Câu hỏi

30/05/2013 13:32
Cách chọn và dùng thuốc ho ?
Danh sách câu trả lời (1)

Một vài thành phần thường có trong thuốc ho
- Codein: Ức chế chọn lọc trung tâm ho ở hành não. Thường được dùng khi ho khan làm mất ngủ. Thuốc có tính gây nghiện.
- Opium: Ức chế thần kinh trung ương làm giảm ho, giảm đau. Dùng chữa ho kèm theo đau. Trẻ dưới 5 tuổi rất nhạy cảm với opium không được dùng những biệt dược chứa opium (như viên ho giảm thống, sirobenzo).
- Nhóm prometazin (sirophenergan, siro alimimerazin): Gây suy hô hấp, làm ngừng thở lúc ngủ, gây đột tử cho trẻ em dưới 2 tuổi, vì vậy không được dùng thuốc này cho trẻ dưới 2 tuổi. Với trẻ trên 2 tuổi chỉ dùng liều thấp nhất có hiệu lực.
- Dextromethorphan: Tác dụng lên trung tâm ho ở hành não, có cấu trúc gần giống morphin nhưng không có tác dụng giảm đau và có tính an thần. Thường dùng giảm ho nhất thời do bị kích thích (cảm lạnh) hay ho mạn không có đờm. Tác dụng giảm ho tương đương codein nhưng độc tính thấp hơn. Thuốc ít gây tác dụng phụ trên đường tiêu hóa, chỉ dùng liều rất cao mới ức chế thần kinh trung ương. Không dùng cho trẻ em dưới 2 tuổi, người đang dùng hay mới ngừng dùng thuốc chống trầm cảm ức chế mono aminon oxydase (IMAO) chưa đủ 14 ngày, đang dùng rượu. Có tài liệu khuyên không dùng cho người có thai.
Cách sử dụng
Thuốc ho gồm các loại sau: Loại ức chế trung tâm ho (codeinphosphat, dextromethorphan), loại ức chế trung tâm đau (cao opium, loại đặc có 20% morphin), loại làm long đờm (tepinhydrat, natribenzoat, guaifenesin), loại có tính an thần (các bromid), loại chống dị ứng (chlopheniramin) và loại chống sổ mũi, nghẹt mũi (phenylpropanolamin, pseudoephedri).
Khi bị ho, đờm đặc quánh lại không tống ra ngoài được thì dùng loại thuốc ho có chứa chất long đờm như terpincodein, viên ho long đờm. Với người bị ho vốn đã ra nhiều đờm mà dùng loại này thì đờm ra quá nhiều sẽ gây khó chịu. Ho kèm theo nhức đầu, mất ngủ nên dùng viên thuốc ho có chất ức chế trung tâm đau làm giảm đau như viên ho giảm thống có chứa opium.
Về mùa lạnh thường bị ho do cảm lạnh kèm theo dị ứng sổ mũi, nghẹt mũi nên dùng thuốc ho có chứa dược chất chống dị ứng (chlopheniramin), chống sổ mũi, nghẹt mũi (pseudoephedrin)...
Trẻ em ho hay quấy khóc về đêm nên dùng thuốc ho chứa chất an thần siro broma. Trẻ em, người lớn ho do dị ứng có thể dùng siro phenergan, siro alimimerazin.
Với người bệnh tăng huyết áp, bị bệnh tim mạch không nên dùng phenylropanolamin, pseudoephedrin. Vì những chất này làm tăng huyết áp, nhịp tim nhanh, đánh trống ngực, đau thắt ngực, nhức đầu, choáng váng. Riêng phenylpropanolamin có độc tính cao hơn pseudoephedrin nên phải cảnh giác hơn.
Siro ho có kèm theo thìa phân liều, có người làm mất thìa nên khi dùng áng chừng dễ xảy ra quá liều. Sirô có 64% đường, cần pha loãng trong một ít nước đun sôi để nguội, nếu cho uống nguyên dưới dạng đặc dễ bị sặc. Các tài liệu hướng dẫn thuốc nhập từ các nước có khi không giống nhau, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để chọn lựa cách dùng an toàn nhất.
