
Cách học thuộc bài để nhớ lâu ?
Cần sự giúp đỡ của mọi người!Mình đang ôn thi đại học .Cách học thuộc bài để nhớ lâu. l

Cách học từ mới với hiệu suất là 99,9 % đây
C1: +Trước khi học thuộc lòng bạn phải thư giãn tức là nằm nghỉ, hít thở sâu... Đồng thời phải học thuộc trong một không gian tĩnh lặng. quy tắc khi học thuộc lòng đó chính là đừng để tâm hồn treo lên cành cây, hãy để đầu óc tập trung vào từ mới.
+ khi học, thì yếu tố quan trọng nhất để thành công là viết, viết và viết. Đừng thấy đó là công việc thừa, vì chính tớ đã không tin viết sẽ giúp mình học thuộc lòng nhanh hơn, nhưng sau một thời gian, từ vựng ngấm vào mình lúc nào ko biết.
Vậy thì phải viết ntn? nếu phải học thuộc một lượng từ quá lớn trong thời gian ngắn thì tớ có phương pháp sau:
Dùng bút từ 2 đến 3 loại mực khác nhau khi viết. viết hết từ này bằng màu xanh, lại viết từ kia màu đỏ v..v. Song chớ nên lạm dụng quá nhiều loại mực ko thì càng khó thuộc.
viết cách dòng, đặc biệt với bạn có chữ ko được nice cho lắm, điều này sẽ khiến ta dễ nhìn hơn.
+ Sau khi học xong cần lưu ý 1 điều (rất nhiều bạn mắc phải) đó là không nghe nhạc, xem phim, đọc truyện... vì nó sẽ làm phân tán tư tưởng.
Tiếp: Tăng cường ăn bí ngô, táo và chuối để tăng cường trí nhớ
trong quá trình học thuộc lòng, chớ nên đặt áp lực lên mình, vì hậu quả là đến lúc kiểm tra thì đầu bạn sẽ empty!!
C2: Hãy kiếm một quyển vở dày, ghi lại những từ đã học. Gập đôi trang giấy lại, một bên ghi từ tiếng Anh, bên kia ghi nghĩa tiếng Việt, rồi khi học thuộc tiếng Anh, ta gập nửa kia lại để cố nhớ nghĩa tiếng việt. Nếu không nhớ được thì mới giở ra xem, môĩ lần giở ra xem thì tích một dấu sao vào từ đó. Dần dần từ nào càng lắm sao thì chứng tỏ từ đó khó thuộc và ta phải tập trung vào đó hơn ( đây là kinh nghiệm của bố tớ và nó khá hiệu quả đấy)
C3: khi học từ ta nên đặt một vài câu hóm hỉnh chứa từ đó:
VD: A timorous baby can fly from Vietnam to USA to be a president.
Timorous: nhút nhát ; President: Tổng thống
C4: cách này tớ chỉ mới nghe nói đến thôi:
Viết từ mới ra giấy, sau đó đọc một vài lần, khi đi ngủ thì đặt tờ giấy đó xuống gối, sáng hôm sau từ sẽ “ bay” vào đầu. ( cách này theo tớ không được khả thi cho lắm và cũng bất tiện khi học từ mới vào buổi sáng vì ta không thể ngủ giữa chừng được), song cũng đáng để ta thử nghiệm
Nói tóm lại: điều quan trọng nhất khi HTL chính là viết, và viết như nào thì bạn tham khảo ở trên.
Có thể bạn chưa hoặc sắp biết
Giả dụ: mỗi ngày ta học thuộc 10 từ.
Một tuần ta sẽ học thuộc được: 10. 7 = 70 từ
Một tháng ta sẽ học thuộc được: 70. 4= 280 từ
Một năm ta sẽ học thuộc được: 280. 12 = 3360 từ
Trừ đi khoảng 60 từ vì quên còn 3300 từ
Vậy từ một người không có tí từ vựng nào trong đầu thì chỉ sau 1 năm người đó sẽ thuộc được gần như một quyển từ điển!!!

