VicoTas
Câu hỏi
Hin Hin89
08/03/2013 00:30

Cả nhà chia sẻ cho em ít kinh nghiệm khi mua máy ảnh với ạ?



Danh sách câu trả lời (3)
Uk uklight 08/03/2013 00:30

Máy ảnh số được chia làm hai dòng là: ống kính liền (nghiệp dư) và ống kính rời (chuyên nghiệp). Sau đây là 9 kinh nghiệm giúp cho người mua có quyết định sáng suốt nhất khi lựa chọn cho mình một chiếc máy ảnh số thuộc dạng tự động, ống kính liền.

1. Kích cỡ bộ cảm biến - Sensor Size

Bộ cảm biến (Sensor) giống như phim của máy ảnh cơ. Đây là nơi ghi nhận hình ảnh thực của bức ảnh trước khi được các thuật toán nội suy nhân lên thành nhiều Mega Pixels (Độ phân giải ảnh - Resolution). Vì thế, kích cỡ bộ cảm biến càng lớn thì chất lượng ảnh càng cao. Còn độ phân giải ghi là 5MP hay 7MP cũng chỉ là tăng độ phóng đại mà thôi.

Lấy ví dụ cả 3 máy ảnh Canon G5, G6 và G7 đều có cùng một kích cỡ cảm biến là 1/1.8” nhưng lại có độ phân giải hiệu dụng lần lượt là 5MP, 7.1MP và 10MP hoặc dòng S của Canon chỉ có cảm biến 1 /2.5” nhưng cũng có độ phân giải hiệu dụng là 5 - 10 MP. Về cơ bản, cùng một dòng máy thì cùng một kích cỡ cảm biến sẽ cho chất lượng ảnh gần giống như nhau.

2. Độ nhạy sáng - ISO

Thông số ISO trên máy ảnh số là đại lượng dùng để đo độ nhạy sáng của cảm biến ảnh đối với ánh sáng. Giá trị ISO thấp tương ứng với độ nhạy sáng thấp của cảm biến ảnh với ánh sáng và ngược lại.

Để chụp được một bức ảnh rõ nét trong điều kiện ánh sáng yếu thì phải nâng mức ISO lên cao. Tuy nhiên, một cái giá phải trả là khi đẩy ISO lên cao thì xuất hiện nhiễu. Các máy ảnh có chất lượng cao thì có các mức ISO cao như 1600 hay 3200 và hạn chế được độ nhiễu khi đẩy ISO lên cao. Các máy rẻ tiền thì chỉ cần đưa lên mức ISO 400 là đã xuất hiện nhiễu. Một kinh nghiệm nữa là nếu cùng một giá tiền thì chọn mua máy nào có mức ISO cao hơn và chụp thử xem đến mức ISO nào thì bắt đầu xuất hiện nhiễu để xác định độ tốt của máy.

3. Độ phóng đại quang học - Optical Zoom hoặc Zoom Tele

Các máy ảnh kỹ thuật số có hai loại phóng đại là phóng đại quang học - Optical Zoom và phóng đại kỹ thuật số - Digital Zoom. Khi sử dụng phóng đại kỹ thuật số thì sẽ làm giảm chất lượng ảnh, còn phóng đại quang học thì giữ nguyên chất lượng ảnh. Do đó, máy có chỉ số phóng đại quang học lớn hơn sẽ đắt hơn. Máy thông thường có mức Optical Zoom là 3x, 4x. Một số máy có độ phóng đại quang học lên tới 12x.

4. Chống rung - Image stabilization

Khi chụp với tốc độ chậm, trong môi trường ánh sáng yếu hoặc khi phóng đại (Zoom) nhiều sẽ có thể xảy ra hiện tượng nhòe hình. Tính năng chống rung sẽ giúp cho người chụp có thể khắc phục được những hạn chế nói trên. Có hai loại chống rung là chống rung quang học có sẵn trong ống kính hoặc chống rung kỹ thuật số do bộ xử lý của máy khử chống rung. Chống rung quang học có sẵn trong ống kính sẽ tốt hơn. Thuộc tính này thường được thể hiện bằng chỉ số Image stabilization: Yes, Lens.

5. Góc rộng của ống kính - Zoom Wide

Với một ống kính rộng hơn, cho phép người chụp có thể lấy được nhiều hình hơn với cùng một khoảng cách tới đối tượng cần chụp. Thông thường có hai mức Zoom Wide là 28mm và 35mm. Tất nhiên là 35mm sẽ có lợi thế hơn là 28mm.

