Câu hỏi

28/05/2013 17:14
Camera nào đáng chú ý năm 2009?
Danh sách câu trả lời (1)

10 camera đáng chú ý năm 2009
Những chiếc camera này đều được trang bị những công nghệ mới hoặc tính năng mới nổi bật trong năm.
Có thể nói 2009 là một năm đánh dấu nhiều mốc phát triển của công nghệ sản xuất máy ảnh. Đầu tiên phải kể đến sự ra đời của máy ảnh số định dạng Micro Four Thirds. Tiếp đó là sự phát triển của một loạt các công nghệ và tính năng mới áp dụng cho cảm biến ảnh giúp cho ra các hình ảnh chân thực hơn và chụp được trong những điều kiện khó khăn hơn. Có thể kể ra sản phẩm tiêu biểu là FinePix F200EXR được tích hợp cảm biến Super CCD EXR, cho phép chụp ảnh ở độ phân giải và độ nhạy sáng cao mà không ảnh hưởng đến màu sắc và độ tương phản của các bức ảnh. Mức sàn của ống kính được trang bị cho những chiếc máy ảnh compact cũng dần được nâng cấp lên góc rộng trong khoảng 28 mm so với 35 mm cùng zoom quang 5x.
Dưới đây là mười mẫu máy đáng chú ý trong năm 2009 với những công nghệ vượt trội.
Olympus E-P1
Olympus E-P1. Ảnh: Cnet.
E-P1 là mẫu máy ảnh số định dạng Micro Four Thirds đầu tiên của Olympus – một trong hai nhà sản xuất sáng lập ra định dạng này. Máy nổi bật với cảm biến 3CCD 12,3 Megapixel cùng bộ vi xử lý ảnh TruePic V giúp xuất ra hình ảnh và video chất lượng cao với dải tương phản màu rộng. Cũng nhờ cảm biến ảnh này mà E-P1 có khả năng chụp ảnh trong tối và các điều kiện khó khăn rất tốt. Ngoài ra, sản phẩm của Olympus có thiết kế cổ điển cùng dáng hình nhỏ nhắn phù hợp với gu thẩm mỹ của khá nhiều người sử dụng. Tuy nhiên, máy vẫn còn một vài nhược điểm như không có đèn flash tích hợp, thời gian ghi ảnh sau khi chụp không nhanh, trình menu điều khiến rắc rối cho người sử dụng. Phiên bản nâng cấp của E-P1 là E-P2 cũng đã được nhà sản xuất công bố thời gian gần đây giúp nâng cấp 1 số tính năng và cải thiện các khuyết điểm từ phiên bản đầu tiên.
Fujifilm FinePix F200EXR
Fujifilm FinePix F200EXR. Ảnh: Cnet.
200EXR nổi bật khi sở hữu cảm biến ảnh tiên tiến Super CCD EXR với khả năng chụp trong điều kiện ánh sáng yếu rất tốt. Chất lượng hình ảnh đẹp ngay cả trong chế độ chụp với mức ISO (độ nhạy sáng) cao. Chế độ tự động EXR của máy hoạt động linh hoạt khi thay đổi các cài đặt phù hợp với hoàn cảnh chụp. Máy vẫn có một số nhược điểm nhỏ như thiết kế nhàm chán không thu hút được người sử dụng, các chức năng hơi khó điều chỉnh và không thể ghi được video chất lượng HD. Tuy nhiên, với chất lượng hình ảnh đáng kinh ngạc dù chỉ là một chiếc máy ảnh compact, Fujifilm FinePix F200EXR là một sự lựa chọn không thể bỏ qua với người dùng.
