Câu hỏi

28/05/2013 09:59
Cách cài đặt mã bảo vệ cho wifi
toi co cai wifi 54g ma khong biet cai ma bao ve cho no ai co biet giup toi voi
Uni2805
28/05/2013 09:59
hocon
28/05/2013 09:59
Danh sách câu trả lời (2)

Thế bác đã config cái modem để lướt web ổn chưa ạ.
Nếu chưa thì bác dùng mạng thằng nào, bác gọi điện đến tổng đài của nó Viettel, FPT, NetNam or VDC rồi hỏi xem VPI và VCI của nó là bao nhiêu,
Nhập Use and Pass mà nó bàn giao cho bác khi nghiệm thu ý.
Ở FPT thì phải nhập đúng cả Service Name nữa : Home ...
Save cái là ổn, nếu FPT thì phải gọi điện lên tổng đài của nó để Set MAC lại cho bác. còn các thằng khác thì không cần, tắt Modem đi để 3 phút sau, thấy đèn Internet và DSL sáng là được.
Tiếp đến đặt bảo mật cho wifi:
- Mã hóa WEP: Em lấy mô hình từ Linksys - có thể con của bác khác 1 chút, nhưng về cơ bản là giống nhau
Ở Menu WIRELESS -> WIRELESS SECURITY ->
Nó có Security Mode: bình thường mặc định là Disable. Bác chỉ cần chọn : WEP or WPA or ...
Nó sẽ hiện ra bảng nhập mã WEP Key
+ WEP 64 bit bác phải nhập đủ 14 ký tự và chọn Gere... để mã hóa.
+ WEP 128 Bit Nhưng 1 số loại card wifi cũ chưa hỗ trợ đến 128 bit nên không chọn nó làm gì. Nhiều khi bác đặt xong cái máy tính của bác không thể connect được wifi cũng chính là lý do này đó bác ạ.
--Lọc MAC:
Ở Menu WIRELESS ACCESS:
Chọn Restrict Access
Prevent computers listed below from accessing the wireless network
Chọn : Permit only computers listed below to access the wireless network
Chọn vào MAC List
trong MAC list sẽ có danh sách các địa chỉ MAC của các thiết bị đã dùng wifi rồi, nếu những MAC lạ - là những MAC dùng ké của bác đấy - thì bác bỏ đi, không cho vào nữa.
Chọn những MAC là những MAC của các card wifi của bác thôi, cho vào danh sách list MAC
Như thế sau này chỉ các card wifi mà có trong danh sách mới có thể kết nối wifi được bác ạ.
Em diễn văn hơi lủng củng. Bác thông cảm.![[:(]](/images/wys/yahoo_sad.gif)
Nếu chưa thì bác dùng mạng thằng nào, bác gọi điện đến tổng đài của nó Viettel, FPT, NetNam or VDC rồi hỏi xem VPI và VCI của nó là bao nhiêu,
Nhập Use and Pass mà nó bàn giao cho bác khi nghiệm thu ý.
Ở FPT thì phải nhập đúng cả Service Name nữa : Home ...
Save cái là ổn, nếu FPT thì phải gọi điện lên tổng đài của nó để Set MAC lại cho bác. còn các thằng khác thì không cần, tắt Modem đi để 3 phút sau, thấy đèn Internet và DSL sáng là được.
Tiếp đến đặt bảo mật cho wifi:
- Mã hóa WEP: Em lấy mô hình từ Linksys - có thể con của bác khác 1 chút, nhưng về cơ bản là giống nhau
Ở Menu WIRELESS -> WIRELESS SECURITY ->
Nó có Security Mode: bình thường mặc định là Disable. Bác chỉ cần chọn : WEP or WPA or ...
Nó sẽ hiện ra bảng nhập mã WEP Key
+ WEP 64 bit bác phải nhập đủ 14 ký tự và chọn Gere... để mã hóa.
+ WEP 128 Bit Nhưng 1 số loại card wifi cũ chưa hỗ trợ đến 128 bit nên không chọn nó làm gì. Nhiều khi bác đặt xong cái máy tính của bác không thể connect được wifi cũng chính là lý do này đó bác ạ.
--Lọc MAC:
Ở Menu WIRELESS ACCESS:
Chọn Restrict Access
Prevent computers listed below from accessing the wireless network
Chọn : Permit only computers listed below to access the wireless network
Chọn vào MAC List
trong MAC list sẽ có danh sách các địa chỉ MAC của các thiết bị đã dùng wifi rồi, nếu những MAC lạ - là những MAC dùng ké của bác đấy - thì bác bỏ đi, không cho vào nữa.
Chọn những MAC là những MAC của các card wifi của bác thôi, cho vào danh sách list MAC
Như thế sau này chỉ các card wifi mà có trong danh sách mới có thể kết nối wifi được bác ạ.
Em diễn văn hơi lủng củng. Bác thông cảm.
![[:(]](/images/wys/yahoo_sad.gif)