6. Tính năng quay phim - Video Clip

Với các máy ảnh thì tính năng này là phụ. Tuy nhiên, các máy đời mới bây giờ cho chất lượng quay rất tốt, với điều kiện ánh sáng đủ thì cho chất lượng gần bằng chất lượng DVD. Chất lượng phim quay được quyết đinh bởi các thông số: kích cỡ khung hình 320 x 240 hoặc 640 x 480 (chất lượng DVD là 768 x 480) và số lượng khung hình tính trên 1 giây. Thông thường là có hai mức 15fps và 30fps. Phải để ở 30fps thì hình phát lại mới không bị giật. Ưu tiên cho các máy có kích cỡ khung hình và lượng khung hình trên giây cao nhất.

7. Loại thẻ nhớ - Storage types

Hiện nay, máy ảnh của Sony dùng loại thẻ Memory Stick, máy ảnh của Olympus thường dùng thẻ XD, máy của Canon và một số hãng khác thường dùng thẻ SD và CF. Trong các loại này thì SD là thông dụng hơn cả và giá lại rẻ nhất, đặc biệt thẻ SD có thể dùng cho một số dòng điện thoại.

8. Kích cỡ màn hình

Các máy ảnh số hiện nay thường có kích cỡ màn hình ít nhất là 2 inch. To hơn là 2,5 inch đến 3 inch. Tất nhiên, màn hình càng lớn thì xem lại hình càng rõ nhưng sẽ rất hao pin.

9. Kích cỡ, trọng lượng, loại pin và độ tùy chỉnh

Trong các dòng máy du lịch thì lại được chia làm hai loại. Loại nhỏ gọn, mỏng, trọng lượng nhẹ thường dùng pin lithium. Loại này được sản xuất với tiêu chí tự động hoàn toàn nên rất ít cho phép tùy chỉnh. Loại này phù hợp với chị em và những người không muốn tìm hiểu kỹ thuật chụp ảnh mà chỉ muốn có máy gọn nhẹ để lưu lại những khoảnh khắc kỷ niệm của mình. Có một nhược điểm là khi dùng máy sử dụng pin Lithium thì không có pin dự phòng.

Loại thứ hai là các dòng máy cho phép người dùng được tùy chỉnh nhiều hơn như các máy chuyên nghiệp. Đổi lại là các dòng máy này thường to hơn, nặng hơn và dùng pin AA. Dùng pin AA cũng có cái lợi là hết pin có thể thay ngay pin dự phòng. Pin AA xạc lại vẫn rẻ hơn nhiều so với Pin Lithium. Loại này dành cho những người muốn nâng cao kỹ thuật chụp ảnh nhưng chưa đủ tiền mua các dòng máy cao cấp ống kính rời.

Củ Chuối MyLove 08/03/2013 00:30

Trong một "rừng" máy  tự động (Point and shot) như hiện nay để chọn ra một sản phẩm vừa ý là điều không hề dễ dàng. Dưới đây là 7 kinh nghiệm giúp bạn chọn được một chiếc máy ảnh đúng với yêu cầu và phù hợp với túi tiền của bạn.

1. Nghiên cứu sản phẩm qua các bài đánh giá, dùng thử 

1.jpg.jpg
Máy ảnh Sony TX7 đã từng được đánh giá tại đây

Các hãng máy ảnh lớn như Canon, Nikon, Sony,... đều có đầy đủ các sản phẩm ở mọi cấp độ, nhưng điều đó không đảm bảo tất cả các sản phẩm này đều tốt hoặc phù hợp nhu cầu của bạn. Vì vậy, tốt nhất bạn nên tìm hiểu kỹ các sản phẩm thông qua các bài đánh giá sản phẩm trên các trang web như www.dientutieudung.vn, www.xomnhiepanh.com,...

Nếu có thể thì các bạn nên mượn dùng thử một vài mẫu máy trước khi quyết định mua. Nên nhớ, thương hiệu tốt chưa hẳn đã mang lại sản phẩm phù hợp cả về chất lượng và giá thành.

2. "Chấm" to không bằng cảm biến lớn 

1.jpg.jpg
Leica S2 - Máy ảnh số có cảm biển Medium Format có giá 28.000 USD

Các máy ảnh tự động hiện nay đang trong cuộc chiến về "Chấm". Tuy nhiên, máy ảnh nhiều "chấm" hơn không có nghĩa là cho ảnh đẹp hơn, mà chỉ đơn thuần là cho ảnh có kích cỡ lớn hơn.

