Câu hỏi

20/05/2013 11:05
Bạn có đồng ý rằng hầu hết những người Việt lớn tuổi, mà bạn quen biết, đều không tôn trọng sự thật?
Tôi vẫn thường bị ám ảnh bởi bài học này trong sách giáo khoa thời tiểu học:
Một ông quan thanh liêm, cả đời thanh liêm, chỉ vì khi về hưu, túng quẫn, lỡ than với bà vợ, khi nghe có người tặng ông ta một con chuột bằng vàng, nhân ngày sinh nhật, rằng:
- Sao em không nói anh tuổi Trâu (để được tặng tượng trâu, nhiều vàng hơn?)...
Vị quan đó, đã bị "tác giả" và các vị giáo viên đánh giá, khi dạy cho lũ học trò chúng tôi rằng:
- Ông quan này cả đời chính trực, chỉ vì tham lam nhất thời... mà "mất đức thanh liêm" (sic)...
Lớn lên, mới ngộ ra rằng, thì ra có nhiều việc, nhìn vậy, mà không phải như vậy. Có nhiều lời nói, khẩu hiệu và bài giảng... nghe vậy mà không phải vậy.
Hình như con người ta khi đã chấp nhận (vô thức hoặc cố ý) "bỏ cuộc", không thể cáng đáng công việc, không dám nghĩ đến thực hiện điều gì đó, thì đâm ra "hoang tưởng" (in denial), sẽ tự lừa dối bản thân, thánh tướng, nói để mà nói, nói cho có, mà không hề nghĩ đến sự khả thi của những gì họ huyên thuyên rao giảng.
Chỉ tội cho các thế hệ đàn em.
Bị một lũ ngớ ngẩn, bịp bợm, huênh hoang tuyên truyền những chuyện mà bản thân họ tự biết là láo toét, hoang đường...
Đến khi lớn lên, hiểu ra được thì... Thần Tượng Sụp Đổ.
Hóa ra chỉ rặt một phường dối trá.
Bạn có đồng ý rằng hầu hết những người Việt lớn tuổi, mà bạn quen biết, đều không tôn trọng sự thật?
Họ sẵn sàng phủ nhận sự thật, giả khờ, giả câm, không muốn nghe, không muốn thấy... vì cả nể, vì lo sợ, vì muốn thủ lợi, mong được an thân, được thêm tài lộc...
Bạn nghĩ vì sao lại có hiện tượng này?
- Văn Hóa Việt?
- Hoàn Cảnh?
- Bối Cảnh?
- Môi Trường?
- Di Truyền?
manhlinh
20/05/2013 11:05
harrypotter123
20/05/2013 11:05
Một ông quan thanh liêm, cả đời thanh liêm, chỉ vì khi về hưu, túng quẫn, lỡ than với bà vợ, khi nghe có người tặng ông ta một con chuột bằng vàng, nhân ngày sinh nhật, rằng:
- Sao em không nói anh tuổi Trâu (để được tặng tượng trâu, nhiều vàng hơn?)...
Vị quan đó, đã bị "tác giả" và các vị giáo viên đánh giá, khi dạy cho lũ học trò chúng tôi rằng:
- Ông quan này cả đời chính trực, chỉ vì tham lam nhất thời... mà "mất đức thanh liêm" (sic)...
Lớn lên, mới ngộ ra rằng, thì ra có nhiều việc, nhìn vậy, mà không phải như vậy. Có nhiều lời nói, khẩu hiệu và bài giảng... nghe vậy mà không phải vậy.
Hình như con người ta khi đã chấp nhận (vô thức hoặc cố ý) "bỏ cuộc", không thể cáng đáng công việc, không dám nghĩ đến thực hiện điều gì đó, thì đâm ra "hoang tưởng" (in denial), sẽ tự lừa dối bản thân, thánh tướng, nói để mà nói, nói cho có, mà không hề nghĩ đến sự khả thi của những gì họ huyên thuyên rao giảng.
Chỉ tội cho các thế hệ đàn em.
Bị một lũ ngớ ngẩn, bịp bợm, huênh hoang tuyên truyền những chuyện mà bản thân họ tự biết là láo toét, hoang đường...
Đến khi lớn lên, hiểu ra được thì... Thần Tượng Sụp Đổ.
Hóa ra chỉ rặt một phường dối trá.
Bạn có đồng ý rằng hầu hết những người Việt lớn tuổi, mà bạn quen biết, đều không tôn trọng sự thật?
Họ sẵn sàng phủ nhận sự thật, giả khờ, giả câm, không muốn nghe, không muốn thấy... vì cả nể, vì lo sợ, vì muốn thủ lợi, mong được an thân, được thêm tài lộc...
Bạn nghĩ vì sao lại có hiện tượng này?
- Văn Hóa Việt?
- Hoàn Cảnh?
- Bối Cảnh?
- Môi Trường?
- Di Truyền?
Danh sách câu trả lời (2)

Nói chung về người Việt Nam chúng ta là nói đến tinh thần yêu nước, đoàn kết, tương thân tương ái; là nói đến nền tảng đạo đức á đông; là truyền thống tốt đẹp...Người nước ngoài còn phải đến nghiên cứu học tập những đặc tính đó. Vậy bạn là người Việt mà đã có một kết luận quá hồ đồ. Nói đến tiêu cực hay còn gọi là mặt trái của xã hội thì ở nước nào mà chả thế. Bạn hãy suy nghĩ lại đi! Đừng phiến diện như trong câu chuyện dân gian nói về các ông thầy bói ôm voi mà tự cho mình là biết.

Mình không đồng ý, có thể một vài người một thiểu số người lớn không tôn trọng sự thật chứ không thể hầu hết những người lớn được.
Bạn đã nghe câu thành ngữ này chưa:ra đường hỏi người già về nhà hỏi trẻ chưa?bạn trẻ người non dạ nên mới đặt câu hỏi như thế!và bạn đã sống có ích gì cho đời chưa mà bạn đã phán xét rồi?
5 ngón tay còn có ngón ngắn ngón dài. Bạn chưa đủ thời gian để trãi nghiệm vì thế bạn đừng vội kết luận. Mong bạn vui sống
Bạn đã nghe câu thành ngữ này chưa:ra đường hỏi người già về nhà hỏi trẻ chưa?bạn trẻ người non dạ nên mới đặt câu hỏi như thế!và bạn đã sống có ích gì cho đời chưa mà bạn đã phán xét rồi?
5 ngón tay còn có ngón ngắn ngón dài. Bạn chưa đủ thời gian để trãi nghiệm vì thế bạn đừng vội kết luận. Mong bạn vui sống
Trả lời câu hỏi
Câu hỏi lĩnh vực Lối sống
Rao vặt Siêu Vip