VicoTas
Câu hỏi
avatar Bluestar
30/05/2013 09:50

Bị sỏi thận phải kiêng thức ăn chứa canxi?

Chồng tôi bị sỏi thận và đã điều trị hết sỏi. Tuy nhiên tôi lo chồng tôi bị sỏi tái phát nếu không kiêng cữ ăn uống. Cho tôi hỏi chồng tôi phải ăn uống như thế nào để phòng ngừa bị sỏi tái phát?

Tôi nghe một số người nói là phải kiêng thức ăn chứa nhiều canxi, không được ăn tôm cua, kiêng uống sữa, kiêng ăn rau muống. Nhưng tôi nghĩ kiêng như vậy thì sẽ bị loãng xương mất! Không biết có đúng không?

Danh sách câu trả lời (2)
lighting lighting 30/05/2013 09:50
KIM TIỀN THẢO – THẢO DƯỢC VÀNG TRỊ SỎI THẬN,SỎI TIẾT NIỆU

Sỏi đường tiết niệu là một bệnh phổ biến ở nước ta. Sỏi tiết niệu là nguyên nhân thứ ba gây suy thận mạn tính. Thống kê trung bình tại bệnh viện Bạch Mai, khoa Tiết niệu Việt Đức, học viện Quân y cho thấy từ 25 - gần 30% bệnh nhân bị cắt thận trong số những người mắc sỏi thận gây viêm thận, bể thận. Tỉ lệ tái phát của sỏi thận là từ 10 - 50%.

Sỏi đường tiết niệu nguy hiểm như thế nào? Sỏi đường tiết niệu là một cấu trúc phức tạp dạng rắn được tạo ra từ các chất vô cơ như canxi, phốt pho… và hữu cơ như amon, urat. Các điều kiện thuận lợi cho việc hình thành sỏi tiết niệu là uống ít nước, ứ trệ nước tiểu, nhiễm khuẩn tiết niệu, thay đổi độ pH nước tiểu. Sỏi tiết niệu có bề mặt xù xì, lởm chởm, sắc nhọn nên rất dễ làm tổn thương thận. Những viên sỏi nhỏ di chuyển trên đường tiết niệu để ra ngoài làm tổn thương đường niệu gây ra các cơn đau quặn dữ dội. Các vết tổn thương này rất dễ dàng bị viêm nhiễm, nếu không chữa trị kịp thời và triệt để sẽ dẫn đến suy thận mạn tính rất nguy hiểm. Những viên sỏi lớn sau khi hình thành nằm lại trong đài bể thận hoặc trong bể thận, phát triển to dần choán hết đài bể thận gây ra những tai biến nghiêm trọng làm hủy hoại thận và các chức năng của cơ quan này. Sỏi tiết niệu là nguyên nhân thứ ba sau bệnh nhiễm cầu thận nguyên phát và viêm cầu thận thứ phát gây suy thận mạn tính.
Giải quyết nguyên nhân là việc làm đầu tiên trong điều trị sỏi đường niệu và đề phòng tái phát. Các liệu pháp khác như phẫu thuật chỉ thực hiện khi sỏi đã đủ độ lớn hoặc sỏi bùn gây đau. Xu hướng trở về với thiên nhiên trong chữa trị bệnh đã và đang được sự quan tâm của nhiều nước trên thế giới bởi giá thành điều trị thấp, tránh được các biến chứng xấu của phẫu thuật, giảm tác dụng phụ so với các thuốc sử dụng nguyên liệu tổng hợp nhưng vẫn đạt hiệu quả mỹ mãn. Ở Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam, vị thuốc Kim tiền thảo được coi là vị thuốc vàng trong điều trị sỏi thận, sỏi tiết niệu, hạn chế biến chứng và đề phòng tái phát.
Kim tiền thảo đã được nghiên cứu bởi rất nhiều đề tài trong và ngoài nước cho thấy tác dụng làm tan sỏi mạnh mẽ. Các nghiên cứu cho thấy, cao Kim tiền thảo có tác dụng ức chế sự tạo sỏi canxi oxalat trên chuột cống trắng. Hợp chất saponin triterpenic trong Kim tiền thảo có tác dụng ức chế sự hình thành sỏi canci-oxalat ở thận. Chất polysaccharid ức chế sự tăng trưởng của sỏi Ca-oxalat monohydrat. Kim tiền thảo có tác dụng lợi tiểu, pha loãng dòng nước tiểu, làm ngưng sự gia tăng kích thước của hòn sỏi, đồng thời hòa tan sỏi theo cơ chế “nước chảy đá mòn”. Sau đó nhờ tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, Kim tiền thảo làm giảm sự phù nề của niệu quản, tạo điều kiện thuận lợi cho sỏi di chuyển xuống dưới và đái ra ngoài. Đông y gọi đó là tác dụng bài thạch lâm thông (tống sỏi ra ngoài và thông đường niệu). Các cơ chế trên đã minh chứng cho tác dụng triệt để và toàn diện của Kim tiền thảo trong điều trị sỏi đường tiết niệu.
Sỏi đường tiết niệu dễ tái phát, do đó ngoài các phương pháp chữa trị thông thường cần có một chế độ sinh hoạt thích hợp như uống 2-3 lít nước mỗi ngày, giảm lượng thức ăn giàu oxalat, canxi, đạm động vật,... Thay đổi môi trường sống cũng là một trong những phương pháp phòng tránh sỏi đường tiết niệu hiệu quả mang lại một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Bác sĩ Trần Thị Thanh Huyền

