
các loại thực phẩm nào không nên ăn sống

Không những chẳng phát huy tác dụng bổ dưỡng mà một số thực phẩm khi ăn sống sẽ gây hại cho sức khoẻ. Đó là những loại thực phẩm sau:
1. Bông kim châm (hoa hiên)
Bông kim châm không chỉ là một vị thuốc Đông y chữa đau răng, mất ngủ, đau nhức khớp xương mà còn chứa nhiều vitamin A, C rất tốt cho sức khoẻ. Hơn thế nữa, loại hoa màu vàng đậm này còn được dùng phổ biến trong chế biến thực phẩm.
Tuy nhiên, nếu ăn sống sẽ không tốt cho sức khoẻ. Vì chất colchicine trong bông kim châm vào cơ thể sẽ gây phản ứng oxy hoá, tạo ra chất độc hại cho cơ thể.
2. Hạt dẻ
Hạt dẻ sống hoặc chưa được nấu chín có thể chứa sán và khi sán xâm nhập vào hệ tiêu hóa sẽ gây viêm loét đường ruột, tiêu chảy hoặc sưng phù mặt.
3. Đường trắng
Đường trắng thường được pha trực tiếp vào nước uống, sa-lát… nhưng nếu khâu sản xuất, đóng gói không đạt tiêu chuẩn vệ sinh, bạn có thể bị đau bụng. Nguyên nhân là do đường trắng dễ nhiễm khuẩn.
Vì thế, nếu là đường không có nhãn mác rõ ràng, nên đun ở nhiệt độ 30 độ C trong vòng 3 phút trước khi dùng pha chế nước uống hay đồ ăn.
4. Mật ong
Trong quá trình tạo mật không tránh khỏi việc ong sẽ mang về những phấn hoa có độc. Loại phấn hoa này vẫn còn giữ nguyên hiện trạng trong thời gian tạo mật, con người ăn phải sẽ bị trúng độc, đau bụng, khó tiêu
…
Ngoài ra, trong quá trình thu hoạch, vận chuyển, bảo quản, mật ong rất dễ bị hỏng do sự xâm nhập và phân huỷ của các loại vi khuẩn, nấm mốc. Do đó, tốt nhất không nên ăn sống mật ong để bảo đảm sức khoẻ.
5. Mộc nhĩ tươi
Mộc nhĩ tươi chứa loại chất đặc biệt gây dị ứng, viêm ngứa da, nghiêm trọng sẽ gây nổi mụn nước và đau đớn.
6. Đậu tương sống
Đậu tương đã qua chế biến và có điều kiện bảo quản tốt có giá trị dinh dưỡng không kém gì các loại sữa bò. Tuy nhiên, nếu đậu tương chưa được chế biến kỹ, vẫn còn hăng, sống sẽ gây nhiễm độc cho toàn cơ thể.
Bởi trong đậu tương có chứa saponin, protease, các hợp chất phenolic…gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và hấp thụ các chất dinh dưỡng. Các hợp chất phenolic làm đậu tương biến vị đắng, tanh, saponin kích thích hệ tiêu hoá gây buồn nôn, tiêu chảy, từ đó phá hoại tế bào trong cơ thể, sản sinh ra các độc tố gây nhiễm độc toàn thân.
7. Trứng gà sống
Thói quen hút lòng đỏ trứng gà sống vì cho rằng cách làm này mới giữ được nguyên chất dinh dưỡng của trứng. Điều đó là thiếu khoa học.
Trứng gà có chứa một loại protein kháng sinh vật tố đặc biệt, chất này có thể kết hợp với các chất sinh vật tố trong cơ thể tạo thành một hỗn hợp khó tan khiến thành ruột khó hấp thụ được các chất sinh vật tố.
Ngoài ra, trong trứng gà thường chứa một số vi khuẩn do để lâu hoặc gà ốm, người ăn sẽ bị tiêu chảy, buồn nôn. Hơn thế nữa, chất kháng sinh tơripxin chỉ tiêu huỷ khi được nấu chín.
8. Các loại cây họ đậu
Đậu đũa, đậu ván, đậu cô ve… nếu nấu chưa kỹ hoặc ăn sống sẽ bị trúng độc do trong đậu (đặc biệt là đậu già) có chứa lectin, hàm lượng chất này quá nhiều sẽ khiến cơ thể trúng độc.
Loại chất lectin này sẽ bị phân huỷ khi gặp nhiệt độ cao trong thời gian dài (khoảng 10 phút). Do đó, nên nấu các loại họ đậu chín kỹ trước khi sử dụng.