Cài password cho thiết bị wireless cpnf được gọi là config router Wireless. Nếu bạn mua router “xịn” thì sẽ có tài liệu, sách hướng dẫn đi kèm.
Từ đó, bạn có thể cài chế độ mã hóa, bảo mật theo ý mình. Còn nếu trong trường hợp bạn không có tài liệu đính kèm thì bạn có thể làm theo một số cách sau:
Thông thường các wireless router thường bảo mật bằng WAP. Có router được bật sẵn chế độ bảo mật này và có sẵn trong đó một dãy chữ và số. Số ký tự nhiều hay ít phụ thuộc vào mức độ bảo mật là 64 bit hay 128 bit. Có router thì mặc định là tắt chế độ bảo mật cho nên bất kỳ máy nào có hỗ trợ wireless nằm trong vùng phủ sóng đều có thể vào mạng được. Muốn an toàn, bạn phải bật chế độ này lên và tạo một dãy ký tự. Dãy ký tự này được gọi là key, các máy khác khi muốn vào mạng WLAN này thì phải nhập đúng key. Những cấu hình, các địa chỉ, tên mật khẩu thường được nhà sản xuất đặt mặc định của hãng sản xuất. Đối với sản phẩm hiệu Linksys thì thông số là Linksys http://192.168.1.1, Username admin, Password admin.
Một cách nữa là bạn có thể dùng địa chỉ MAC. Tất cả các thiết bị nối mạng đều có một chuỗi 12 ký tự duy nhất dùng làm số định danh cho từng thiết bị, từ chuyên môn gọi là địa chỉ MAC (Media Access Control). Để hệ thống hoạt động an toàn hơn, chỉ những thiết bị nối mạng có số đăng ký MAC nhất định mới được quyền truy cập vào hệ thống. Danh sách địa chỉ MAC các thiết bị nối mạng không dây sử dụng trong hệ thống mạng được khai báo thông qua phần mềm quản trị Access Point. Trong Windows XP thủ tục xác định địa chỉ MAC của thiết bị mạng như sau: Đầu tiên, bạn hãy click chuột vào thanh Start, chọn Run và nhập vào dòng lệnh cmd rồi kết thúc bằng cách nhấn thanh OK. Trong cửa sổ DOS của tiện ích cmd, hãy nhập vào dòng lệnh ipconfig /all (lưu ý giữa ipconfig và /all có khoảng trống phân cách) rối nhấn tiếp phím Enter. Sau dấu ':' của dòng thông báo Physical Address chính là địa chỉ MAC của thiết bị mạng.
Ngoài ra, bạn có thể vào phần router chỉnh không cho broadcast, không cho người lạ scan thấy IP mạng của mình, đặt fixed IP cho các máy của mình và router chỉ nhận các IP đó.
Từ đó, bạn có thể cài chế độ mã hóa, bảo mật theo ý mình. Còn nếu trong trường hợp bạn không có tài liệu đính kèm thì bạn có thể làm theo một số cách sau:
Thông thường các wireless router thường bảo mật bằng WAP. Có router được bật sẵn chế độ bảo mật này và có sẵn trong đó một dãy chữ và số. Số ký tự nhiều hay ít phụ thuộc vào mức độ bảo mật là 64 bit hay 128 bit. Có router thì mặc định là tắt chế độ bảo mật cho nên bất kỳ máy nào có hỗ trợ wireless nằm trong vùng phủ sóng đều có thể vào mạng được. Muốn an toàn, bạn phải bật chế độ này lên và tạo một dãy ký tự. Dãy ký tự này được gọi là key, các máy khác khi muốn vào mạng WLAN này thì phải nhập đúng key. Những cấu hình, các địa chỉ, tên mật khẩu thường được nhà sản xuất đặt mặc định của hãng sản xuất. Đối với sản phẩm hiệu Linksys thì thông số là Linksys http://192.168.1.1, Username admin, Password admin.
Một cách nữa là bạn có thể dùng địa chỉ MAC. Tất cả các thiết bị nối mạng đều có một chuỗi 12 ký tự duy nhất dùng làm số định danh cho từng thiết bị, từ chuyên môn gọi là địa chỉ MAC (Media Access Control). Để hệ thống hoạt động an toàn hơn, chỉ những thiết bị nối mạng có số đăng ký MAC nhất định mới được quyền truy cập vào hệ thống. Danh sách địa chỉ MAC các thiết bị nối mạng không dây sử dụng trong hệ thống mạng được khai báo thông qua phần mềm quản trị Access Point. Trong Windows XP thủ tục xác định địa chỉ MAC của thiết bị mạng như sau: Đầu tiên, bạn hãy click chuột vào thanh Start, chọn Run và nhập vào dòng lệnh cmd rồi kết thúc bằng cách nhấn thanh OK. Trong cửa sổ DOS của tiện ích cmd, hãy nhập vào dòng lệnh ipconfig /all (lưu ý giữa ipconfig và /all có khoảng trống phân cách) rối nhấn tiếp phím Enter. Sau dấu ':' của dòng thông báo Physical Address chính là địa chỉ MAC của thiết bị mạng.
Ngoài ra, bạn có thể vào phần router chỉnh không cho broadcast, không cho người lạ scan thấy IP mạng của mình, đặt fixed IP cho các máy của mình và router chỉ nhận các IP đó.
Trả lời câu hỏi
Câu hỏi lĩnh vực Câu hỏi khác
Rao vặt Siêu Vip