Cái quan trọng nhất khi bắt tay vào học bài là tinh thần của bạn được thoải mái tuyệt đối, không lo âu và phiền muộn về bất cứ một vấn đề gì. Khi đó bạn sẽ dành toàn bộ tâm trí cho việc học và hiệu quả sẽ được nhân lên rất nhiều đấy! Còn nếu như khi học mà bạn cứ mãi lo nghĩ về một vấn đề gì đó thì sẽ không thể nào thuộc bài nổi đâu, mà nếu như có thuộc thì cũng "ba chữ bên Tây, ba chữ bên Tàu" mà thôi!
Khi học bài bạn cũng không nên xem TV hoặc nghe nhạc nhé! Nếu không các bạn sẽ bị "tẩu hỏa nhập ma" và việc học cứ kéo dài lê thê mà chẳng vô được chữ nào.
Một chút gì đó tẩm bổ cho cơ thể trước khi bắt tay vào học bài cũng là cách nâng cao khả năng tiếp thu đấy bạn ạ! Thử dành cho mình một ly sữa hay một ly nước mát xem sao! Hiệu quả lắm đấy!
Khi đã đặt mục tiêu thì các bạn phải nhất quyết làm cho được và khi đó bài vở cứ việc đi sâu vào trí nhớ của bạn một cách dễ dàng, yên tâm được chút rồi nhé!
Những điều cần nhớ
Đầu tiên là phải nhớ thật kỹ cái tựa bài cần học vì tựa bài là bao hàm cả một bài học, bạn cần nắm bắt tựa bài thì mới khái quát được bài mà mình cần học. Tiếp đến là những con số La Mã hoặc ý chính được gạch đầu dòng thể hiện ý chính của bài học. Khi nắm được khung sườn của bài thì bạn sẽ an tâm và dễ dàng đi vào bài học hơn.
Điều quan trọng là học phần nào phải dứt điểm phần đó! Tránh tình trạng chưa học hết phần này đã tham lam nhảy qua phần kia. Khi đó bạn sẽ không chắc chắn được phần đầu mà phần sau cũng không đi vào đâu! Khi đã học thuộc bài học cần ôn lại hai ba lần để củng cố, tránh việc mới học xong một lần đã quẳng vở vào xó rồi đi ngủ hay đi xem phim thì ngày mai sẽ quên tất tần tật hết!
Gạch dưới những ý chính cần thiết nhất để học cũng là một cách giúp bạn nắm ý nhanh hơn, cách này dùng cho các bạn thi trắc nghiệm và các bạn học Sử vì có các cột mốc ngày tháng chi chít khó nhớ!
Điều nên tránh
Điều tuyệt đối nên tránh khi học bài là đang học môn này thì nhảy qua môn khác học liền vì như thế sẽ chẳng ăn thua vào đâu cả. Môn nào thì học dứt điểm môn đó! Nếu như bạn quá ôm đồm thì hậu quả là bạn sẽ chẳng thuộc được gì mà nhiều khi còn lấy "râu ông nọ cắm cằm bà kia" thì nguy!
Không nên vừa ăn nhóp nhép vừa học vì việc này vừa mất lịch sự vừa làm mất tập trung! Gia đình bạn nào có có ông bà lớn tuổi thì càng nên tránh việc này kẻo không bị rầy thì chẳng còn tâm trí đâu mà học nữa!
Không nên học bài khi bạn đang có cuộc hẹn vì khi đó bạn chắc chắn sẽ lo ra và chỉ học qua quít cho xong, kết quả chẳng khả quan là mấy!
Thật ra không khó để học thuộc bài, đúng không nào! Hãy tận dụng những bí quyết cộng thêm những cách học sáng tạo của riêng bạn để chinh phục những môn học bài "khó nuốt" bạn nhé! Chúc bạn thi thật tốt và "rinh" thật nhiều điểm 10!