Canon PowerShot S90
Canon PowerShot S90. Ảnh: Cnet.
S90 là một cỗ máy gọn nhẹ và xứng tầm so với đối thủ đang làm mưa gió trên thị trường máy ảnh compact - Panasonic Lumix DMC-LX3. Máy sở hữu ống kính góc rộng 28 mm với độ mở ở góc rộng nhất là f2.8. Ngoài ra, S90 cũng có khả năng lưu trữ ảnh định dạng RAW, thiết lập được nhiều người yêu thích chụp ảnh mong đợi. S90 có khả năng lựa chọn kích thước khung ngắm lấy nét tự động (AF)với tốc độ lấy nét nhanh. Tuy nhiên, các bức ảnh của S90 bắt đầu xấu đi từ mức nhạy sáng (ISO) 400, bánh xe điều chỉnh chế độ khá khó để nắm bắt và điều chỉnh. Mặc dù vậy, với những chức năng giống như một chiếc máy ảnh số chuyên nghiệp DSLR thu nhỏ, S90 cũng là một lựa chọn rất đáng để lưu tâm.
Ricoh GXR
Ricoh GXR. Ảnh: Cnet.
Máy ảnh có khả năng thay thế cả ống kính và cảm biến là một sáng chế mới mẻ gây nhiều sự chú ý của Ricoh. Việc Ricoh GXR có tạo ra xu thế mới trong ngành công nghiệp sản xuất máy ảnh hay không vẫn còn phải xem xét trong thời gian tới nhưng trước mắt người ta có thể nhìn ra lợi thế của nó giúp ống kính và cảm biến có thể tương tác với nhau tốt nhất do được thiết kế gắn liền.
Samsung ST550
Samsung ST550. Ảnh: Cnet.
ST 550 nổi bật với việc được tích hợp 2 màn hình LCD ở mặt trước và sau. Khi chụp ảnh bằng ST550, người sử dụng có thể tự chụp chân dung bằng cách nhìn vào phần hiển thị trên màn LCD thứ 2 ở mặt trước. Tuy nhiên, tuổi thọ của pin khá nặng, chất lượng hình ảnh bắt đầu xấu đi thấy rõ ở ISO 400 là những nhược điểm mà máy gặp phải.
Panasonic Lumix DMC-GF1
Panasonic Lumix DMC-GF1. Ảnh: Cnet.
Đây là thiết bị của Panasonic nhằm đáp trả cho sự ra mắt của Olympus E-P1 trong thị trường máy ảnh định dạng Micro Four Thirds. GF1 sở hữu một số ưu điểm mà đối thủ của mình không có như việc tích hợp đèn flash và kính ngắm điện tử. Máy có kích thước nhỏ gọn, cho ra chất lượng hình ảnh đẹp và khả năng tùy chọn kính ngắm điện tử giúp tiết kiệm pin và linh hoạt hơn. Tuy vậy, máy vẫn còn một vài nhược điểm như không thể lọc tiếng ồn tốt trong chế độ quay video, thời gian tắt máy khá lâu. Nhưng dù sao, GF1 vẫn là một sự lựa chọn hấp dẫn cho những người đam mê và muốn nâng cấp lên từ những chiếc máy ảnh dòng ngắm chụp.
Fujifilm FinePix Real 3D W1
Fujifilm FinePix Real 3D W1. Ảnh: Cnet.
Ngoài việc thông báo công nghệ với cảm biến ảnh Super CCD EXR năm ngoái, Fujifilm còn trình diễn nguyên mẫu của một máy ảnh kỹ thuật số 3D. Trước đây, người dùng phải chụp hai bức ảnh bằng hai chiếc camera cùng thời điểm sau đó xử lý và in ra rồi sử dụng các phụ kiện đặc biệt như kính 3D hoặc chương trình máy tính chuyên dụng để xem hình ảnh 3D. Hiện tại, tất cả những điều đó có thể bắt đầu với sản phẩm Real 3D W1 của Fujifilm với thiết kế nhỏ gọn và được tích hợp ống kính kép.