Hiện tại thật khó tìm mua các máy ảnh PnS có độ phân giải ít hơn 8 Megapixel và bạn hoàn toàn có thể in các bức ảnh kích thước lên tới 28x43cm. Nếu bạn chỉ cần chụp ảnh cỡ 10x15cm hoặc để xem trên máy hay đưa lên các web cá nhân thì các dòng ít hơn 8 Megapixels cũng có thể đáp ứng.

Thực chất việc quyết định chất lượng bức ảnh lại là kích thước cảm biến ảnh, và cảm biến này càng lớn thì ảnh càng tốt. Không phải ngẫu nhiên mà dòng máy Medium Format với cảm biến khổ lớn lại đắt hơn dòng máy cảm biến Full frame và dòng máy cảm biến Full frame lại đắt hơn dòng máy cảm biến APS-C.

3. Các tính năng cần và đủ của máy tự động 

1.jpg.jpg
Canon G11 tích hợp chức năng chống rung (IS)

Chức năng ổn định ảnh hay chống nhòe hình (IS trên Canon, VR trên Nikon, Steady Shot trên Sony...) giúp giảm thiểu hiện tượng mờ hình do lỗi run tay hoặc những chuyển động không mong muốn là một tính năng cần phải có đối với các máy ảnh tự động.

Nếu một máy ảnh có hệ thống ổn định ảnh kỹ thuật số cũng tốt, nhưng tốt hơn cả là máy ảnh tự động nên có kiểu ổn định ảnh quang học trên ống kính (IS đối với Canon) hoặc ổn định bằng dịch cảm biến (Steady Shot đối với Sony).

Hầu hết máy ảnh đời mới đều được trang bị chức năng phát hiện khuôn mặt, giúp lấy nét hiệu quả khuôn mặt người và cải thiện cả bố cục ảnh. Tính năng này hữu ích khi chụp chân dung và ảnh tập thể.  Đồng thời các bạn cũng nên quan tâm đến chất lượng màu sắc của ảnh và khả năng cân bằng trắng của máy ảnh. 

1.jpg.jpg
Nikon Coolpix P100 với khả năng zoom quang 26x

Những máy ảnh có zoom quang lớn sẽ cho phép chụp xa nét hơn. Dải zoom quang thường gặp ở các máy tự động là 3x-5x nhưng cũng có máy lên tới 7x, cá biệt một số máy siêu zoom có thể lên tới 26-30x.

4. Kích thước không quan trọng 

1.jpg.jpg
Sony T - dòng máy ảnh thời trang

Một trong những lợi thế chính của nhánh máy ảnh tự động là độ gọn nhẹ, và một số dòng máy trông nhỏ xíu, chỉ nhỉnh hơn bao diêm. Tuy nhiên các máy thời trang mỏng thường đắt tiền trong khi các tính năng cần thiết có thể bị giảm đi.

Do đó, trừ phi bạn khăng khăng muốn có một máy ảnh bỏ túi quần jeans, còn nếu không hãy tìm các dòng có kích thước lớn hơn vì thực chất chúng vẫn bỏ vừa túi áo khoác. Và bù lại, bạn sẽ nhận được màn hình LCD lớn hơn, zoom quang cao hơn, nhiều tính năng để cài đặt, hiệu chỉnh hơn.

5. Đừng quên màn hình LCD 

1.jpg.jpg
Canon SX20 IS với màn hình kích thước 2,5 inch PureColor LCD xoay lật linh hoạt

Theo đà phát triển, ngày càng có nhiều hãng bỏ đi kính ngắm quang học và dùng màn hình LCD thay thế. Kể cả khi bạn chọn các model có kính ngắm quang học, điều quan trọng là bạn vẫn phải tìm kiếm các sản phẩm có LCD tốt bởi bạn sẽ thấy điều đó rất cần thiết trong suốt quá trình sử dụng.

Để chọn được một chiếc có LCD lý tưởng cần kiểm tra trước và thử các tính năng điều chỉnh. Một màn hình tốt phải bảo đảm hình ảnh không có vết mờ khi xem. Độ tương phản cũng rất quan trọng, các màn hình LCD sáng mà tương phản thấp thì cho hình ảnh cũng mờ nhạt, và khó xem dưới nắng mặt trời trực tiếp.

