong một cuộc khảo sát từ năm 1927. (Ảnh: astro.wsu.edu)



Theo lời bình của tờ báo khoa học Anh Nature: “Hãy tưởng tượng một thiên thạch bất ngờ lao xuống tàn phá một vùng đất mà không như Tunguska và những vùng hoang vắng ít ỏi khác trên trái đất ngày nay, vùng đất đó lại có người sinh sống.”

Nếu thủ phạm là một tảng đá, những lựa chọn sẽ nằm giữa một thiên thạch - mảnh vỡ bị hất ra khỏi vòng quỹ đạo giữa sao Hỏa và sao Mộc được mặc định lao vào trái đất, và một sao chổi - quả cầu chứa đầy các vật chất nguyên thủy, băng giá lượn lờ quanh Thái dương hệ.

Các sao chổi di chuyển với tốc độ lớn hơn nhiều so với thiên thạch, có nghĩa là chúng giải phóng động năng lớn hơn khi va chạm. Một sao chổi nhỏ sẽ có lực va chạm tương đương một thiên thạch lớn hơn.

Tuy nhiên, sau bao nhiêu nỗ lực tìm kiếm, không có mảnh vỡ nào được tìm thấy trong sự kiện Tunguska.

Theo các nhà nghiên cứu Italia Luca Gasperini, Enrico Bonatti và Giuseppe Longo, tìm ra một mảnh cũng quan trọng vì nó sẽ tăng cường hiểu biết của chúng ta về mức độ hiểm nguy của các vật thể gần trái đất nguy hiểm (Near Earth Objects – NEOs).

Khi một thiên thạch mới được phát hiện, quỹ đạo của nó có thể được dùng để dự đoán va chạm nhiều năm sau trong tương lai. Sao chổi có số lượng ít hơn nhiều so với thiên thạch nhưng lại đáng lo ngại hơn, vì chúng là một thực thể khó dò biết.

Phần lớn sao chổi chưa được phát hiện vì chúng phải mất hàng thập kỷ hoặc thậm chí hàng trăm năm để quay xung quanh mặt trời và vượt qua mặt chúng ta. Kết quả là, bất kỳ sao chổi nào có nguy cơ đâm vào trái đất có thể đột ngột xuất hiện từ trong bóng tối và cho chúng ta rất ít thời gian để kịp phản ứng.

Nhóm nghiên cứu của Gasperini viết trong tờ Scientific American rằng “Nếu sự kiện Tunguska thực sự do một sao chổi gây ra, nó thuộc loại độc nhất vô nhị chứ không chỉ là một trường hợp quan trọng nằm trong những hiện tượng đã được phân loại. Mặt khác, nếu thực sự một thiên thạch phát nổ trên bầu trời Siberi vào sáng tháng 6 đó, tại sao không ai tìm thấy một mảnh vỡ nào?”

Các chuyên gia về NEO cũng không chắc chắn về độ lớn của vật thể.

Theo phán đoán, dựa trên quy mô phá hủy mặt đất, nó có kích cỡ khoảng 3m đến 70m. Tất cả đều đồng ý rằng vật thể, bị nung nóng do sự ma sát với phân tử khí quyển, phát nổ cách xa mặt đất – khoảng từ vài km đến 10km.

Nhưng lại nổ ra tranh cãi dữ dội liệu có bất kỳ mảnh vỡ nào chạm mặt đất hay không?

Điều này vô cùng quan trọng. Nếu sự kiện Tunguska xảy đến lần nữa, những người bảo vệ trái đất phải chọn lựa liệu cố chuyển hướng của nó đi hay cho nó nổ trong không gian, với rủi ro là một vật thể ở kích cỡ nhất định có thể tồn tại sau khi bốc cháy trong bầu khí quyển rồi va chạm với hành tinh của chúng ta.


Hồ Cheko. (Ảnh: Đại học Bologna)


Bộ ba các nhà khoa học Ý tin rằng câu trả lời nằm trong một cái hồ hình oval, gọi là hồ Cheko, nằm cách vị trí va chạm 10km. Họ dự định quay lại hồ Cheko hy vọng sẽ tìm thấy một vật thể có kích cỡ như trên nằm sâu 10m dưới tầng đáy hình phễu của hồ phản lại sóng siêu âm.

Nhưng điều gì xảy ra nếu lý do không phải là sao chổi cũng không phải thiên thạch? Một giả thuyết mới lại khuấy động trên tờ New Scientist.

