
Cách đánh giá một CPU tốt ?
Mọi người chỉ cho em cách đánh giá một CPU tốt. Em nghe mấy anh dân chuyên máy tính bảo nếu chỉ nhìn vào tốc độ xung nhịp để kết luận rằng nó nhanh hay chậm là quá nông cạn.
Em cũng không rõ lắm về vấn đề này nên muốn nhờ mọi người giúp đỡ.

Người ta nói thế là đúng đấy bạn ạ. Vì bạn có thể tưởng tượng thế này:
- Xung nhịp chỉ là tốc độ xử lý theo thời gian thôi - Công nghệ (64 hay 32 nanomet....) thể hiện công nghệ hay có thể nói là số bóng bán dẫn (transitor) trên cùng một đơn vị diện tích của bộ vi xử lý. Càng nhiều thì xử lý được các phép tính càng phức tạp và càng nhiều.
- Công nghệ (số nhân xử lý) có thể hiểu như 1 nhân là người có 1 đầu 2 nhân có 2 đầu 4 nhân có 4 đầu. Càng nhiều đầu thì càng nghĩ được nhiều thứ cùng một lúc.
- Công nghệ siêu phân luồng : làm tăng băng thông xử lý và tăng hiệu suất xử lý cùng một lúc 1 đầu làm được 2 nhiệm vụ tại cùng một thời điểm.
- Cấu trúc: core - core2 - i ...... làm thay đổi cách xử lý của đầu và thông thường đời sau sẽ nhanh hơn đời trước. Tổng hợp tất cả các công nghệ đó thì có thể hiểu nôm na như sau: Xung nhịp chỉ thể hiện tốc độ nghĩ (phản ứng) vì thế nếu 2 con khỉ bình thường thì con nào nghĩ (phản ứng) càng nhanh thì con khỉ đó giỏi hơn. Nhưng sau khi tiến hóa thành người thì sẽ nghĩ tốt hơn con khỉ cho dù có thể con khỉ nó có phản ứng còn nhanh hơn cả con người ấy chứ. Đơn giản vì não người nghĩ khác vì thế cấu trúc khác (đời sau) sẽ tốt hơn đời trước dù xung nhịp thấp hơn. Tiép nữa con khỉ 2 đầu sẽ giỏi hơn con khỉ 1 đầu và người cũng vậy, 2 đầu cùng nghĩ sẽ tốt hơn 1 đầu (trừ người VN vì thường 2 đầu cùng nghĩ sẽ dẫn tới.......... cãi nhau nhiều hơn là cùng làm) rồi tới bộ nhớ đệm (cache) tương tự như nháp ấy nếu viết ra nháp thì tính chính xác và nhanh hơn tính nhẩm, cache (nháp ) riêng thì sẽ chậm hơn nháp chung vì nhìn thấy nhau viết gì...... túm lại tốc độ chíp (tương đương với phản ứng của con người ấy) thể hiện nhanh hơn nếu họ có cách nghĩ giống nhau còn khi nghĩ khác nhau thì ........ anh nghĩ đầu em cũng phản ứng nhanh như Ngô Bảo Châu thôi, nhưng cách em nghĩ khác nên chưa làm giáo sư được vậy.