Màn hình cảm ứng hiện cũng khá phổ biến, nhưng bạn cần tìm các dòng có giao diện dễ dùng. Tuy nhiên các LCD cảm ứng lại là khắc tinh của nguồn điện. Vì vậy nếu muốn tìm một máy ít ngốn pin không nên chọn các dòng có màn hình cảm ứng.

6. TÍch hợp quay phim HD 

1.jpg.jpg
Panasonic Lumix DMC-FX65 với tính năng quay video HD được đánh giá cao

Bên cạnh tính năng chụp ảnh thông thường, hầu hết máy ảnh tự động còn có khả năng quay video độ phân giải tiêu chuẩn 640x480 pixel ở tốc độ 30 hình/giây. Hiện nay, các máy có khả năng quay video với độ phân giải HD 720p30 (1280x720 pixel và 30 hình/giây) ngày một nhiều và giá cả cũng khá hấp dẫn. Định dạng 720p30 đã được Youtube và nhiều trang chia sẻ video trực tuyến khác hỗ trợ. Do đó nếu có nhu cầu chia sẻ, thưởng thức video trên các màn hình có độ phân giải cao, bạn hãy tìm kiếm một máy ảnh có tính năng quay video HD và đầu tư cáp nối HDMI.

7. Không ngại mua các mẫu máy đời cũ được đánh giá cao 

1.jpg.jpg
Sony F717 - mẫu máy ảnh xuất hiện từ năm 2002 nhưng vẫn được đánh giá cao

Mặc dù các máy ảnh đời mới chứa đựng nhiều tính năng tiên tiến nhưng không có nghĩa là những mẫu máy ảnh đời cũ sẽ bị loại khỏi tầm ngắm. Nếu mẫu máy ảnh trình làng năm ngoái được đánh giá là chụp nhanh và cho ảnh đẹp thì chắc chắn đến năm nay vẫn còn nguyên tác dụng. Không những thế, so với thời điểm mới ra mắt thì giá bán của chúng cũng đã giảm đi đáng kể.

 

Củ Chuối MyLove 08/03/2013 00:30

rước khi đi mua máy ảnh, hẳn bạn cũng tìm kiếm các thông tin tư vấn mua máy ảnh số có khá nhiều trên mạng. Bài viết của vnReview là sự tổng kết các thông tin chung nhất, nhằm giúp bạn tiết kiệm thời gian tự tìm hiểu.

Cân nhắc khi chọn mua máy ảnh DSLR hay compact

1. Xác định nhu cầu của bạn

Rất nhiều người dùng khi chọn mua máy ảnh không thực sự hiểu đâu là chiếc máy họ cần, nên đôi khi họ bỏ ra khá nhiều tiền cho một chiếc máy cao cấp mà không dùng hết tính năng của nó. Hãy thử trả lời các câu hỏi dưới đây trước khi bạn đi mua máy ảnh số:

•           Bạn cần máy ảnh để làm gì?

•           Loại ảnh mà bạn sẽ chụp là gì? (chân dung, phong cảnh, ảnh macro, ảnh thể thao…)

•           Điều kiện chụp ảnh chủ yếu (trong nhà, ngoài trời, thiếu sáng, độ sáng cao…)

•           Bạn sẽ chụp chủ yếu ở chế độ tự động, hay bạn muốn học hỏi nghệ thuật chụp ảnh?

•           Kinh nghiệm chụp ảnh của bạn (cho đến thời điểm mua máy)?

•           Bạn tìm kiếm những tính năng gì trên máy ảnh? (zoom được xa, độ ổn định hình ảnh tốt, có màn hình LCD lớn, chụp được thiếu sáng tốt...)

•           Kích thước và trọng lượng máy có ý nghĩa như thế nào với bạn?

•           Khoản tiền bạn định dành ra cho máy ảnh?

Nếu chỉ là để lưu giữ những khoảnh khắc đáng nhớ của gia đình, những hình ảnh của cuộc sống xung quanh, thì hầu hết các máy ảnh số trên thị trường đã đáp ứng được nhu cầu của bạn, trong đó có nhiều model máy chỉ chưa đến 2 triệu đồng. Các máy ảnh này đều cho chất lượng ảnh tương đối tốt với các kiểu chụp ảnh chân dung, phong cảnh, trong nhà, ngoài trời…, mà người chụp chỉ cần giơ máy lên "ngắm và chụp". Nếu bạn muốn máy ảnh chụp được cả trong những điều kiện thiếu sáng, hoặc độ sáng cao, zoom được xa… thì bạn cần tới những máy ảnh cao cấp hơn, giá có thể từ trên 2,5 triệu đồng cho đến 9-10 triệu đồng. Đa số các mục đích chụp ảnh có thể đạt được với các dòng máy compact cao cấp, hơn nữa chúng lại gọn nhẹ, ngoài khả năng chụp tự động tốt (một số máy có chế độ tự động thông minh iA), các chế độ chỉnh tay cũng được cung cấp khá phong phú, cho phép người dùng tự mày mò học hỏi trong quá trình chụp ảnh.