Sony Cyber-shot DSC-TX1
Sony Cyber-shot DSC-TX1. Ảnh: Cnet.
Trong dáng hình mỏng manh của mình TX1 cũng sở hữu cảm biến ảnh với sức mạnh tương tự như Super CCD EXR của FinePix F200EXR. Thậm chí nó còn tích hợp thêm tính năng thú vị như Sweep Panorama giúp người dùng chụp cảnh toàn cảnh dễ dàng và chế độ Twilight giúp chụp tốt trong điều kiện ánh sáng yếu. Máy vẫn còn một số nhược điểm như hình ảnh vẫn xuất hiện nhiễu (noise) ở ISO200, cân bằng trắng không thực sự chính xác. Tuy nhiên, với thiết kế thời trang, siêu mỏng TX1 vẫn có thể thu hút được nhiều đối tượng người tiêu dùng.
Nikon Coolpix S1000pj
Nikon Coolpix S1000pj. Ảnh: Cnet.
Điểm nổi bật ở Coolpix S1000pj là nó có khả năng trở thành máy chiếu trong những trường hợp cần thiết. Với một số người thì đây thực sự là một khả năng hữu ích. Máy sở hữu góc rộng 28 mm, zoom quang 5x, điều khiển từ xa đi kèm. Tuy nhiên, chất lượng hình ảnh chỉ ở mức trung bình, khả năng xử lý nhiễu không thực sự tốt là những nhược điểm đáng kể của S1000pj khiến người dùng phải lưu tâm.
Leica X1
Leica X1. Ảnh: Cnet.
Leica X1 nổi bật với việc được tích hợp cảm biến APS-C trong một dáng hình nhỏ gọn, điều mà nhiều nhiếp ảnh gia mong muốn. Ngoài ra, X1 còn được trang bị ống kính huyền thoại của Leica là Elmarit có góc rộng nhất 24mm với độ mở f2.8. Để tiện lợi hơn cho người sử dụng, ở X1 còn được nhà sản xuất tích hợp chân cắm nóng để lắp đặt thêm kính ngắm quang học hoặc đèn flash phía trên.
Những chiếc camera này đều được trang bị những công nghệ mới hoặc tính năng mới nổi bật trong năm.
Có thể nói 2009 là một năm đánh dấu nhiều mốc phát triển của công nghệ sản xuất máy ảnh. Đầu tiên phải kể đến sự ra đời của máy ảnh số định dạng Micro Four Thirds. Tiếp đó là sự phát triển của một loạt các công nghệ và tính năng mới áp dụng cho cảm biến ảnh giúp cho ra các hình ảnh chân thực hơn và chụp được trong những điều kiện khó khăn hơn. Có thể kể ra sản phẩm tiêu biểu là FinePix F200EXR được tích hợp cảm biến Super CCD EXR, cho phép chụp ảnh ở độ phân giải và độ nhạy sáng cao mà không ảnh hưởng đến màu sắc và độ tương phản của các bức ảnh. Mức sàn của ống kính được trang bị cho những chiếc máy ảnh compact cũng dần được nâng cấp lên góc rộng trong khoảng 28 mm so với 35 mm cùng zoom quang 5x.
Dưới đây là mười mẫu máy đáng chú ý trong năm 2009 với những công nghệ vượt trội.
Olympus E-P1