Học thuộc lòng là cách ghi nhớ nội dung từng câu từng chữ qua đọc to, thuần thục tới mức có thể đọc lại diễn cảm trước đám đông mà không cần nhìn vào chữ.
1. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc học thuộc lòng
1. 1. Yếu tố chủ quan
1. 1. 1. Yếu tố tâm lý
* Ảnh hưởng tích cực
o Cảm giác vui vẻ: Cảm giác vui vẻ giúp gạt bỏ những vướng bận
tâm lý ngoài xã hội, khiến bạn tập trung vào bài học. Thông tin thu
thập được trong một quá trình học tập tập trung không những nhiều
(tức là đảm bảo về số lượng) mà còn tồn tại lâu (tức là đảm bảo về
chất lượng)
o Lòng đam mê học hỏi: Lòng đam mê học hỏi giúp người học thuộc
lòng cảm thấy hứng thú với kiến thức, khiến quá trình học nhanh
hơn.
o Việc xác định mục tiêu học tập rõ ràng: Xác định mục tiêu học
tập rõ ràng giúp người học thuộc lòng nhận thức rõ ý nghĩa việc học
của mình. Không chỉ riêng học thuộc lòng mà bất kì công việc gì
cũng cần có mục tiêu rõ ràng.
* Ảnh hưởng tiêu cực
o Stress: Khi chịu áp lực lớn, việc học thuộc lòng hầu như không
đạt hiệu quả.
o Không có mục đích học (không thấy được ý nghĩa của việc học):
Hậu quả của hiện tượng này là kiến thức học được chỉ bằng hoặc ít
hơn và không chính xác so với nguồn kiến thức. Kiến thức học được
ấy cũng thường chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian ngắn.
1. 1. 2. Yếu tố tư duy
* Ảnh hưởng tích cực: Những người có tư duy tốt có khả năng nhận
ra những đặc điểm của thông tin cần học và mối liên hệ của thông
tin với những thông tin khác, nên nhanh chóng ghi nhận được thông
tin.
* Ảnh hưởng tiêu cực: Tư duy yếu khiến thông tin có thể không
được đặt vào một chuổi gắn kết chặt chẽ. Không tư duy khiến thông
tin đứng cô lập và dễ lung lay, dễ đổ. Điển hình cho việc học thuộc
lòng thiếu yếu tố tư duy là việc học vẹt (rote
learning).
1. 1. 3. Phương pháp học thuộc lòng
Học thuộc lòng thực chất là một quá trình vận động trí não (diễn
ra bên trong con người), gồm nhận dạng đặc điểm, tạo mối liên hệ và
nhập thông tin vào não. Các phương pháp sau chỉ là quá trình hoạt
động bên ngoài:
* Nhắc lại thông tin nhiều lần
* Viết lại thông tin nhiều lần
* Vừa viết vừa nhắc lại thông tin nhiều lần
Tuỳ vào mỗi người mà sử dụng phương pháp khác nhau. Những nguời
tư duy nhanh thường chỉ cần sử dụng cách thứ nhất, trong khi những
người tư duy yếu phải sử dụng hai cách sau.
Tuỳ vào từng dạng thông tin mà sử dụng phương pháp. Nếu thông
tin khó nhớ thì nên dùng phương pháp cuối cùng. Kết thúc quá trình
học thuộc lòng là quá trình vận dụng kiến thức. Nếu kiến thức không
được vận dụng thường xuyên, theo thuyết đào thải, nó sẽ mất đi.
1. 2. Yếu tố khách quan
1. 2. 1. Phương tiện học thuộc lòng đối với những
kiến thức khó
Các kiên thức khó như số liệu, từ vựng,... cần được áp dụng
những phương tiện học tập sau:
* Sổ:
* Thẻ nhớ: là những mẩu giấy có màu hoặc không có màu cỡ nhỏ
Cách sử dụng: ghi chép kiến thức lên mặt giấy, luôn đem theo bên
mình, xem lại bất cứ khi nào rảnh rỗi. Việc nhắc lại kiến thức một
cách liên tục sẽ giúp bạn nhớ được lâu hơn.
1. 2. 2. Nơi học thuộc lòng
* Góc học tập: Góc học tập lý tưởng nhất là góc học tập
o Không ồn ào
o Đầy đủ ánh sáng
o Sạch sẽ
o Không hướng ra sân vui chơi
o Không trang trí sặc sỡ
Những điều này đảm bảo sự thoải mái khi học thuộc lòng, điều mà
dẫn tới độ tập trung cao.
* Những nơi khác: Những nơi khác không tạo được sự thoải mái như
góc học tập riêng. Chúng có thể là những yếu tố khách quan gây ảnh
hưởng xấu, nhưng cũng có thể không gây ảnh hưởng nếu tính thích ứng
và độ tập trung của bạn cao.
2. Những đối tượng thông tin
2. 1. Các môn học nhà trường
* Toán: công thức, định lý
* Lý: công thức vật lý, ký hiệu, đơn vị
* Hoá: tính chất hoá học các nguyên tố, các phản ứng đặc biệt,
điều kiện của phản ứng
* Văn: tiểu sử tác giả, thơ
* Anh: từ vựng
* Sinh
* Sử: mốc thời gian
* Địa: số liệu

Bạn thân mến!
Đây là khoảng thời gian khá căng thẳng đối với các sĩ tử trước mùa thi, vì vậy trước hết bạn nên bổ sung vitamin, chất dinh dưỡng cần thiết, có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý thì việc tiếp thu kiến thức mới dễ dàng được. Bạn có thể áp dụng một số phương pháp sau:
1. Trước hết phải hiểu!
Phải nắm được bản chất vấn đề, hiểu vấn đề nói gì, chỗ nào chưa hiểu thì phải ngẫm nghĩ bạn nhé.
2. Tóm tắt các ý chính
Nhớ được thứ tự từng bài trong SGK, điều đó sẽ rất tiện cho việc hệ thống nội dung học và nắm được toàn bộ chương trình. Nó giống như một dàn ý lớn ấy!
Hiểu rồi thì hãy gạch đầu dòng các ý chính. Bài trong sách thường chia thành nhiều đoạn, mỗi đoạn chắc chắn sẽ được trình bày theo những chủ đề khác nhau. Chúng mình hãy tìm ra chủ đề chính của từng đoạn nhé! Chỉ cần vài ba từ thật ngắn gọn thôi là ổn lắm rồi!
Đừng ham học cả một chương, bài dài loằng ngoằng, càng học càng rối! Có khi chỉ cần nhớ từ khóa (key word) của cả đoạn là chúng mình đã thuộc được hơn nửa bài rồi đấy! Không tin ư? Chúng mình làm thử luôn nhé!
3. Nhớ có giấy và bút!
4. Nhẩm bài!
5. Học cùng người khác

Bạn ăn nhiều đồ bổ não như trứng cá...
Luôn thoải mái đầu óc không áp lực
Thời gian học tốt nhất của bạn?Minh hay chọn sáng sớm để học