Máy ảnh DSLR dành riêng cho những người đam mê nhiếp ảnh và có kiến thức nhất định về nhiếp ảnh. Nhiều người nói rằng nhiếp ảnh là một thú chơi xa xỉ và tốn kém, vì ngoài tiền mua máy ảnh (có thể lên tới vài chục triệu đồng), bạn sẽ phải tốn thêm khá nhiều khoản không nhỏ khác, như ống kính các loại, kính lọc các loại, đèn flash, giá đỡ, tủ chống ẩm, ba lô chuyên dụng… và cả những chuyến đi xa tìm đề tài mới, góc ảnh mới. Những "đồ nghề" lỉnh kỉnh này cũng rất nặng nề và hầu như bạn phải tự mình mang vác chúng khi đi chụp ảnh. Nếu bạn mới bị ai đó truyền cho niềm đam mê nhiếp ảnh, hãy xác định bạn có thực sự đủ đam mê, thời gian, sức lực, tiền bạc… cho môn nghệ thuật này, trước khi quyết định mua một chiếc DSLR.

Dòng máy ảnh không gương lật có thể là lựa chọn tốt nếu bạn mới bước vào "nghiệp ảnh", với giá máy và ống kính rẻ hơn, kích thước máy gọn nhẹ hơn.

2. Số "chấm" của máy ảnh

Đã qua rồi cái thời các nhà sản xuất đua tranh nhau về số megapixel của máy ảnh số, hiện nay bạn khó mà tìm thấy máy ảnh nào dưới 10 megapixel, ngay cả các dòng máy giá rẻ chưa tới 2 triệu đồng. Do đó, số "chấm" của máy ảnh không còn quan trọng nữa.

Máy ảnh Samsung NX200 có độ phân giải lên tới 20 "chấm"

Tuy nhiên, để phân biệt giữa các dòng máy khác nhau, bạn nên để ý đến thông số "độ phân giải hiệu dụng" cùng các chế độ lưu ảnh, ví dụ máy có cho bạn chụp ảnh RAW hay không, cảm biến có kích thước như thế nào, chất lượng của ống kính, cách sắp xếp các pixel... Nhiều máy ảnh số dạng compact có số pixel rất lớn nhưng kích thước bộ cảm biến lại nhỏ nên kích thước của mỗi pixel quá nhỏ, nhỏ hơn khả năng ống kính có thể phân biệt được, nên độ nét của ảnh không thật sự bằng số pixel đó. Quá nhiều pixel có khi còn làm giảm chất lượng của ảnh theo một cách khác. Do pixel quá nhỏ, nó nhận được quá ít ánh sáng nên tín hiệu nó sinh ra quá yếu dễ bị lẫn với nhiễu của mạch điện tử. Kết quả là bức ảnh không rõ, nhất là ở những vùng chuyển màu.

3. Những phụ kiện cần có

Khi tìm mua máy, bạn nên để ý xem các phụ kiện kèm theo máy đã có những gì, và bạn cần mua thêm những gì.

•           Bao đựng máy (thường các nơi đều đã có bán hoặc tặng kèm bao đựng máy, tuy nhiên có thể bạn cần một chiếc bao đựng máy chuyên nghiệp hơn để bảo vệ tốt hơn máy ảnh của bạn)

•           Thẻ nhớ: các máy ảnh trên thị trường đều không bán kèm thẻ nhớ, nhưng hầu hết các siêu thị, cửa hàng sẽ tặng kèm bạn một thẻ nhớ, tối thiểu 2GB. Tuy nhiên, có thể model bạn mua không được tặng kèm thẻ nhớ, hoặc bạn muốn thẻ nhớ dung lượng lớn hơn, thì cần cộng thêm vào giá máy tiền mua thẻ nhớ (giá thẻ nhớ tùy dung lượng và hãng sản xuất, có giá khoảng 120.000đ cho thẻ 2GB, 160.000đ cho thẻ 4GB và 280.000đ cho thẻ 8GB, 650.000đ cho thẻ 16GB, giá thẻ nhớ của chính hãng máy ảnh sản xuất có thể cao hơn). Với nhu cầu chụp ảnh gia đình và phong cảnh thông thường, thẻ nhớ 2GB được tặng kèm cũng khá đủ cho bạn, nhưng nói chung bạn cũng phải thường xuyên "đổ" ảnh ra máy tính để giải phóng thẻ nhớ, nếu không muốn đang chụp thì thẻ nhớ bị đầy.

