
Cần chuẩn bị hành trang gì cho teen du học?

Link vào http://www.equest.edu.vn/detail.php?id=150&catid=63 đê biết các website cung cấp cho bạn thông tin du học cũng như kiến thức, kinh nghiệm du học lý thú và bổ ích.
Qua đó bạn cũng có thể học hỏi được nhiều kinh nghiệm và hành trang để du học đấy!
Các website cung cấp cho bạn thông tin du học cũng như kiến thức, kinh nghiệm du học lý thú và bổ ích.
1. THÔNG TIN CHUNG
www.educationusa.state.gov: Website hữu ích cho những ai quan tâm đến nền giáo dục Hoa Kỳ. Các chương t ình học, đại học, sau đại học được giới thiệu rất kỹ ở đây. Ngoài ra, website còn cung cấp thông tin về việc sống, học tập ở Mỹ, giúp các học sinh quốc tế làm quen với môi trường học tập mới nhanh hơn.
www.vco-edusa.net: Thư viện khổng lồ chứa các câu hỏi thông tin liên quan đến du học Hoa Kỳ được dịch ra nhiều thứ tiếng khác nhau. Các đường link bổ ích, thông tin mới nhất được cập nhật liên tục.
www.fulbright.co.uk/eas: Cung cấp đầy đủ thông tin về nộp đơn du học bậc đại học và sau đại học với 1 cách sắp xếp rất khoa học và dễ nắm bắt. Bạn có thể tìm hiểu từ cách bắt đầu quá trình nộp đơn, bài giới thiệu về các bài thi chuẩn hóa, chiến lược nộp hồ sơ, thông tin cần biết về 1 số ngành học phổ biến tại Mỹ như Y khoa, Dược, Tài chính ngân hàng v.v... cho đến những câu chuyện apply thành công của các thí sinh trước kia tại đây. Mục “Find a school” rất hữu ích cho việc chọn trường.
www.us-guide.org: Website bằng tiếng việt cung cấp thông tin hữu ích về giáo dục Hoa Kỳ.
Rất thuận lợi cho những ai có khả năng tiếng anh hạn chế tìm hiểu và tra cứu các bước chuẩn bị, kinh nghiệm và lời khuyên. Thư viện cung cấp danh mục sách ở để các bạn tiện tra cứu. Các cơ hội học bổng và cơ hội học nhóm cũng sẽ được tìm thấy ở đây.
www.petersons.com/educationusa: Thông tin chung về tất cả các ngành học, từ đại học, sau đại học, chuyên ngành, hỗ trợ tài chính cũng như học bổng cho giáo dục tại Hoa Kỳ. Định hướng nghề nghiệp cũng như các nguồn tư liệu tham khảo cũng sẽ giúp ích các bạn rất nhiều.
www.internationalstudentguidetotheusa.com: Kho tư liệu phong phú cho du học sinh đến với nước Mỹ. Nhận xét về hồ sơ, đưa ra các phương pháp giáo dục cụ thể, website khuyến khích học sinh xác định các bước rõ ràng khi nộp đơn nhập học ở các trường Đại học Mỹ. Công cụ tra cứu hoàn chỉnh giúp học sinh dễ dàng hơn trong việc tìm hiểu về các trường đại học quan tâm.
www.duhocvn.org: Website đặc biệt hữu ích cho cả các học sinh lẫn cha mẹ. Các thông tin cơ bản được trình bày khá hoàn chỉnh. Tài liệu phong phú được update liên tục giúp các bạn có những tư liệu quí để tự thực hành tiếng anh. Diễn đàn là nơi các bạn trao đổi những thắc mắc và học tập từ những thành viên trong diễn đàn.
www.collegeconfidential.com: Một trong những trang web có số lượng học sinh, giáo viên và phụ huynh truy cập lớn nhất. Bao gồm nhiều mục khác nhau và tương đối đầy đủ thông tin về quá trình xin học ở Mỹ. Những chỉ dẫn hiệu quả, thông tin tuyển sinh, vấn đề tài chính, đời sống học đường, thảo luận... là những điều làm nên thành công của website. Website còn cung cấp thông tin về việc học online, lấy văn bằng, tín chỉ từ xa mà không cần tham gia vào bất cứ một khoá học trực tiếp nào.
www.internationalstudent.com: Website về các vấn đề liên quan đến du học ở Mỹ, Anh và Úc. Học bổng, vay để học, vấn đề di chuyển khi du học, việc làm... được trình bày khá đầy đủ và chi tiết.
colleges.usnews.rankingsandreviews.com/usnews/edu/college/rankings/rankindex_brief.php:
ở mục Student Center, bạn có thể tìm thấy rất nhiều tính năng thú vị, từ Compare School đến Safety School Selector (Toolbox), đặc biệt là trong mục Extra và Articleson Getting không những cho bạn những thông tin hết sức quý giá từ ban tuyển sinh, năm gapyear, cách tìm trường phù hợp mà còn có hồ sơ (bao gồm điểm SAT, ACT, nội dung bài luận, họat động ngoại khóa, điểm phẩy, danh sách các trường nộp đơn và được nhận v.v...) của những thí sinh đã nộp đơn thành công vào các trường uy tín của Mỹ.
www.englishforvietnamese.com: Kho tài liệu essays và các bài luyện thi TOEFL, IELTS, TOEIC, SAT, GMAT,… Ngoài ra còn có thông tin học bổng và những thông tin hỗ trợ tài chính cho sinh viên quốc tế.
