
Bệnh tiểu đường nên ăn gì ?
Nhà có người bị bệnh tiểu đường . Cho mình hỏi ,bệnh tiểu đường nên ăn gì ? Có loại thực phẩm nào dành cho người tiểu đường không ?

Bạn có thể sử dụng sản phẩm Insupro Forte - Hỗ trợ hiệu quả điều trị tiểu đường
THam khảo: http://www.sinhly.com.vn/thuoc-bo-va-thuc-pham-chuc-nang/ho-tro-dieu-tri-benh/tieu-duong/insupro-forte---ho-tro-hieu-qua-dieu-tri-tieu-duong

- Chào bạn, nhà mình cũng có ông cậu bị bệnh tiểu đường lâu năm. Riêng tiền thuốc bệnh hằng ngày còn tốn kém hơn chi tiêu cho khẩu phần ăn... Phải kiêng kị rất nhiều loại thực phẩm, nhất là những sản phẩm có tính ngọt. Cũng vì những lý do khách quan trên nên mình có tìm hiểu loại đường Stevia, đường rất ngọt nhưng không gây nguy hại cho bệnh nhân tiểu đường, còn rất tốt cho những người béo phì thèm ngọt, bệnh nhân ăn kiêng đường (đường mía). Bạn có thể tìm hiểu trước thông qua người quen hay tra thông tin trên Google về "đường Stevia, đường cỏ ngọt". Nếu thông tin hữu ích và bạn quan tâm tới sản phẩm này có thể liên hệ lại với mình:
Tuấn Anh : 0982728789
Mail: ANhvt@live.com

Giữ đường huyết trong khoảng an toàn cho phép
Người bị tiểu đường phải kiểm soát được đường huyết kể cả trước và sau bữa ăn, không làm tăng đường máu nhiều sau ăn và đường máu cũng không được hạ lúc xa bữa ăn.
Theo hiệp hội tiểu đường Hoa Kỳ, đối với bệnh nhân tiểu đường nên duy trì đường huyết ở mức sau : Trước ăn: 90-130 mg/dl ( 5,0- 7,2 mmol/l ); sau ăn 1- 2h: < 180 mg/dl ( 10mmol/l )
Để làm được điều này, người bệnh cần tuân thủ những nguyên tắc sau:
- Phải ăn uống điều độ, đúng giờ, không để quá đói nhưng cũng không ăn quá no.
- Nên chia nhỏ bữa ăn (ít nhất 4 bữa). Người bệnh cũng nên ăn bữa phụ buổi tối để tránh hạ đường huyết ban đêm.
- Không nên thay đổi quá nhanh và nhiều cơ cấu cũng như là khối lượng của các bữa ăn.
Lưu ý chỉ số đường huyết của thực phẩm
Một số loại thực phẩm sau khi ăn có khả năng làm tăng đường huyết. Khả năng làm tăng đường huyết của thực phẩm được gọi là chỉ số đường huyết của loại thức ăn đó. Người bệnh cần lưu ý, dù các loại thức ăn có lượng glucid bằng nhau nhưng sau khi ăn thì lại có mức độ làm tăng đường huyết khác nhau.
Những loại thức ăn có chỉ số đường huyết thấp khi ăn rất có lợi với bệnh nhân tiểu đường, giúp người bệnh có thể dễ dàng kiểm soát được đường huyết. Sau khi ăn những thực phẩm này, đường huyết người bệnh chỉ bị tăng ít và tăng rất từ từ.
Ngược lại, những thực phẩm có chỉ số đường huyết cao sẽ làm đường huyết người bệnh tăng nhanh và tăng cao. Do vậy người bệnh tiểu đường nên chọn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp để sử dụng.
Tuy nhiên, người bị bệnh tiểu đường vẫn có thể dùng các thực phẩm chỉ số đường huyết cao nhưng cần hạn chế và khi ăn nên phối hợp với các thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp, đặc biệt với thực phẩm có nhiều chất xơ.
Thực phẩm có lợi cho bệnh nhân tiểu đường
Căn cứ vào bảng chỉ số đường huyết của thực phẩm dưới đây, người bệnh tiểu đường có thể lựa chọn thực phẩm để vừa đảm bảo dinh dưỡng, vừa kiểm soát được đường huyết sau bữa ăn.
Bảng1: Các thực phẩm có chỉ só đường huyết ³70 (cao )
Tên thực phẩm |
Chỉ số đường huyết |
Bánh mì trắng |
100 |
Bánh mì toàn phần |
99 |
Gạo trắng, miến, bột sắn |
83 |
Gạo giã dối, mì |
72 |
Dưa hấu |
72 |
Đường kính |
86 |
Khoai bỏ lò |
135 |
Bảng 2: Các thực phẩm có chỉ số đường huyết từ 50-70 ( trung bình)
Tên thực phẩm |
Chỉ số đường huyết |
Chuối |
53 |
Táo |
53 |
Cam |
66 |
Soài |
55 |
Sữa chua |
52 |
Kem |
52 |
Bánh qui |
55-65 |
Khoai lang |
54 |
Khoai sọ |
58 |
Khoai mì (sắn) |
50 |
Củ từ |
51 |
Bảng 3: Các thực phẩm có chỉ số đường huyết <50 (Thấp)
Tên thực phẩm |
Chỉ số đường huyết |
Cà rốt |
49 |
Đậu hạt |
49 |
Đậu tương |
18 |
Lạc |
19 |
Anh đào |
32 |
Mận |
24 |
Nho |
43 |
Lúa mạch |
31 |
Thịt các loại |
<20 |
Rau các loại |
<20 |

-Thực phẩm cấm: Đường, mía, tất cả các loại sữa chế biến, cà phê, kẹo, đá chanh, trái cây đóng hộp, nước quả ép, kẹo, mứt, chè, mỡ.
-Thực phẩm hạn chế: Cơm, mì xào, hủ tiếu, bánh canh, bánh mì, các loại khoai ( khoai lang, khoai mì...), bánh bích qui, trái cây ngọt.
-Thực phẩm không hạn chế: Thịt, tôm, cá, cua, mắm, rau, tất cả các loại đậu.
Các thực phẩm như trái cây (nhất là lê, táo), rau, đậu, ngũ cốc có thể cung cấp cho cơ thể một lượng đường chậm (tức đường phải qua quá trình tiêu hóa mới trở thành đường hấp thu vào cơ thể) điều đó sẽ giúp cho lượng đường trong máu không quá cao hoặc quá thấp đồng thời cung cấp chất xơ có ích và chất khoáng chứa vcom kiểm soát lượng đường trong máu.
Ở bệnh nhân tiểu đường, đường huyết thường tăng cao sau bữa ăn. Vì thế nên cho bệnh nhân ăn nhiều lần và phân bố lượng calo mỗi bữa cho thích hợp.

Hiện nay, các nhà dinh dưỡng khuyến cáo chế độ ăn của người tiểu đường nên gần giống với người bình thường:
1. Lượng bột đường (gạo, bắp, khoai…) gần với mức người bình thường (50 – 60%).
2. Cho phép người tiểu đường được sử dụng đường đơn giản ở mức hạn chế (đường để nêm thức ăn, cho vào các loại thức uống…).
3. Giảm lượng chất béo (nên ăn các loại dầu, mỡ cá): 20 – 30%.
4. Tăng chất xơ (có nhiều trong rau, trái cây).