
Cách giải quyết khi máy in bị kẹt giấy?

Giấy bị kẹt có thể do :
Giấy quá mỏng: Trường hợp này nên sử dụng đúng loại giấy được nhà sản xuất khuyến cáo (thông thường là giấy có định lượng từ 75g/m2 trở lên).
Giấy bị ẩm: Trong những ngày mưa nhiều, giấy rất dễ bị ẩm. Nên chú ý bảo quản giấy bằng cách để trong bao nhựa kín chống ẩm và chỉ nên nạp giấy vừa đủ dùng.
Trục kéo giấy bị mòn: sau một thời gian sử dụng trục kéo giấy của máy in bị mòn nên không còn lấy giấy đúng một tờ nữa. Trường hợp này nên liên hệ với trung tâm bảo hành để được sửa chữa, thay thế phụ tùng.
Bật trục đổi hướng giấy ra trong lúc máy đang in. Máy in thường có chốt bật để đổi hướng giấy in ra, nếu bật chốt này trong lúc máy đang in, giấy sẽ bị kẹt.
Làm gì khi bị kẹt giấy?
Những lưu ý để tránh kẹt giấy:
Tắt điện nguồn máy in.
Làm theo các bước nêu trong mục "Nạp giấy cho máy in". Bạn nên chắc chắn rằng các chỉ dẫn có thể điều chỉnh đã được lựa chọn đúng.
Không để quá nhiều giấy vào khay giấy. Bạn nên chắc chắn rằng lượng giấy bạn cho vào nằm dưới mốc đánh dấu bên trong, trên thành khay giấy.
Không lấy giấy ra khỏi khay trong khi máy đang in.
Uốn, tãi và sắp xếp lại giấy cho ngay ngắn trước khi cho vào máy in .
Không dùng giấy nhàu nát, ẩm và đã bị quăn lại
Không trộn lẫn các loại giấy khác nhau trong khay giấy, sử dụng các loại giấy in mà nhà sản xuất chỉ định.
Khi máy in bị kẹt giấy, bạn lần lượt làm như sau :
Tắt điện nguồn máy in.
Mở nắp máy, tháo hộp mực.
Tùy theo phần giấy nhô ra, bạn dùng hai tay kéo nhẹ để rút ngược giấy đi vào hay rút tiếp tục theo chiều giấy đi ra. Thao tác nhẹ nhàng tránh làm rách giấy, không giật mạnh tay.

Máy in thường xuyên kẹt giấy.Cách khắc phục như thế nào?
Khi ra lệnh in máy kẹt giấy liên tục, đã tắt máy khởi động nhiều lần nhưng không hết.
Bao lụa còn gọi là Fixingfilm. Máy in bị kẹt giấy liên tục là triệu chứng của việc rách bao lụa. Cấu tạo của bao lụa rất mỏng “giống như fiml” nên dễ rách, bao lụa có tác dụng như bộ lọc, được ép trực tiếp lên rulo ép và đưa giấy ra khỏi máy in. Bao lụa bị rách, bề mặt tiếp xúc với trang in không đều nên trang in bị lệch qua một bên là nguyên nhân dẫn đến kẹt giấy. Nguyên nhân làm rách bao lụa (fixingfilm): - Bạn đã sử dụng giấy còn đính kim bấm để vào máy in, kim bấm làm hư hộp mực và tiếp đó là rách bao lụa có thể rách luôn rulo ép. Khi bỏ giấy trắng vào máy in không đánh tơi giấy ra “làm cho giấy không còn bị dính vào nhau thành nhiều tơ”. Không dùng thước giấy của máy in để giữ cho giấy ở vị trí thẳng hàng khi in, lúc này máy in sẽ bị kẹt giấy, bạn dùng tay kéo giấy bị lệch qua bên trái hoặc bên phải làm cho bao lụa bị dồn về một bên theo chiều kéo. Khi khởi động máy in lại bao lụa sẽ đứt làm đôi. - Bạn đổ mực quá nhiều lần , làm rơi vãi mực bên trong máy in . theo kinh nghiệm chỉ nên đổ mực không quá 2 lần . - Kéo giấy không đúng cách khi máy in bị kẹt - Sử dụng giấy thô ráp , hoặc vật liệu in không đúng qui cách … Cách phòng ngừa rách bao lụa: - Đổ mực đúng cách , tránh làm rơi vãi mực vào bên trong máy in - Không dùng giấy có kim bấm để in - Đánh tơi giấy và dùng thước giấy giữ cho giấy thẳng hàng trước khi ra lệnh in - Khi bị kẹt giấy: Lấy hộp mực ra trước, dùng tay kéo giấy ra theo chiều ra của giấy, tuyệt đối không dùng nhíp, thước, bút để cố gắng lấy giấy ra khỏi máy in .Giấy bị kẹt quá cứng không thể lấy ra được bạn nên gọi cho dịch vụ sửa chữa máy in nhờ nhân viên kỹ thuật lấy giúp. |