2. THÔNG TIN VỀ ĐẠI HỌC CỘNG ĐỒNG, KHÓA HỌC TIẾNG ANH NÂNG CAO VÀ TRAO ĐỔI VĂN HÓA
www.AmericanCommunityColleges.com: Website cung cấp thông tin về các trường Đại học cộng đồng dành cho sinh viên quốc tế.
www.aspectfoundation.org/ex_study/high_school.html: Website chính thức của ASPECT, tổ chức phi chính phủ giúp đỡ sinh viên quốc tế tham gia chương trình giao lưu văn hoá tại các trường trung học và đại học cộng đồng tại Hoa Kỳ.
www.aaiep.org/search.cfm: Là công cụ tìm kiếm hiệu quả của các khoá học tiếng Anh tại các trường Đại học của Hoa Kỳ.
www.uciep.org: Website cung cấp thông tin và công cụ tìm kiếm các khoá học tiếng Anh đã được kiểm định của các trường Đại học Hoa Kỳ.
www.esl.com: Website cung cấp thông tin toàn diện về các khoá học tiếng Anh, các chương trình bậc phổ thông, đại học và sau đại học về kỳ thi TOEFL và TESOL.
www.intensiveenglishusa.org: Công cụ tìm kiếm hiệu quả các khoá học tiếng Anh tại Hoa Kỳ, do Viện giáo dục quốc tế Hoa Kỳ (IIE) quản lý.
3. DU HỌC BẬC PHỔ THÔNG
www.foreignborn.com/self-help/school/index.htm: Công cụ tìm kiếm của các trường học từ bậc tiểu học đến trung học với hơn 120,000 trường công và trường tư.
www.greatschools.net: Website cung cấp thông tin về hơn 120,000 trường công. Ngoài ra còn có công cụ tìm kiếm và so sánh, hàng trăm bài viết và những lời khuyên hữu ích giúp phụ huynh chọn trường phù hợp nhất cho con mình.
www.schools.com: Website chính thức của TABS, tổ chức gồm hơn 300 trường nội trú của Hoa Kỳ, Cananda và nhiều nước khác, cung cấp thông tin đầy đủ và công cụ tìm kiếm tất cả các trường nội trú của TABS.
www.boardingschoolreview.com: Website cung cấp công cụ tìm kiếm và thông tin toàn diện về các trường nội trú của Hoa Kỳ và những bài viết đánh giá của những học sinh đã theo học tại các trường này.
nces.ed.gov: Website chính thức của NCES (National Center for Education Statistics), cung cấp các dữ liệu và các bài đánh giá về chất lượng giáo dục của tất cả các trường ở Hoa Kỳ.
www.nais.org: Để tìm thông tin hỗ trợ tài chính tại các trường phổ thông tư thục, vào "Admission and financial aid", tiếp đó vào "Financial aid facts for parents", truy cập phần "scholarship providers." Chọn bang (State) nơi mình muốn theo học để tìm kiếm thông tin về các chương trình học bổng.
4. THÔNG TIN CÁC TRƯỜNG ĐƯỢC KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG (ACCREDITATION) VÀ
THỨ TỰ XẾP HẠNG
*Các bạn chỉ nên tham khảo các bảng xếp hạng, không nên coi đây là tiêu chí duy nhất để đánh giá chất lượng của một trường.
www.usnews.com: Website cung cấp thứ tự xếp hạng của các trường đại học và cao đẳng của Hoa Kỳ được đánh giá chất lượng hàng năm.
www.businessweek.com: Website cung cấp thứ tự xếp hạng chất lượng chương trình quản lí MBA bậc đại học và sau đại học
www.chea.org: Website cung cấp danh sách 60 tổ chức và 3000 trường đại học cùng các khoá học đã được kiểm định chất lượng.

Sau khi hoàn tất thủ tục du học chỉ chờ ngày lên đường, nhiều bạn luống cuống không biết mình nên chuẩn bị gì khi đến một nơi xa lạ.
