Câu hỏi

21/05/2013 10:18
Cách tính ngày nghỉ phép năm?
Tôi đang làm trong công ty 100% vốn nước ngoài, có những điều khoản quy định của công ty tôi chưa được thấu đáo xin được giải đáp:
1) Về việc tính tiền thôi việc, xin cho biết việc tính tiền thôi việc cho người lao động như thế nào, mức tính này có theo quy chế của BHXH hay không?
2) Về việc tính ngày nghỉ phép trong năm, công ty đưa ra quy định đạt 90% số ngày lao động theo quy định thì mới áp dụng ngày nghỉ phép năm theo quy định của chính phủ (12ngày/năm) là đúng hay sai? Xin vui lòng giúp đỡ.
manhlinh
21/05/2013 10:18
1) Về việc tính tiền thôi việc, xin cho biết việc tính tiền thôi việc cho người lao động như thế nào, mức tính này có theo quy chế của BHXH hay không?
2) Về việc tính ngày nghỉ phép trong năm, công ty đưa ra quy định đạt 90% số ngày lao động theo quy định thì mới áp dụng ngày nghỉ phép năm theo quy định của chính phủ (12ngày/năm) là đúng hay sai? Xin vui lòng giúp đỡ.
Danh sách câu trả lời (1)

- Tư vấn của luật sư Nguyễn Thị Diễm Phượng, đại diện Văn phòng luật sư J&J và Công ty cổ phần liên kết doanh nhân Elink:
1. Về trợ cấp thôi việc, Điều 42 – Bộ luật lao động quy định như sau:
a. Khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động đã làm việc thường xuyên trong doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức từ đủ 12 tháng trở lên, người sử dụng lao động có trách nhiệm trợ cấp thôi việc, cứ mỗi năm làm việc là nửa tháng lương, cộng với phụ cấp lương, nếu có.
b. Khi chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 – Điều 85 – Bộ luật lao động (tức là trường hợp người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải do: (1) người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, tiết lộ bí mật công nghệ, kinh doanh hoặc có hành vi khác gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của doanh nghiệp; hoặc (2) người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương, chuyển làm công việc khác mà tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật hoặc bị xử lý kỷ luật cách chức mà tái phạm), người lao động không được trợ cấp thôi việc.
Như vậy, theo quy định viện dẫn ở trên, thì trợ cấp thôi việc là do người sử dụng lao động trả cho người lao động dựa trên cơ sở pháp lý là Điều 42 – Bộ luật lao động, chứ không theo Điều lệ bảo hiểm xã hội (BHXH) hiện hành, bởi lẽ, Điều lệ BHXH hiện hành chỉ quy định các chế độ trợ cấp BHXH trong các trường hợp ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất mà thôi.
2. Về việc nghỉ phép hàng năm, Điều 74.1a – Bộ luật lao động quy định như sau:
“Người lao động có 12 tháng làm việc tại một doanh nghiệp hoặc với một người sử dụng lao động thì được nghỉ hàng năm, hưởng nguyên lương là 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường”.
Ngoài ra, Điều 77.2 – Bộ luật lao động còn quy định:
“Người lao động có dưới 12 tháng làm việc thì thời gian nghỉ hàng năm được tính theo tỷ lệ tương ứng với số thời gian làm việc và có thể được thanh toán bằng tiền”.
Như vậy, việc công ty của bạn quy định phải đạt được 90% phần trăm số ngày làm việc thì mới được nghỉ phép 12 ngày/năm là phù hợp với quy định của pháp luật lao động. Ngoài ra, như đã nêu ở trên, nếu bạn làm việc không đủ 12 tháng thì bạn vẫn được nghỉ phép với tỷ lệ tương ứng là mỗi tháng làm việc được một ngày nghỉ phép hưởng nguyên lương.
1. Về trợ cấp thôi việc, Điều 42 – Bộ luật lao động quy định như sau:
a. Khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động đã làm việc thường xuyên trong doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức từ đủ 12 tháng trở lên, người sử dụng lao động có trách nhiệm trợ cấp thôi việc, cứ mỗi năm làm việc là nửa tháng lương, cộng với phụ cấp lương, nếu có.
b. Khi chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 – Điều 85 – Bộ luật lao động (tức là trường hợp người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải do: (1) người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, tiết lộ bí mật công nghệ, kinh doanh hoặc có hành vi khác gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của doanh nghiệp; hoặc (2) người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương, chuyển làm công việc khác mà tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật hoặc bị xử lý kỷ luật cách chức mà tái phạm), người lao động không được trợ cấp thôi việc.
Như vậy, theo quy định viện dẫn ở trên, thì trợ cấp thôi việc là do người sử dụng lao động trả cho người lao động dựa trên cơ sở pháp lý là Điều 42 – Bộ luật lao động, chứ không theo Điều lệ bảo hiểm xã hội (BHXH) hiện hành, bởi lẽ, Điều lệ BHXH hiện hành chỉ quy định các chế độ trợ cấp BHXH trong các trường hợp ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất mà thôi.
2. Về việc nghỉ phép hàng năm, Điều 74.1a – Bộ luật lao động quy định như sau:
“Người lao động có 12 tháng làm việc tại một doanh nghiệp hoặc với một người sử dụng lao động thì được nghỉ hàng năm, hưởng nguyên lương là 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường”.
Ngoài ra, Điều 77.2 – Bộ luật lao động còn quy định:
“Người lao động có dưới 12 tháng làm việc thì thời gian nghỉ hàng năm được tính theo tỷ lệ tương ứng với số thời gian làm việc và có thể được thanh toán bằng tiền”.
Như vậy, việc công ty của bạn quy định phải đạt được 90% phần trăm số ngày làm việc thì mới được nghỉ phép 12 ngày/năm là phù hợp với quy định của pháp luật lao động. Ngoài ra, như đã nêu ở trên, nếu bạn làm việc không đủ 12 tháng thì bạn vẫn được nghỉ phép với tỷ lệ tương ứng là mỗi tháng làm việc được một ngày nghỉ phép hưởng nguyên lương.
(Theo tuoitre.com.vn)
Trả lời câu hỏi
Câu hỏi lĩnh vực Câu hỏi khác
Rao vặt Siêu Vip