•           Pin/Sạc phụ: Hầu hết người dùng không cần mua pin và sạc phụ cho máy ảnh. Nhưng nếu bạn thường xuyên đi dã ngoại chụp ảnh, hoặc bạn đang muốn mua máy ảnh DSLR, thì một bộ pin/sạc phụ là cần thiết.

•           Ống kính (dành cho người mua máy DSLR): Ống kính dành cho máy ảnh DSLR rất phong phú và có nhiều loại, tuy nhiên nếu là lần đầu mua máy ảnh loại này, bạn nên sử dụng ống kính bán kèm theo máy, hoặc một bộ lens kit EF-s 18-55 f3.5-5.6 II (loại lens kit được đóng bộ cho nhiều loại máy, có giá rẻ do cấu tạo bằng nhựa, giá khoảng 60 - 80 USD) để dùng thử trong thời gian "học hỏi" ban đầu với máy DSLR, sau đó bạn có thể bán lại và nâng cấp lên các bộ lens kit cao cấp hơn như Lens kit EF 28-135 f3.5-5.6 IS USM hoặc Lens kit EF-s 17-85 f4-5.6 IS USM… Xem thêm bài Hướng dẫn chọn mua ống kính cho máy DSLR.

•           Kính lọc Filters (và các dụng cụ kèm lens khác): Khi bạn mua máy ảnh DSLR, người bán sẽ thường tư vấn cho bạn nên mua thêm kính lọc kèm theo để bảo vệ ống kính và tạo một số hiệu ứng chụp ảnh nhất định. Một số filter phổ biến là: UV (Ultra Violet), dùng để cản tia cực tím tác động làm ảnh bị mù, dùng trong những trường hợp muốn chụp ảnh trong, rõ trong sương mù; MC (Multicoating), kính được tráng lớp hóa chất chống lóe, chống chói để giúp bạn chụp những bức ảnh ngược sáng không bị lóe; MCUV: kết hợp cả 2 tác dụng trên; Sky light: kính giúp lọc hiện tượng áp sắc xanh bầu trời; ND: kính xám trung tính, có tác dụng cản bớt cường độ ánh sáng...; Polarizing: Lọc bớt bóng phản chiếu do ánh sáng mặt trời; CPL: Dùng để chụp bầu trời xanh (hơn), giảm bớt độ phản xạ (chói) của kính và nước; GND: Dùng để giảm tốc độ chụp (để ảnh không chói khi chụp mặt trời, chụp dòng nước chảy như lụa, cản ánh sáng để bầu trời và mặt đất sáng gần như nhau…). Nếu không có nhu cầu chụp các hiệu ứng đặc biệt như lọc màu, star…, thì bạn vẫn nên mua bộ lọc UV hoặc Sky Light gắn thường trực trên ống kính để bảo vệ ống kính trong trường hợp va chạm, cọ quẹt, bụi, nước...

•           Giá đỡ máy ảnh (Tripods/Monopods): Giá đỡ máy ảnh giúp bạn cố định máy ảnh để tránh bị rung máy, hoặc dùng khi cần chụp dạng "hẹn giờ"… Giá đỡ máy ảnh rất cần thiết với người chụp ảnh, nhất là khi bạn cần chụp ảnh với các ống tele rất nặng tay, tuy nhiên bạn có thể mua sau nếu chưa có đủ kinh phí, hơn nữa thời gian đầu bạn cần làm quen với việc cầm giữ và nâng máy ảnh khi chụp.

•           Đèn flash phụ: Phụ kiện này có lẽ phù hợp với "thợ ảnh" chuyên nghiệp hơn là người dùng nghiệp dư.

•           Tấm hắt sáng (Reflectors): thường dành cho những người hay chụp ảnh chân dung, tấm hắt sáng sẽ giúp bạn tạo ánh sáng tản đều trên chủ thế, hoặc ánh sáng lấp đầy chủ thể, ánh sáng ven mái tóc… Tùy nhu cầu có thể bạn sẽ phải dùng vài tấm hắt sáng để đạt hiệu quả mong muốn.