Olympus E-P1. Ảnh: Cnet.
E-P1 là mẫu máy ảnh số định dạng Micro Four Thirds đầu tiên của Olympus – một trong hai nhà sản xuất sáng lập ra định dạng này. Máy nổi bật với cảm biến 3CCD 12,3 Megapixel cùng bộ vi xử lý ảnh TruePic V giúp xuất ra hình ảnh và video chất lượng cao với dải tương phản màu rộng. Cũng nhờ cảm biến ảnh này mà E-P1 có khả năng chụp ảnh trong tối và các điều kiện khó khăn rất tốt. Ngoài ra, sản phẩm của Olympus có thiết kế cổ điển cùng dáng hình nhỏ nhắn phù hợp với gu thẩm mỹ của khá nhiều người sử dụng. Tuy nhiên, máy vẫn còn một vài nhược điểm như không có đèn flash tích hợp, thời gian ghi ảnh sau khi chụp không nhanh, trình menu điều khiến rắc rối cho người sử dụng. Phiên bản nâng cấp của E-P1 là E-P2 cũng đã được nhà sản xuất công bố thời gian gần đây giúp nâng cấp 1 số tính năng và cải thiện các khuyết điểm từ phiên bản đầu tiên.
Fujifilm FinePix F200EXR

Fujifilm FinePix F200EXR. Ảnh: Cnet.
200EXR nổi bật khi sở hữu cảm biến ảnh tiên tiến Super CCD EXR với khả năng chụp trong điều kiện ánh sáng yếu rất tốt. Chất lượng hình ảnh đẹp ngay cả trong chế độ chụp với mức ISO (độ nhạy sáng) cao. Chế độ tự động EXR của máy hoạt động linh hoạt khi thay đổi các cài đặt phù hợp với hoàn cảnh chụp. Máy vẫn có một số nhược điểm nhỏ như thiết kế nhàm chán không thu hút được người sử dụng, các chức năng hơi khó điều chỉnh và không thể ghi được video chất lượng HD. Tuy nhiên, với chất lượng hình ảnh đáng kinh ngạc dù chỉ là một chiếc máy ảnh compact, Fujifilm FinePix F200EXR là một sự lựa chọn không thể bỏ qua với người dùng.
Canon PowerShot S90

Canon PowerShot S90. Ảnh: Cnet.
S90 là một cỗ máy gọn nhẹ và xứng tầm so với đối thủ đang làm mưa gió trên thị trường máy ảnh compact - Panasonic Lumix DMC-LX3. Máy sở hữu ống kính góc rộng 28 mm với độ mở ở góc rộng nhất là f2.8. Ngoài ra, S90 cũng có khả năng lưu trữ ảnh định dạng RAW, thiết lập được nhiều người yêu thích chụp ảnh mong đợi. S90 có khả năng lựa chọn kích thước khung ngắm lấy nét tự động (AF)với tốc độ lấy nét nhanh. Tuy nhiên, các bức ảnh của S90 bắt đầu xấu đi từ mức nhạy sáng (ISO) 400, bánh xe điều chỉnh chế độ khá khó để nắm bắt và điều chỉnh. Mặc dù vậy, với những chức năng giống như một chiếc máy ảnh số chuyên nghiệp DSLR thu nhỏ, S90 cũng là một lựa chọn rất đáng để lưu tâm.
Ricoh GXR

Ricoh GXR. Ảnh: Cnet.
Máy ảnh có khả năng thay thế cả ống kính và cảm biến là một sáng chế mới mẻ gây nhiều sự chú ý của Ricoh. Việc Ricoh GXR có tạo ra xu thế mới trong ngành công nghiệp sản xuất máy ảnh hay không vẫn còn phải xem xét trong thời gian tới nhưng trước mắt người ta có thể nhìn ra lợi thế của nó giúp ống kính và cảm biến có thể tương tác với nhau tốt nhất do được thiết kế gắn liền.
Samsung ST550

Samsung ST550. Ảnh: Cnet.
ST 550 nổi bật với việc được tích hợp 2 màn hình LCD ở mặt trước và sau. Khi chụp ảnh bằng ST550, người sử dụng có thể tự chụp chân dung bằng cách nhìn vào phần hiển thị trên màn LCD thứ 2 ở mặt trước. Tuy nhiên, tuổi thọ của pin khá nặng, chất lượng hình ảnh bắt đầu xấu đi thấy rõ ở ISO 400 là những nhược điểm mà máy gặp phải.
Panasonic Lumix DMC-GF1

