Câu hỏi

05/06/2013 12:18
Cách tính trợ cấp thôi việc của tôi
Từ năm 1992 đến năm 2002 tôi làm việc làm việc cho một cơ sở sản xuất đồ nội thất , tháng 3 năm 2002 chuyển đổi từ cơ sở thành công ty và tôi bắt đầu ký hợp đồng và đóng bảo hiểm hã hội đến tháng 2 năm 2009 thì tôi làm đơn xin thôi việc do có việc gia đình nhưng công ty không ký quyết định thôi việc cho tôi. Nếu quá thời gian 45 ngày tôi đơn phương chấm dứt HDLĐ thì tôi đựoc hưởng những chế độ gì từ năm 1992 tới nay. cách tính như thế nào?
- Từ năm 1992 đến 2002 tôi có đựoc hưởng trợ cấp gì không?
- Và từ năm 2002 tới 2009 thì trợ cấp thôi việc của tôi là bao nhiêu?
Nếu tôi muốn rút sổ sổ bảo hiểm luôn thì tôi lấy được bao nhiêu tiền từ sổ bảo hiểm. Lương đóng bảo hiểm của tôi là 1200.000 đ. Xin Luật sư tư vấn giúp tôi trong thời gian sớm nhất. tôi xin xhân thành cảm ơn.
thangloi
05/06/2013 12:18
- Từ năm 1992 đến 2002 tôi có đựoc hưởng trợ cấp gì không?
- Và từ năm 2002 tới 2009 thì trợ cấp thôi việc của tôi là bao nhiêu?
Nếu tôi muốn rút sổ sổ bảo hiểm luôn thì tôi lấy được bao nhiêu tiền từ sổ bảo hiểm. Lương đóng bảo hiểm của tôi là 1200.000 đ. Xin Luật sư tư vấn giúp tôi trong thời gian sớm nhất. tôi xin xhân thành cảm ơn.
Danh sách câu trả lời (1)

Thời gian trước thì không có gì rằng buộc bạn với công ty cả. Việc cơ sở sản xuất không đóng BHXH cho bạn từ năm 1992 đến năm 2002 là không đúng pháp luật.
Theo quy định tại quyết định số 902/QĐ-BHXH ngày 26/9/2007 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam bạn cần yêu cầu công ty truy đóng BHXH cho thời gian 10 năm này. Sau khi truy đóng BHXH thời gian đóng BHXH của bạn sẽ là 17 năm.
Theo quy định tại điều 42 Bộ Luật lao động thì công ty phải trả trợ cấp thôi việc cho bạn mỗi năm làm việc là 0,5 tháng lương và phụ cấp lương (nếu có). Hoặc bạn áp dụng công thức tính bên dưới.
Do vậy, công ty phải tính cả tiền phụ cấp cho bạn khi trả trợ cấp thôi việc.
Điều 43 Bộ Luật lao động quy định thì công ty phải thanh toán cho bạn trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động. Trường hợp phức tạp không quá 30 ngày./.
Công thức tính vì không rõ số lương nên đưa công thức để bạn tự tính việc tính rất đơn giản
Tiền trợ cấp = (tổng số năm làm việc) x 1/2 (hệ số lương + hệ số phụ cấp) x mức lương tối thiểu.
Ví dụ: Một giáo viên phổ thông trung học làm việc từ 5-1975, nghỉ việc vào tháng 12-1994, hệ số lương khi nghỉ là 2,98. Như vậy, thời gian làm việc là 19 năm 8 tháng, được tính tròn là 20 năm.
Tiền trợ cấp là: 20 x 1/2 x 2,98 x 120.000 đồng = 3.576.000 đồng.
Về bảo hiểm xã hội, bạn có thể nhận chế độ BHXH một lần hoặc bảo lưu thời gian đã đóng BHXH để tiếp tục đóng BHXH khi bạn làm việc tại cơ quan mới./.
Theo quy định tại quyết định số 902/QĐ-BHXH ngày 26/9/2007 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam bạn cần yêu cầu công ty truy đóng BHXH cho thời gian 10 năm này. Sau khi truy đóng BHXH thời gian đóng BHXH của bạn sẽ là 17 năm.
Theo quy định tại điều 42 Bộ Luật lao động thì công ty phải trả trợ cấp thôi việc cho bạn mỗi năm làm việc là 0,5 tháng lương và phụ cấp lương (nếu có). Hoặc bạn áp dụng công thức tính bên dưới.
Do vậy, công ty phải tính cả tiền phụ cấp cho bạn khi trả trợ cấp thôi việc.
Điều 43 Bộ Luật lao động quy định thì công ty phải thanh toán cho bạn trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động. Trường hợp phức tạp không quá 30 ngày./.
Công thức tính vì không rõ số lương nên đưa công thức để bạn tự tính việc tính rất đơn giản
Tiền trợ cấp = (tổng số năm làm việc) x 1/2 (hệ số lương + hệ số phụ cấp) x mức lương tối thiểu.
Ví dụ: Một giáo viên phổ thông trung học làm việc từ 5-1975, nghỉ việc vào tháng 12-1994, hệ số lương khi nghỉ là 2,98. Như vậy, thời gian làm việc là 19 năm 8 tháng, được tính tròn là 20 năm.
Tiền trợ cấp là: 20 x 1/2 x 2,98 x 120.000 đồng = 3.576.000 đồng.
Về bảo hiểm xã hội, bạn có thể nhận chế độ BHXH một lần hoặc bảo lưu thời gian đã đóng BHXH để tiếp tục đóng BHXH khi bạn làm việc tại cơ quan mới./.
Trả lời câu hỏi
Câu hỏi lĩnh vực Lao động và pháp luật
Rao vặt Siêu Vip