Hầu hết các loại đậu như đậu lăng, đậu cô ve, đậu kiếm… đều không thích hợp để ăn sống. Đây là do chất saponin ở lớp vỏ ngoài đậu lăng và chất hemagglutinin trong hạt đậu đều có thể gây kích thích mạnh mẽ cho đường ruột. Bản thân chất saponin là protein độc, khi chế biến đậu cô ve, cần phải đun to lửa mới có thể phá hủy độc tố của nó, cho dù ướp lạnh cũng phải đun sôi trong 10 phút.
Dưới đây là các loại thực phẩm không thích hợp để ăn sống.
Cà chua, cà rốt ăn sống sẽ lãng phí dinh dưỡng
Lycopene trong cà chua và chất β-carotene trong cà rốt đều là những chất dinh dưỡng tan trong chất béo, sau khi được chiên nấu trong dầu ăn càng dễ được cơ thể hấp thụ, phát huy được tác dụng bổ dưỡng cho sức khỏe. Trong một nghiên cứu, các chuyên gia phát hiện, chất chống oxy hóa lycopene trong cà chua có thể phòng ngừa hiệu quả bệnh xơ vữa động mạch, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
So với cà chua sống, chất lycopene trong cà chua nấu chín càng dễ được hấp thụ vào cơ thể hơn. Theo các chuyên gia, cà rốt giàu β-carotene, nó có thể bảo vệ thị lực, nuôi dưỡng làn da, nâng cao sức đề kháng. Ăn cà rốt nấu chín hoặc nấu với dầu ăn, β-carotene mới có thể được cơ thể hấp thụ tối đa. Ăn sống chỉ làm lãng phí dinh dưỡng, do đó, càng không nên uống nước cà rốt ép, như vậy sẽ lãng phí chất xơ lành mạnh có lợi cho sức khỏe.
Ảnh minh họa
Ăn sống các loại đậu dễ bị trúng độc
Hầu hết các loại đậu như đậu lăng, đậu cô ve, đậu kiếm… đều không thích hợp để ăn sống. Đây là do chất saponin ở lớp vỏ ngoài đậu lăng và chất hemagglutinin trong hạt đậu đều có thể gây kích thích mạnh mẽ cho đường ruột. Bản thân chất saponin là protein độc, khi chế biến đậu cô ve, cần phải đun to lửa mới có thể phá hủy độc tố của nó, cho dù ướp lạnh cũng phải đun sôi trong 10 phút.
Củ từ, bông cải xanh ăn sống gây khó tiêu
Các chuyên gia chỉ ra rằng, các loại rau chứa nhiều tinh bột như khoai tây, khoai lang, củ từ, khoai môn đều không được ăn sống. Những món này nếu ăn sống không chỉ khiến những chất dinh dưỡng như tinh bột trong đó không dễ được cơ thể hấp thụ mà còn sinh ra cảm giác khó chịu như trướng bụng. Rau thuộc họ cải như bông cải xanh, xúp lơ trắng… giàu chất xơ, luộc lên không chỉ có hương vị ngon mà còn giúp cơ thể dễ tiêu hóa hơn.
Những loại rau giàu axit oxalic như rau bina, măng tây, rau muống tốt nhất nên trần qua nước để loại bỏ axit oxalic sau đó để nguội. Bởi vì axit oxalic khi kết hợp với canxi trong đường ruột sẽ trở thành canxi oxalat khó hấp thụ, ảnh hưởng đến sự hấp thụ canxi của cơ thể.
Ngoài ra, các chuyên gia khuyến cáo, nếu ướp lạnh khổ qua, dưa chuột, hãy cho thêm ít tỏi băm hoặc uống thêm một bát nước gừng đường nâu, để có thể giảm bớt tính hàn.
Ảnh minh họa
Ăn cá sống dễ gây bệnh sán
Rất nhiều người có sở thích ăn cá sống cho món sushi. Tuy nhiên, gỏi sống bao gồm cả gỏi cá là một trong những món ăn có chứa kí sinh trùng ceviche. Những người bị nhiễm kí sinh trùng này sẽ dễ bị nhiễm sán dây trong ruột.
Trứng gà ăn sống dễ tiêu chảy
Trong trứng gà có thể chứa một số vi khuẩn do để lâu hoặc là trứng của gà ốm. Nếu ăn trứng gà sống, người bệnh sẽ bị tiêu chảy, buồn nôn. Hơn thế, chất kháng sinh tơripxin trong trứng gà nếu ăn sống sẽ kết hợp với các chất sinh vật tố trong cơ thể tạo thành một hỗn hợp khó tan khiến thành ruột khó hấp thụ được các chất dinh dưỡng khác. Chất kháng sinh này chỉ được tiêu huỷ khi được nấu chín.
hãy liên hệ: http://suckhoe.xmen360.com/diendan chúng tôi sẽ giúp bạn