4. Bạn đã có sẵn một số thiết bị tương thích chưa?

Bạn có thể tiết kiệm được kha khá tiền nếu bạn đã có các phụ kiện từ những chiếc camera cũ đã dùng trước đây. Chúng có thể tương thích với chiếc máy ảnh mới bạn định mua.

Những thứ có thể tận dụng lại gồm: thẻ nhớ, pin, ống kính (một số ống kính của máy ảnh chụp phim cũng có thể dùng trên máy ảnh DSLR của cùng nhà sản xuất), đèn, kính lọc…

5. Bạn muốn mua máy DSLR hay máy Point and Shoot?

Mặc dù máy ảnh số ống kính rời (DSLR) đã có giá ngày càng rẻ hơn và có thể bạn hoàn toàn mua được, nhưng đây là loại máy ảnh chuyên nghiệp và không dành cho tất cả mọi người. Chúng có kích thước lớn hơn, nặng hơn, phải mất công chăm sóc giữ gìn hơn, và nhất là việc vận hành sử dụng không hề đơn giản như dòng máy "ngắm và chụp".

Nếu bạn đang phân vân xem nên mua máy DSLR hay máy compact "ngắm và chụp", đọc thêm bài "Nên mua máy ảnh DSLR hay máy compact?"

6. Chọn mua máy theo số zoom quang

Khi mua máy ảnh số, bạn cần phân biệt thông tin "zoom quang" và "zoom số". Zoom số thường chỉ phóng đại các điểm ảnh trong bức ảnh của bạn để khiến chủ thể trông lớn hơn, nhưng nó khiến bức ảnh bị nhiễu hơn – giống như khi bạn đứng gần TV.

Hãy chọn máy ảnh có số zoom quang lớn. Hiện tại máy ảnh cấp thấp nhất cũng có zoom quang 3x – nghĩa là máy sẽ phóng đại chủ thể lên 3 lần so với kích thước thật. Đa số máy ảnh trên thị trường có zoom quang nằm trong khoảng 4x - 6x, một số có zoom quang 6 – 10x, loại máy ảnh "siêu zoom" có zoom quang lớn nhất hiện nay là 36x.

7. Đọc các bài đánh giá máy ảnh

Trước khi mua một chiếc máy ảnh số, hẳn bạn sẽ dành một thời gian để tìm hiểu các mẫu máy ảnh xem chiếc nào phù hợp. Không nên chỉ dựa vào lời người bán hàng, bởi đa số họ không biết sâu về máy ảnh, và có thể họ đang muốn "đẩy" một mẫu máy nào đó.

Các tạp chí, website và diễn đàn công nghệ trực tuyến luôn có các bài đánh giá về máy ảnh, hãy khoanh vùng mẫu máy ảnh bạn muốn, sau đó đọc bài đánh giá về những mẫu máy ảnh bạn quan tâm. Nếu mẫu máy ảnh bạn thích chưa được VnReview đánh giá, hãy Gửi yêu cầu đánh giá cho chúng tôi, chúng tôi sẽ giúp bạn nhanh nhất có thể.

8. Tự cảm nhận máy

Một khi bạn đã có trong tay một số mẫu máy ưng ý, hãy đi tới một cửa hàng bán máy ảnh số và đề nghị được xem xét các mẫu máy đó. Chỉ khi bạn cầm máy trong tay và thử dùng các chức năng của nó, bạn mới thấy nó có thực sự phù hợp với bạn không.

Bạn nên đến một vài cửa hàng, và ở mỗi cửa hàng bạn hỏi han thật nhiều những người bán hàng xem họ tư vấn thế nào về mẫu máy bạn định mua, bạn chụp thử vài kiểu ảnh ở các góc và thông số khác nhau và yêu cầu họ cho xem trên máy tính. Càng những mẫu máy đắt tiền thì người bán càng nhiệt tình tư vấn cho bạn, nên bạn có thể nghe ngóng và quan sát trước khi quyết định.

9. Khảo giá

Khi bạn đã chọn được mẫu máy phù hợp thì đến lúc bạn tìm nơi có giá bán tốt nhất. Hãy bắt đầu bằng việc tìm kiếm trên mạng. Khi bạn có thông tin về giá của một số điểm bán, bạn có thể mặc cả để có giá tốt hơn. Thông thường các cửa hàng bán lẻ mới cho mặc cả giá, còn các shop lớn thì không. Nên gọi điện mặc cả giá trước rồi mới đến.