Panasonic Lumix DMC-GF1. Ảnh: Cnet.
Đây là thiết bị của Panasonic nhằm đáp trả cho sự ra mắt của Olympus E-P1 trong thị trường máy ảnh định dạng Micro Four Thirds. GF1 sở hữu một số ưu điểm mà đối thủ của mình không có như việc tích hợp đèn flash và kính ngắm điện tử. Máy có kích thước nhỏ gọn, cho ra chất lượng hình ảnh đẹp và khả năng tùy chọn kính ngắm điện tử giúp tiết kiệm pin và linh hoạt hơn. Tuy vậy, máy vẫn còn một vài nhược điểm như không thể lọc tiếng ồn tốt trong chế độ quay video, thời gian tắt máy khá lâu. Nhưng dù sao, GF1 vẫn là một sự lựa chọn hấp dẫn cho những người đam mê và muốn nâng cấp lên từ những chiếc máy ảnh dòng ngắm chụp.
Fujifilm FinePix Real 3D W1

Fujifilm FinePix Real 3D W1. Ảnh: Cnet.
Ngoài việc thông báo công nghệ với cảm biến ảnh Super CCD EXR năm ngoái, Fujifilm còn trình diễn nguyên mẫu của một máy ảnh kỹ thuật số 3D. Trước đây, người dùng phải chụp hai bức ảnh bằng hai chiếc camera cùng thời điểm sau đó xử lý và in ra rồi sử dụng các phụ kiện đặc biệt như kính 3D hoặc chương trình máy tính chuyên dụng để xem hình ảnh 3D. Hiện tại, tất cả những điều đó có thể bắt đầu với sản phẩm Real 3D W1 của Fujifilm với thiết kế nhỏ gọn và được tích hợp ống kính kép.
Sony Cyber-shot DSC-TX1

Sony Cyber-shot DSC-TX1. Ảnh: Cnet.
Trong dáng hình mỏng manh của mình TX1 cũng sở hữu cảm biến ảnh với sức mạnh tương tự như Super CCD EXR của FinePix F200EXR. Thậm chí nó còn tích hợp thêm tính năng thú vị như Sweep Panorama giúp người dùng chụp cảnh toàn cảnh dễ dàng và chế độ Twilight giúp chụp tốt trong điều kiện ánh sáng yếu. Máy vẫn còn một số nhược điểm như hình ảnh vẫn xuất hiện nhiễu (noise) ở ISO200, cân bằng trắng không thực sự chính xác. Tuy nhiên, với thiết kế thời trang, siêu mỏng TX1 vẫn có thể thu hút được nhiều đối tượng người tiêu dùng.
Nikon Coolpix S1000pj

Nikon Coolpix S1000pj. Ảnh: Cnet.
Điểm nổi bật ở Coolpix S1000pj là nó có khả năng trở thành máy chiếu trong những trường hợp cần thiết. Với một số người thì đây thực sự là một khả năng hữu ích. Máy sở hữu góc rộng 28 mm, zoom quang 5x, điều khiển từ xa đi kèm. Tuy nhiên, chất lượng hình ảnh chỉ ở mức trung bình, khả năng xử lý nhiễu không thực sự tốt là những nhược điểm đáng kể của S1000pj khiến người dùng phải lưu tâm.
Leica X1

Leica X1. Ảnh: Cnet.
Leica X1 nổi bật với việc được tích hợp cảm biến APS-C trong một dáng hình nhỏ gọn, điều mà nhiều nhiếp ảnh gia mong muốn. Ngoài ra, X1 còn được trang bị ống kính huyền thoại của Leica là Elmarit có góc rộng nhất 24mm với độ mở f2.8. Để tiện lợi hơn cho người sử dụng, ở X1 còn được nhà sản xuất tích hợp chân cắm nóng để lắp đặt thêm kính ngắm quang học hoặc đèn flash phía trên.
Trả lời câu hỏi
Câu hỏi lĩnh vực Máy ảnh
Rao vặt Siêu Vip