VicoTas
Câu hỏi
Xuân Trọng xuantrong
08/05/2013 09:48

Bệnh viêm gan B có chữa khỏi đc ko?

Chào Anh/Chị!

Em xin được hỏi hiện em bị Viêm Gan B mãn Tính đang trong qua trình điều trị,bệnh đang thiên giảm.Không biết là bênh có chũa hết không.Em muốn lập gia đình,thì không biết bạn đời của em có bị lây truyền không.Bạn đời em hiện không bi bệnh và đã có chích ngừa rùi.Sau này sinh con thì không biết là con em có bị mắt bệnh không ah.Xin cảm ơn



Danh sách câu trả lời (7)
avatar lenguyenevent 08/05/2013 09:48

Đây là những xét nghiêm mới nhất và thời gian điều trị bệnh của em

Chào BÁc Sĩ!
Em năm nay 28t, cao 1,74m, nặng 80kg.trong gia đình em không ai bị Viêm Gan B.Từ nhỏ đến lớn ít bị đâu bệnh.Tháng 4/2011 vừa rùi em đi xét nghiệm phát hiện Viêm gan B.trong thời gian đó em chỉ uống cây diệp hạ châu và nấm linh chi, thuốc nam.Em thấy bệnh không có gì thiên giảm hết nên đến Tháng 9/2011 e gặp bác sĩ riêng chuyên điều trị. Cho em uống thuốc :1/ PHUDSTAD (tenofovir disproxil fumarate 300mg)
2/ Arginin
Và em có uống thêm cây Diệp Hạ Châu.
Kết quả xét nghiệm ngày 30/11/2011 em có xet nghiệm theo dõi lại thì kết quả:
Định Lượng HBV- DNA: 100 000 000 ngưỡng cho phép là 300
SGOT : 35.2 (9-35)UI/L
SGPT : 24.0 (7-40)UI/L
GGT : 33.1 (8-37) UI/L
HBeAg dương tính 131.9 (s/co <1)
AntiHBe âm tính 1.32 (s/co <1)( em thấy chỉ số này như thế nào?)
Bác Sĩ cho em hỏi em dùng thuốc như vậy đã đúng hướng chưa.kết quả xét nghiệm như vậy em chưa hỏi bác sĩ riêng của em,em chỉ xét nghiệm bệnh mình như thế nào thôi.Bác sĩ riêng em kêu uống thuốc ( phudstad và arginin) trong vòng 6 tháng rồi đi xét nghiệm đưa ra cách chữa trị.
các chỉ số HBeAg, Anti HBe, AntiHBs và HBsAg có ý nghĩa như thế nào. E phải làm thêm những xét nghiệm gì nữa không?
Xin cảm ơn bác sĩ!
Nguyễn Đắc Tân

avatar maaaaaa 08/05/2013 09:48

Virus viêm gan B (HBV) là một virus nhỏ, có vỏ bọc, bên trong chứa chuỗi đôi ADN. Chẩn đoán nhiễm HBV và xác định tình trạng HBV diễn tiến trong cơ thể thường phải thực hiện từ các xét nghiệm máu, còn triệu chứng của người bệnh thường chỉ có tính gợi ý, nghi ngờ.

HBsAg viết tắt từ tiếng Anh là "hepatitis B surface antigen", là một chất có ở bề mặt virus, do đó có HBsAg trong máu (gọi là HBsAg dương tính) nghĩa là có sự hiện diện của HBV trong máu, đồng nghĩa với cơ thể bị nhiễm HBV. HBsAg xuất hiện trong máu từ 1-8 tuần sau khi cơ thể tiếp xúc với HBV.

Khi một người mới nhiễm HBV sẽ có sự đấu tranh giữa hệ miễn dịch của cơ thể với virus. Nếu hệ miễn dịch chiến thắng, người đó khỏi bệnh và HBsAg biến mất sau 4-6 tháng. Nếu hệ miễn dịch cơ thể không lấn át hoàn toàn được virus, cuộc chiến sẽ dây dưa dai dẳng, HBsAg tiếp tục được phát hiện sau sáu tháng và tình trạng này được gọi là nhiễm HBV mạn tính.

Trong hầu hết các trường hợp, nhiễm HBV mạn tính là nhiễm suốt đời, việc HBsAg tự chuyển từ dương tính sang âm tính rất thấp. Theo số liệu nghiên cứu của phương Tây (với đa số nhiễm HBV xảy ra ở người lớn, khác với Việt Nam) thì tỉ lệ chuyển đổi này là 0,4-2% mỗi năm. Còn số liệu của Đài Loan (với mô hình nhiễm bệnh tương tự Việt Nam, đa số nhiễm lúc sinh và trẻ nhỏ) thì tỉ lệ này là 0,1% -0,8% mỗi năm. Tôi chưa tìm được con số thống kê này ở Việt Nam, nhưng có lẽ cũng dao động gần như vậy.

Mặc dù trước đây người ta cho rằng HBsAg chuyển đổi âm tính là dấu hiệu tốt, nhưng vẫn có các nghiên cứu cho thấy xơ gan vẫn xuất hiện, thậm chí vẫn tiến triển đến ung thư gan cho dù HBsAg đã âm tính. Và hơn nữa, cho dù HBsAg đã biến mất, ADN của virus vẫn có thể còn có mặt ở những người này. Điều này có thể do HBsAg vẫn còn, nhưng ở mức độ dưới khả năng phát hiện của kỹ thuật xét nghiệm, hoặc gen quy định cho chất bề mặt HBV bị đột biến hoặc bị mất...

Về trường hợp giả sử của bạn, nếu kết quả HBsAg âm tính nhiều lần, bạn có thể dùng đến xét nghiệm đo lượng ADN của HBV để tìm sự hiện diện của virus ở mức độ phát hiện cao hơn, và nếu kết quả ADN của HBV cũng âm tính, khả năng bạn "sạch" virus là cao hơn.

Còn hiện tại, bạn không cho biết thêm các chi tiết khác như tình trạng gan (men gan, chức năng gan,...), các xét nghiệm khác của HBV (HBeAg, AntiHBe,...) nên không tôi không rõ tình trạng nhiễm virus cụ thể của bạn (bệnh đang hoạt động, bệnh nằm yên, người lành mang mầm bệnh...).

Để theo dõi diễn tiến của bệnh, bạn nên kiểm tra tình trạng gan và các xét nghiệm của HBV mỗi năm 1-2 lần, tái khám định kỳ để xem có cần dùng thuốc để điều trị hay không. Bạn cũng nên cẩn thận kiểm tra tác dụng trên gan khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào chữa các bệnh khác. Và bạn cũng tránh bia rượu vì tác hại của chúng lên gan.

BS LÊ THÚY TƯƠI

Trả lời câu hỏi
Tải lại mã
Rao vặt Siêu Vip