- Codein: Ức chế chọn lọc trung tâm ho ở hành não. Thường được dùng khi ho khan làm mất ngủ. Thuốc có tính gây nghiện.
- Opium: Ức chế thần kinh trung ương làm giảm ho, giảm đau. Dùng chữa ho kèm theo đau. Trẻ dưới 5 tuổi rất nhạy cảm với opium không được dùng những biệt dược chứa opium (như viên ho giảm thống, sirobenzo).
- Nhóm prometazin (sirophenergan, siro alimimerazin): Gây suy hô hấp, làm ngừng thở lúc ngủ, gây đột tử cho trẻ em dưới 2 tuổi, vì vậy không được dùng thuốc này cho trẻ dưới 2 tuổi. Với trẻ trên 2 tuổi chỉ dùng liều thấp nhất có hiệu lực.
- Dextromethorphan: Tác dụng lên trung tâm ho ở hành não, có cấu trúc gần giống morphin nhưng không có tác dụng giảm đau và có tính an thần. Thường dùng giảm ho nhất thời do bị kích thích (cảm lạnh) hay ho mạn không có đờm. Tác dụng giảm ho tương đương codein nhưng độc tính thấp hơn. Thuốc ít gây tác dụng phụ trên đường tiêu hóa, chỉ dùng liều rất cao mới ức chế thần kinh trung ương. Không dùng cho trẻ em dưới 2 tuổi, người đang dùng hay mới ngừng dùng thuốc chống trầm cảm ức chế mono aminon oxydase (IMAO) chưa đủ 14 ngày, đang dùng rượu. Có tài liệu khuyên không dùng cho người có thai.
Cách sử dụng
Thuốc ho gồm các loại sau: Loại ức chế trung tâm ho (codeinphosphat, dextromethorphan), loại ức chế trung tâm đau (cao opium, loại đặc có 20% morphin), loại làm long đờm (tepinhydrat, natribenzoat, guaifenesin), loại có tính an thần (các bromid), loại chống dị ứng (chlopheniramin) và loại chống sổ mũi, nghẹt mũi (phenylpropanolamin, pseudoephedri).
Khi bị ho, đờm đặc quánh lại không tống ra ngoài được thì dùng loại thuốc ho có chứa chất long đờm như terpincodein, viên ho long đờm. Với người bị ho vốn đã ra nhiều đờm mà dùng loại này thì đờm ra quá nhiều sẽ gây khó chịu. Ho kèm theo nhức đầu, mất ngủ nên dùng viên thuốc ho có chất ức chế trung tâm đau làm giảm đau như viên ho giảm thống có chứa opium.
Về mùa lạnh thường bị ho do cảm lạnh kèm theo dị ứng sổ mũi, nghẹt mũi nên dùng thuốc ho có chứa dược chất chống dị ứng (chlopheniramin), chống sổ mũi, nghẹt mũi (pseudoephedrin)...
Trẻ em ho hay quấy khóc về đêm nên dùng thuốc ho chứa chất an thần siro broma. Trẻ em, người lớn ho do dị ứng có thể dùng siro phenergan, siro alimimerazin.
Với người bệnh tăng huyết áp, bị bệnh tim mạch không nên dùng phenylropanolamin, pseudoephedrin. Vì những chất này làm tăng huyết áp, nhịp tim nhanh, đánh trống ngực, đau thắt ngực, nhức đầu, choáng váng. Riêng phenylpropanolamin có độc tính cao hơn pseudoephedrin nên phải cảnh giác hơn.
Siro ho có kèm theo thìa phân liều, có người làm mất thìa nên khi dùng áng chừng dễ xảy ra quá liều. Sirô có 64% đường, cần pha loãng trong một ít nước đun sôi để nguội, nếu cho uống nguyên dưới dạng đặc dễ bị sặc. Các tài liệu hướng dẫn thuốc nhập từ các nước có khi không giống nhau, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để chọn lựa cách dùng an toàn nhất.
Trả lời câu hỏi
Câu hỏi lĩnh vực Chăm sóc sức khỏe
Rao vặt Siêu Vip