Hồ Cheko không có hình tròn thường thấy của một hố va chạm, và không có vật chất ngoài trái đất nào được phát hiện, có nghĩa là “nguyên nhân xuất phát từ chính trái đất”, theo như Wolfgang Kundt - nhà vật lý học tại ĐH Bonn, Đức - phát biểu trên tờ New Scientist.

Ông tin rằng sự kiện Tunguska xảy ra do sự giải phóng 10 triệu tấn khí giàu mê-tan nằm trong lớp vỏ trái đất. Bằng chứng của sự thoát khí hủy diệt tương tự có thể được phát hiện tại Blake Ridge, đáy biển ngoài Na Uy: một “vết rỗ” rộng 700km2.

Tuệ Minh (Theo PhysOrg) hic hic không chừng người ngoài hành tinh đi đỉa bay bị rớt.
avatar millan 20/05/2013 21:16
Vụ ném bom nguyên tử Hiroshima và Nagasaki là sự kiện hai quả bom nguyên tử được Quân đội Hoa Kỳ, theo lệnh của Tổng thống Harry S Truman, sử dụng trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai vào những ngày gần cuối của Đệ nhị thế chiến tại Nhật Bản. Ngày 6 tháng 8 năm 1945, quả bom nguyên tử thứ nhất mang tên "Little Boy" đã được thả xuống thành phố Hiroshima, Nhật Bản. Sau đó 3 hôm, ngày 9 tháng 8 năm 1945, quả bom thứ hai mang tên "Fat Man" đã phát nổ trên bầu trời thành phố Nagasaki.

Có nhiều nguyên nhân khiến con số chính xác người thiệt mạng không thống nhất. Các số liệu khác nhau bởi được được thống kê vào các thời điểm khác nhau. Rất nhiều nạn nhân chết sau nhiều tháng, thậm chí nhiều năm bởi hậu quả của phóng xạ. Cũng có những áp lực làm con số bị phóng đại hoặc giảm thiểu vì lý do tuyên truyền chính trị. Theo ước tính, 140.000 người dân Hiroshima đã chết bởi vụ nổ cũng như bởi hậu quả của nó. Số người thiệt mạng ở Nagasaki là 74.000. Ở cả hai thành phố, phần lớn người chết là thường dân.
Hơn nửa thế kỷ qua, hình ảnh này vẫn là một trong những ký ức hãi hùng về chiến tranh và sự tàn bạo của con người
Hơn nửa thế kỷ qua, hình ảnh này vẫn là một trong những ký ức hãi hùng về chiến tranh và sự tàn bạo của con người

Vai trò của hai vụ nổ đối với việc nước Nhật đầu hàng, cũng như hậu quả và các giải thích cho việc thả bom vẫn là chủ đề còn bàn cãi. Ở Mỹ, quan điểm đa số cho rằng hai quả bom đã chấm dứt chiến tranh sớm hơn nhiều tháng và hạn chế thiệt hại sinh mạng các bên tham chiến. Với nước Nhật, dư luận cho rằng chúng là không cần thiết và hành vi chống lại dân thường là vô đạo đức.

Ngày 15 tháng 8 năm 1945, Đế quốc Nhật Bản đầu hàng vô điều kiện Khối Đồng minh và ký vào văn kiện đầu hàng ngày 2 tháng 9 năm 1945, chính thức chấm dứt Thế chiến thứ hai.
Trả lời câu hỏi
Tải lại mã
Câu hỏi lĩnh vực Chiến tranh
nophoto Chiến tranh thế giới thứ 3 sẽ nổ ra vào năm 2010?

Đăng lúc: 21:16 - 20/05/2013 trong Chiến tranh

nophoto Viên đạn và tiếng nổ, cái gì chạy nhanh hơn?

Đăng lúc: 21:16 - 20/05/2013 trong Chiến tranh

nophoto Hỏi địa chỉ bán đồ tập luyện! vũ khí tập luyện ở Thái Bình ?

Đăng lúc: 07:07 - 26/06/2013 trong Chiến tranh

nophoto Tại sao tên lửa bay được?

Đăng lúc: 21:16 - 20/05/2013 trong Chiến tranh

nophoto Vì sao Liên minh châu Âu tan rã?

Đăng lúc: 21:16 - 20/05/2013 trong Chiến tranh

Rao vặt Siêu Vip