THÔNG TIN CHO BẠN:
Thuốc cốm SIRNAKARANG bào chế từ cao Kim tiền thảo giúp làm tan sỏi và đào thải sỏi dễ dàng ở bệnh sỏi đường tiết niệu như: sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang. Sirnakarang tác động đa cơ chế, ngăn ngừa sự hình thành sỏi từ mầm mống ban đầu, bào mòn, phá vỡ sỏi cũ và tống chúng ra ngoài, ngăn ngừa tái phát sỏi. Sirnakarang giúp giảm sự đau đớn khi sỏi di chuyển và ngăn ngừa các biến chứng nhiễm khuẩn do sỏi gây ra.
SẢN PHẨM CÓ BÁN TẠI CÁC NHÀ THUỐC TRÊN TOÀN QUỐC
Điện thoại tư vấn: 04.36686226 Web: http://www.nhatha.vn
Công ty CP kỹ nghệ Nhật Hà - 543 Nguyễn Văn Trỗi - Q.Thanh Xuân - Hà Nội
avatar dinhbalan01 30/05/2013 09:50
Chào chị,

Thắc mắc của chị rất xác đáng. Một người đã từng bị sỏi thận nếu kiêng cữ, không dám ăn thức ăn có chứa canxi thì cơ thể sẽ thiếu canxi, sẽ gây ra loãng xương. Và nếu thỉnh thoảng có dự tiệc, hoặc đi Vũng Tàu, Phan Thiết, Nha Trang mà phải kiêng, không được ăn tôm, cua thì cũng đáng để lên tiếng thắc mắc lắm chứ!

Đây cũng là câu hỏi của tất cả bệnh nhân bị sỏi thận.

Có nhiều loại sỏi thận. Trong đó thường gặp nhất (80-90%) là sỏi canxi, gồm canxi oxalat, canxi phosphate và canxi oxalat phosphat. Ngoài ra những loại sỏi ít gặp hơn là sỏi Struvit, sỏi Acid uric, sỏi Cystin. Vì đa số sỏi thận là sỏi canxi nên nhiều người nghĩ rằng cần kiêng ăn hoàn toàn canxi để tránh bị sỏi thận, thật sự là không phải vậy.

Quá trình hình thành sỏi thận là một quá trình phức tạp, do nhiều yếu tố gây ra chứ không phải chỉ là do bị dư canxi. Nhiều người ăn uống kham khổ kiêng cữ canxi vẫn bị sỏi thận, ngược lại nhiều người uống nhiều sữa, ăn nhiều tôm cua nhưng đâu có bị sỏi thận.

Vậy chế độ ăn uống như thế nào ở một người đã từng có sỏi thận để tránh bị tái phát? Dưới đây là 7 điều cần ghi nhớ về chế độ ăn mà các bác sĩ thường dặn dò bệnh nhân bị sỏi thận:

1. Uống nhiều nước (đây là điều quan trọng nhất trong 7 điều): Nên uống khoảng 2,5-3 lít nước lọc mỗi ngày (chia ra uống đều nhiều lần trong ngày) hoặc ăn uống làm sao để có lượng nước tiểu đạt trên 2,5 lít trong một ngày. Đi tiểu nước tiểu màu trắng trong chứng tỏ uống đủ lượng nước. Uống nhiều nước vừa giúp tránh bị sỏi thận vừa giúp tống xuất những viên sỏi nhỏ nếu có.

2. Ăn lạt, ăn ít thịt động vật: Ăn thực phẩm chứa ít muối, ăn ít các loại thịt. Có thể ăn cá thay cho thịt. Tôm cua có thể ăn vừa phải được.

