
Báo hiệu chuyển làn ôtô kiểu đánh đố?
Nhiều lúc đi đường, tôi chẳng biết (trước) chỗ nào cần chuyển làn mới được đi thẳng, chỗ nào được phép đi thẳng không cần chuyển làn. Toàn phải đến sát cột đèn mới thấy cái vạch mũi tên kẻ đường (Việt Cường).
Nhiều khi bị phạt oan do đứng sai làn hoặc bị "hớ" vì chuyển làn sớm. Tôi đi xe đã gần 10 năm, bằng lái thi đàng hoàng, luật cũng được 30/30 điểm. Ấy thế lúc đi trong phố vẫn phân vân, đôi lúc bị phạt mà không tâm phục khẩu phục khi đi qua giao lộ có đèn và phân vạch.
Xin hỏi các bác có kinh nghiệm, nắm vững luật làm sao để nhận biết sớm giao lộ nào cần chuyển làn mới được đi thẳng, giao lộ nào không cần?

Bức xúc vì hệ thống chỉ báo giao thông
Hệ thống chỉ báo giao thông hiện nay rất có vấn đề:
- Vạch kẻ đường thì mờ không rõ và nhiều chỗ không thống nhất (cùng một loại đường với mức độ xe cộ như nhau nhưng chỗ thì kẻ kiểu này chỗ thì kiểu khác). Khi trời mưa hoặc khi xe máy quá đông người lái xe oto rất khó quan sát được đường
- Vạch kể đường cần báo hiệu sớm cho các xe tham gia giao thông biết trước, tránh kiểu đang kẻ đứt quãng thì lại liền nét luôn. Trường hợp này ta nên kể đứt quãng rồi đến đoạn đứt quãng thưa hơn và cuối cùng đến đoạn lền nét thế thì hợp hơn
- Đèn xanh-đỏ cũng có vấn đề. Với mức độ giao thông như thành phố lớn thì tại mọi ngã tư có thể cho phép xe máy rẽ phải. Nhiều ngã tư bị bịt thành ngã ba đến nay rất vô lý mà không ai điều chỉnh lại. Ví dụ như ngã tư sở - đã có cầu vượt rồi mà vẫn bịt ngã tư, tôi đã tính thời gian đi vòng do bịt ngã tư và thời gian chờ đèn xanh nếu không bịt ngã tư là tương đương nhau mà lại còn tốn xăng, ô nhiễm.
- Điều vô lý là một loạt cầu tạm bằng sắt đã và đang đưa vào sử dụng tại sao ngã tư sở vãn bị bịt để chuyển thành ngã ba. Trong khi các ngã tư đã có cầu thì đi một kiểu ngã tư sở thì đi kiểu khác.
- Tóm lại ngành giao thông công chính nên kết hợp với CSGT nghiên cứu kỹ càng trước khi kẻ vạch đường hoặc đặt đèn báo giao thông. Thường các nước phải cử người ngồi quan sát, thống kê phân tích kỹ rồi họ mới thực thi, còn của ta thì cứ kẻ bừa, đặt đèn giao thông cũng vậy

Xe của em là phải nói thuộc vào hàng xe tiêu chuẩn an toàn, thường xuyên kiểm tra máy móc hệ thống phanh , học luật cũng đàng hoàng. Đi đường không lạng lách đánh võng , ấy vậy mà cũng dính mấy lần các chú hỏi thăm sức khoẻ. Đại lộ đông tây một vố lỗi ngớ ngẩn đi sai vạch rõ rang biển trên chỉ lối rẽ, dưới đường có biễn báo hiệu chỉ rẽ vậy mà bị bắt, nhưng chỗ rẽ bị chặn. thế nên các bác ah ! quan trọng nhất là thuộc chốt mà các chú ấy đứng . ví dụ cầu vượt tân chánh hiệp tới an sương thì 9h sang các chú ấy đứng, lối rẽ cao tốc các chú ấy đúng cũng tầm 9h sang và 5h chiều, hay khu trung sơn bên q4 các chú ấy đứng vào 7h sang… thuộc được vị trí các chú đứng thì tốt nhất. tham gia giao thông thì an toàn là số một nhưng thứ hai là các chú Hugô.
Quan tâm tới các chú là yêu cái hầu bao. Nhưng mình thấy người việt nhà ta phải nói 80% là không có ý thức khi tham gia giao thông buổi tối. đi trong thành phố đông đúc mà cứ bật đèn pha để chạy . nhá thế nào cũng không cụp xuống. bạn hãy thử ra đường và cảm nhận.

Tôi vẫn băn khoăn một điều, đó là hàng năm chúng ta cử hàng chục, thậm chí hàng trăm đoàn cán bộ đi thăm quan, khảo sát, học hỏi mọi lĩnh vực, kể cả lĩnh vực quản lý giao thông đường bộ, ở các nước phát triển trong khu vực cũng như châu Âu, châu Mỹ, nhưng đổi lại có mỗi chuyện vạch kẻ phân làn, mũi tên chỉ hướng trên đường, hệ thống biển báo giao thông lại không khoa học, văn minh giống như một vài quốc gia trong khu vực như Singapore!?
Các biển báo hạn chế tốc độ được họ đặt theo lộ trình giảm dần để lái xe từ từ giảm tốc chứ không "giật mình" nhìn thấy cái biển hạn chế 40km/h, hay 20km/h, biển báo khu dân cư, đô thị,... trong khi đang chạy với tốc độ 80km/h và thế là phanh dúi dụi, dễ gây ra những vụ "cắn đuôi nhau" trên đường! Hoặc là đột ngột nhìn thấy ngay trước mặt mũi tên chỉ hướng làm cho lái xe chỉ kịp xin-nhan và chuyển làn gấp, gây nguy hiểm cho các phương tiện xung quanh. Ở các nước phát triển, các mũi tên hướng dẫn chuyển làn được kẻ trên đường kết hợp với hệ thống biển chỉ dẫn làn đường được lắp đặt và báo hiệu từ xa, liên tục giúp lái xe dễ dàng tuân thủ khi tham gia giao thông, cũng như nhường tránh cho các phương tiện khác chuyển vào làn đường phù hợp của họ.
Điều này giúp giảm thiểu tối đa những xung đột giao thông và va chạm giữa các phương tiện tham gia giao thông trên đường. Hệ thống biển báo hạn chế tốc độ của họ cũng được đặt một cách hợp lý giúp lái xe giảm tốc và tăng tốc không bị đột ngột hay bất ngờ. Tất cả hệ thống biển báo, chỉ dẫn của họ thực sự là đơn giản, thuận tiện, thông minh mà nhờ đó giúp cho giao thông khoa học, có tổ chức, có trật tự, dễ dàng tuân thủ. Nhờ vậy mà họ giảm thiểu tai nạn giao thông. Trong khi đó, chúng ta tìm cách giảm thiểu tai nạn bằng "thuế và phí", nghe có vẻ không xử lý đúng gốc rễ của tai nạn giao thông ở Việt Nam.