Chuẩn bị tâm lí và tình cảm cho sự thay đổi Cứ lo lắng chuyện mình sẽ mua sắm những gì, thiếu thốn ra sao, ít bạn nào nhớ chuẩn bị cho mình tâm lí tốt. Chẳng lạ khi thấy những bạn du học sinh khi mới đi học khóc ròng vì tủi thân. Phải mất một khoảng thời gian dài mới cân bằng được. Chớ quên chuẩn bị lời chia tay với gia đình, bạn bè và đằng ấy nếu bạn đi du học xa và có khả năng ít được về. Dù chỉ vài lời nói thôi cũng đã khiến… xúc động lòng người rồi ấy. Bản thân bạn cũng cảm thấy nhẹ nhỏm hơn khi có thể bày tỏ hết cảm xúc của mình lúc còn ở bên gia đình, bạn bè và đằng ấy. Khi xa nhà, cũng cần chuẩn bị một chút cho sự thay đổi và hòa nhập của bản thân khổ chủ. Bởi khi đến một quốc gia khác, mà thói quen và tính tình bạn vẫn chẳng khác gì ở nhà thì sẽ khổ lắm. Nhiều bạn du học sinh ở nhà tính tình ít nói, khó chịu. Nhưng từ ngày đi du học lại thoải mái hơn. Đơn giản vì chẳng ai thích kết bạn với người… cáu bẳn cả. Mà không có bạn bè thì buồn khỏi nói luôn. Nghe chắc sẽ rất buồn cười nếu như biết nhiều du học sinh xa nhà lại thích mang những thứ như: tương ớt Việt Nam, bánh tráng Việt Nam, mì gói, ngũ vị hương ở Việt Nam. Nhưng sự thật là vậy. Ở nhà thì có lẽ những món ăn đó là quá thông thường, nhưng khi ra nước ngoài, lạ vị, thì những món ăn đó lại vô cùng hấp dẫn. Jenny Trần (du học sinh Mỹ) chia sẻ: “Mình rất thích ăn bánh tráng Việt Nam. Cả bánh tráng trộn lẫn bánh tráng để cuốn thịt luộc, chiên chả giò. Lần nào qua mình cũng mang rất nhiều mà không đủ. Mình nhớ món bánh tráng trộn ở Việt Nam lắm. Ở nhà, mua chừng 5k là ăn ngon hết xẩy. Qua Mỹ rồi, chẳng chỗ nào bán, tự làm ăn 1 lần phải mất 10$ Úc (khoảng 200k) mà vẫn thòm thèm”. Khoảng thời gian đầu mới đi du học, thường các teen sẽ rất khó tìm những thứ hợp với sở thích và thói quen tiêu dùng của bản thân. Từ thực phẩm đến đồ dùng cũng vậy. Do đó, làm một list những thứ thật-sự-quen-dùng không thừa chút nào đâu. Nhưng nhớ đừng mua tham quá nhé, số kg có hạn, mà nhiều thứ cần chuẩn bị lắm í. Ở một số nước, nhất là các nước Châu Âu và Châu Mỹ, dụng cụ học tập, bút, sách, tập khá đắt đỏ. Một cây bút bi, mua ở Việt Nam, loại dùng được chỉ khoảng 10k, nhưng khi xa nhà thì nó vào khoảng 10$ vẫn còn là rẻ. Không chỉ thế, để đi mua dụng cụ học tập trong thời gian đầu khá khó khăn. Vì nhiều bạn chưa biết đường đi lối về, lại không có phương tiện đi lại. Thế nên chuẩn bị sẵn sẽ có lợi và tiết kiệm được một khoản kha khá. Mải mê mua sắm, ít bạn nào nhớ đến thuốc thang cũng là một trong những thứ quan trọng cần chuẩn bị. Tiền đi khám bác sĩ ở nước ngoài cực kì đắt. Thế nên khi gặp những trường hợp như cảm cúm, nhức đầu, đau bụng… thì ít ai lại bỏ ra một khoản tiền để đi bác sĩ ngay. Thế nên một bịch thuốc gia đình là rất cần thiết. Nhất là những căn bệnh thường gặp, thêm một vài loại thuốc bổ nữa là không thừa chút nào đâu. Khi sắm sanh quần áo, bạn chớ quên chuẩn bị trang phục theo khí hậu ở quốc gia bạn đến. Tất nhiên, chỉ nên mua một, hai cái. Không nên mua nhiều. Nếu bạn ở những quốc gia lạnh, hay có tuyết, thì mua ở bên đó là tốt nhất. Đôi khi áo lạnh mua sẵn ở nhà mỏng, ngắn và không thích hợp, chỉ dùng tạm được thôi. Nếu không nhất thiết phải dùng đồ hiệu, thì quần áo ấm cũng không “dao” lắm đâu bạn ạ. Trước khi đi du học, bạn nên tìm xem bạn bè mình có ai ở đó trước chưa. Tham khảo ý kiến mọi người cũng quan trọng không kém. Nếu có người quen thì quả là một may mắn. Bạn có thể hỏi han về trường lớp, cách thức đi lại, nói chung là tất tần tật thắc mắc của bạn một cách chính xác. Không chỉ thế, khi xa nhà, nếu có một vài người bạn cùng học tập, cùng sinh sống thì sẽ bớt cảm thấy cô đơn hơn đấy bạn ạ!
(Theo Kênh14.vn)