3. Ăn uống điều độ thực phẩm chứa canxi (như: sữa, phomai…): Mỗi ngày có thể dùng khoảng 3 ly sữa tươi hoặc một số lượng tương đương các sản phẩm từ sữa như: bơ, phomai (khoảng 800-1.300mg chất canxi). Không nên kiêng cữ quá mức những thực phẩm chứa canxi vì như thế sẽ gây ra mất cân bằng trong việc hấp thu canxi, khiến cơ thể hấp thu nhiều hơn oxalat từ ruột và sẽ tạo sỏi thận, ngoài ra kiêng cữ thực phẩm chứa canxi sẽ bị loãng xương.

Những trường hợp bị sỏi thận tái phát nhiều lần, sau khi xét nghiệm kiểm tra có bằng chứng đa canxi niệu do tăng hấp thu canxi từ ruột thì cần kiêng canxi, nhưng không phải kiêng hoàn toàn, mà cần ăn khoảng 400mg mỗi ngày, tức tương đương 1,5 ly sữa tươi.

4. Giảm các thực phẩm chứa nhiều oxalat như: trà đặc, cà phê, chocolate, bột cám, ngũ cốc, rau muống…

5. Nên uống nhiều nước cam, nước chanh, nước bưởi tươi: những loại thức uống này chứa nhiều citrat giúp chống lại sự tạo sỏi thận.

6. Nên ăn nhiều rau tươi: giúp tiêu hóa nhanh, giảm hấp thu các chất gây sỏi thận.

7. Tránh ăn nhiều thực phẩm chứa chất purin gây sỏi thận như: cá khô, thịt khô, tôm khô, lạp xưởng, các loại mắm, lòng heo, lòng bò…

Cần lưu ý ở những người bị sỏi thận tái phát nhiều lần nên đi khám kiểm tra tìm nguyên nhân gây sỏi tái phát để có chế độ điều trị và chế độ ăn cụ thể phù hợp đối với từng nhóm nguyên nhân. Có nhiều nhóm nguyên nhân khác nhau gây sỏi tái phát như dị dạng, hẹp đường tiết niệu, do nhiễm trùng niệu, bệnh acid hóa do ống thận, đa canxi niệu do tăng thải canxi từ xương, đa canxi niệu do tăng hấp thu canxi từ ruột, đa canxi niệu do thận, đa oxalat niệu nguyên phát, đa oxalat niệu do ăn uống, đa uric niệu…
Trả lời câu hỏi
Tải lại mã
Câu hỏi lĩnh vực Các bệnh thường gặp
nophoto Dị ứng mùa nóng?

Đăng lúc: 09:50 - 30/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Cho cháu biết về loại ký sinh trùng này, điều trị ra sao?

Đăng lúc: 09:50 - 30/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Vừa đau khớp vừa nhiễm trùng tiểu?

Đăng lúc: 09:50 - 30/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Khớp kêu rắc rắc?

Đăng lúc: 09:50 - 30/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Tranh luận về... sẹo lồi?

Đăng lúc: 09:50 - 30/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Viêm da dị ứng?

Đăng lúc: 09:50 - 30/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Di căn trong ung thư tuyến giáp?

Đăng lúc: 09:50 - 30/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Rối loạn nội tiết gây nám da?

Đăng lúc: 09:50 - 30/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Chứng lạnh chân tuổi già?

Đăng lúc: 09:50 - 30/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Nguyên nhân teo cơ?

Đăng lúc: 09:49 - 30/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Bong da tay??

Đăng lúc: 09:49 - 30/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

lê văn nguyên Bệnh tuyến tiền liệt?

Đăng lúc: 09:49 - 30/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Làm ơn cho em hỏi có ai biết bệnh viêm môi ko

Đăng lúc: 09:49 - 30/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Thoái hóa khớp gối có liên quan đến tuổi ?

Đăng lúc: 09:49 - 30/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Hỏi về Ù tai, nhức nửa đầu?

Đăng lúc: 09:49 - 30/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Bướu cổ di động khi nuốt?

Đăng lúc: 09:49 - 30/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

Lê Thị Hoa Hồng Vàng da kèm chán ăn là sao?

Đăng lúc: 09:49 - 30/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

lighting Ngứa ở kẽ ngón tay, ngón chân?

Đăng lúc: 09:49 - 30/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Bị nhân xơ làm sao để có con?

Đăng lúc: 09:49 - 30/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

Củ Chuối Kết quả phết tế bào cổ tử cung là HSIL?

Đăng lúc: 09:49 - 30/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

Rao vặt Siêu Vip