Câu hỏi

21/05/2013 13:30
Cách chia di sản thừa kế là nhà khi người đang quản lý tài sản không chịu chia thì phải làm sao?
Cha mẹ tôi có bốn người con tạm gọi là A;B;C;D. đã tạo lập 1 căn nhà từ năm 1954,cha tôi chết năm 1974 không để lại di chúc.mẹ tôi chết năm 2001 có để lại di chúc phần của bà chia cho D 1/2 còn lại 1/2 chia đều cho A;B;C. anh A thì đã đi bảo lãnh năm 1988.nhà thi do ông D đang ở.khi bà B và C muốn
chia di sản thừa kế thì ông D không chịu chia và nói lý do là nhà từ đường . vậy bà B & C phải làm sao để chia di sản thừa kế? còn ông A ở nước ngoài thi có ảnh hưởng gì không?
hothot
21/05/2013 13:30
zero107
21/05/2013 13:30
chia di sản thừa kế thì ông D không chịu chia và nói lý do là nhà từ đường . vậy bà B & C phải làm sao để chia di sản thừa kế? còn ông A ở nước ngoài thi có ảnh hưởng gì không?
Danh sách câu trả lời (2)

ban oi ! tui cung cung 1 hoan canh nhu ban ne ! khong biet phai lam sao nua ! nhung nha ban co so hong hay ko ? giay to nha ai giu ?

Bạn có thể không cần phải khởi kiện ra tòa án vì nếu khởi kiện thì rất tốn thời gian và chi phí...mà bằng cách liện hệ luật sư để dược hỗ trợ. Tuy nhiên, nếu bắt buộc phải khởi kiện thì cần lưu ý những vấn đề sau:
Theo quy định tại Điều 645 Bộ luật dân sự thì thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
Tuy nhiên, Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình cũng có quy định một số trường hợp không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế như sau:
Trường hợp trong thời hạn 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về quyền thừa kế và có văn bản cùng xác nhận là đồng thừa kế hoặc sau khi kết thúc thời hạn 10 năm mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về hàng thừa kế và đều thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia thì di sản đó chuyển thành tài sản chung của các thừa kế.
Khi có tranh chấp và yêu cầu tòa án giải quyết thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế, mà áp dụng các quy định của pháp luật về chia tài sản chung để giải quyết và cần phân biệt như sau:
- Trường hợp không có di chúc mà các đồng thừa kế thỏa thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo thỏa thuận của họ.
- Trường hợp không có di chúc và các đồng thừa kế không có thỏa thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo quy định của pháp luật về chia tài sản chung.
Theo hướng dẫn nói trên, nếu anh em bạn không có tranh chấp về hàng thừa kế và đều thừa nhận di sản do cha mẹ để lại chưa chia, chỉ không thỏa thuận được về phần mỗi người được hưởng thì không thuộc trường hợp bị coi là đã hết thời hiệu khởi kiện về thừa kế, tòa án sẽ thụ lý vụ kiện và áp dụng các quy định của pháp luật về chia tài sản chung để giải quyết.
Theo quy định tại Điều 645 Bộ luật dân sự thì thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
Tuy nhiên, Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình cũng có quy định một số trường hợp không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế như sau:
Trường hợp trong thời hạn 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về quyền thừa kế và có văn bản cùng xác nhận là đồng thừa kế hoặc sau khi kết thúc thời hạn 10 năm mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về hàng thừa kế và đều thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia thì di sản đó chuyển thành tài sản chung của các thừa kế.
Khi có tranh chấp và yêu cầu tòa án giải quyết thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế, mà áp dụng các quy định của pháp luật về chia tài sản chung để giải quyết và cần phân biệt như sau:
- Trường hợp không có di chúc mà các đồng thừa kế thỏa thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo thỏa thuận của họ.
- Trường hợp không có di chúc và các đồng thừa kế không có thỏa thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo quy định của pháp luật về chia tài sản chung.
Theo hướng dẫn nói trên, nếu anh em bạn không có tranh chấp về hàng thừa kế và đều thừa nhận di sản do cha mẹ để lại chưa chia, chỉ không thỏa thuận được về phần mỗi người được hưởng thì không thuộc trường hợp bị coi là đã hết thời hiệu khởi kiện về thừa kế, tòa án sẽ thụ lý vụ kiện và áp dụng các quy định của pháp luật về chia tài sản chung để giải quyết.
Trả lời câu hỏi
Câu hỏi lĩnh vực Câu hỏi khác
Rao vặt Siêu Vip