Nhiều người thường dùng các loại giấy in kém chất lượng hoặc giấy quá dày, và hệ quả của việc này là làm máy in dễ bị kẹt giấy khi đang in giữa chừng. Nếu là thợ sửa máy in thì chẳng thành vấn đề, nhưng nếu chỉ là “tay mơ” thì việc khắc phục vấn đề này sẽ phức tạp hơn.
Khi đang in giữa chừng mà giấy bị kẹt lại, ngay lập tức, máy sẽ được đưa vào chế độ chờ. Đèn nguồn trên máy sẽ chớp tắt liên tục và một hộp thoại sẽ hiện ra trên màn hình máy tính để thông báo cho bạn biết giấy đang bị kẹt. Sau đó, bạn lại chỗ thoát giấy in, dùng tay nắm nhẹ hai cạnh của miếng giấy, rồi kéo nhẹ nó ra khỏi máy in. Nếu khó kéo, bạn hãy lắc nhẹ miếng giấy, rồi giật giật miếng giấy vài cái để giấy lỏng ra.
Tiếp theo, bạn nhấn nút Display Print Queue. Trong danh sách hiện ra, bạn chọn tài liệu đang in dở để hủy bỏ lệnh in ban đầu. Thường khi thấy máy in kẹt giấy, nhiều người liền mở nắp máy ra, rồi gỡ đầu kim và hộp mực để tách giấy bị kẹt ra. Đây là một trong những cách...phá máy in nhanh nhất, vì lúc này, các đầu kim đang tì sát lên giấy in, chỉ cần một lực tác dụng nhẹ cũng làm cong chúng. Nếu nhẹ thì độ nét trang in về sau sẽ giảm, nếu mạnh thì có thể sẽ làm hư đầu kim và lúc này bạn chỉ còn cách mua... máy in mới.
Cuối cùng, bạn hãy thay giấy khác có chất lượng tốt hơn, xóc lại giấy cho đều, hay kiểm tra lại xem giấy in có bị cong gập hay không. Nếu có, hãy loại bỏ những tờ giấy đó đi. Sau đó, bạn vào menu Document > Restart để khởi động lại máy in và máy sẽ in lại trang đang in dở. Nếu máy vẫn không chịu in, hãy nhấn nút Resume/Cancel hai lần để kích hoạt lại máy in. Lúc đó, đèn nguồn sẽ nhấp nháy rồi chuyển xanh và máy in sẽ làm việc lại bình thường.
Lưu ý: Bài này áp dụng trên máy in Canon i850. Với các máy in khác, bạn thực hiện tương tự.

* Làm theo các bước nêu trong mục "Nạp giấy cho máy in". Bạn nên chắc chắn rằng các chỉ dẫn có thể điều chỉnh đã được lựa chọn đúng.
* Không để quá nhiều giấy vào khay giấy. Bạn nên chắc chắn rằng lượng giấy bạn cho vào nằm dưới mốc đánh dấu bên trong, trên thành khay giấy.
* Không lấy giấy ra khỏi khay trong khi máy đang in
* Uốn, tãi và sắp xếp lại giấy cho ngay ngắn trước khi cho vào máy in
* Không dùng giấy nhàu nát, ẩm và đã bị quăn lại
* Không trộn lẫn các loại giấy khác nhau trong khay giấy
* Chỉ sử dụng các loại giấy in mà nhà sản xuất chỉ định. Xem phần "Đặc điểm về giấy in".
* Bạn nên chắc chắn rằng mặt cần in của giấy được để úp trong khay giấy thường và để ngửa trong khay giấy nạp tay