Đừng quên hỏi về các phụ kiện kèm theo, hoặc quà khuyến mãi, như bao đựng máy, thẻ nhớ, pin phụ, kính lọc, tấm dán màn hình, bộ dụng cụ vệ sinh máy… Một số cửa hàng còn cung cấp các buổi học miễn phí về máy ảnh và cách chụp ảnh, và bạn có thể đăng ký tham gia. Một số cửa hàng cũng nhận mua lại các máy ảnh và phụ kiện cũ của bạn.

10. Kinh nghiệm mua máy ảnh của bạn

Các kinh nghiệm trên đây chỉ là những chỉ dẫn cơ bản, tổng hợp từ các bài viết trên mạng. Tuy nhiên, chắc chắn là vẫn có những kinh nghiệm hữu ích khác, nếu bạn có gợi ý gì, hãy chia sẻ với các độc giả khác ở phần Bình luận bên dưới.

Trả lời câu hỏi
Tải lại mã
Câu hỏi lĩnh vực Máy ảnh
Uk Tư vấn mua máy ảnh 4 - 5 triệu?

Đăng lúc: 00:30 - 08/03/2013 trong Máy ảnh

nophoto Canon 40D và Canon 50D nên mua máy ảnh nào?

Đăng lúc: 00:30 - 08/03/2013 trong Máy ảnh

Đức Việt Nên mua máy ảnh nào ? Nikon D80 hay Canon 30D ?

Đăng lúc: 00:29 - 08/03/2013 trong Máy ảnh

Củ Chuối Máy ảnh canon A3100is báo lỗi E32?

Đăng lúc: 00:29 - 08/03/2013 trong Máy ảnh

Nguyễn Văn Siêu Đánh giá chất lượng máy ảnh Canon 5D Mark II ?

Đăng lúc: 00:29 - 08/03/2013 trong Máy ảnh

nophoto Mình có 1 máy ảnh canon tự nhiên chụp hình bị sọc ngang có ai biết chỉ giúp mình?

Đăng lúc: 00:29 - 08/03/2013 trong Máy ảnh

Phương Đánh giá chất lượng máy ảnh Samsung Galaxy Camera ?

Đăng lúc: 00:29 - 08/03/2013 trong Máy ảnh

vietnamconnection Hỏi về SAMSUNG PL51?

Đăng lúc: 00:29 - 08/03/2013 trong Máy ảnh

MrTien Cách lắp màn hình máy ảnh?

Đăng lúc: 00:29 - 08/03/2013 trong Máy ảnh

Hin Hỏi về Nikon Coolpix P500 khi cắm vào máy tính ?

Đăng lúc: 00:28 - 08/03/2013 trong Máy ảnh

nophoto Mình cần mua 1 máy ảnh cũ, giá tầm dưới 1 triệu, ai có không giúp mình với

Đăng lúc: 00:28 - 08/03/2013 trong Máy ảnh

nophoto Sửa máy ảnh Nikon hiệu quả Sài gòn??

Đăng lúc: 00:28 - 08/03/2013 trong Máy ảnh

Đức Việt Sửa máy ảnh canon ở đâu?

Đăng lúc: 00:28 - 08/03/2013 trong Máy ảnh

nophoto Hỏi chỗ sửa máy ảnh KTS lấy ngay (máy Sony bị kẹt ZOOM)?

Đăng lúc: 00:28 - 08/03/2013 trong Máy ảnh

Lê Văn Tùng Tư vấn mua máy ảnh KTS tốt với giá dưới 3,6 triệu đồng

Đăng lúc: 00:28 - 08/03/2013 trong Máy ảnh

Uk 3,5 triệu trở xuống mua máy ảnh KTS để chụp ảnh cả gia đình yêu cầu máy phải trên 5Mp thì tốt

Đăng lúc: 00:27 - 08/03/2013 trong Máy ảnh

lighting Câu hỏi về Canon IXUS 130 IS

Đăng lúc: 00:27 - 08/03/2013 trong Máy ảnh

Củ Chuối Nên mua mua Nikon D7000 hay Canon 60D ?

Đăng lúc: 00:27 - 08/03/2013 trong Máy ảnh

Xuân Trọng Đánh giá Galaxy Camera: máy ảnh thông minh có thể là xu hướng của tương lai?

Đăng lúc: 00:27 - 08/03/2013 trong Máy ảnh

nophoto Cách chuyển ngôn ngữ máy điện thoại?

Đăng lúc: 00:27 - 08/03/2013 trong Máy ảnh

Rao vặt Siêu Vip