Câu hỏi

28/05/2013 06:55
Cần tư vấn về màn hình Lcd??
Hiện nay em có tầm 4,5->5 triệu .Em đang cần mua 1 cái LCD 19" bác nào bít tư vấn dùm em
Nhu cầu của em là chơi game . Đặc biệt em đọc tài liệu trên máy khá nhiều nên cần màn hình tốt,đỡ mỏi mắt
Em cảm ơn
trancongmin
28/05/2013 06:55
Nhu cầu của em là chơi game . Đặc biệt em đọc tài liệu trên máy khá nhiều nên cần màn hình tốt,đỡ mỏi mắt
Em cảm ơn
Danh sách câu trả lời (1)

Tuy bị LCD chiếm lĩnh thị dần trường nhưng CRT vẫn có chỗ đứng nhờ những ưu điểm vốn có: giá cả, màu sắc phong phú, trung thực và góc nhìn không giới hạn. Chọn lựa màn hình CRT tương đối dễ dàng hơn LCD.
Điểm đầu tiên bạn quan tâm chắc chắn là túi tiền và mục đích sử dụng. Tiếp theo sẽ là yếu tố đèn hình (tuổi thọ, chất lượng...) nhưng người dùng thông thường chỉ có thể căn cứ vào uy tín của thương hiệu và kết quả kiểm tra tận mắt. Bạn cũng cần quan tâm đến chỉ số điểm ảnh, tần số đáp ứng và độ phân giải. Tần số đáp ứng của màn hình nên đạt mức 70Hz trở lên để tránh tình trạng rung hình, mỏi mắt. Hình ảnh hiển thị trên màn hình CRT sẽ càng đẹp nếu kích thước điểm ảnh càng nhỏ, nhất là ở những độ phân giải cao.
Hiện màn hình CRT 17” được người dùng ưa chuộng, giá dao động từ 100-140USD tùy nhãn hiệu và đặc tính. CRT từ 19” trở lên chủ yếu dành cho người dùng đồ họa và mức giá từ 200-300USD.
Nhờ giá thành ngày càng dễ chấp nhận, màn hình LCD đang dần chiếm lĩnh thị trường. Hầu hết các loại màn hình LCD hiện nay đều có thiết kế mỏng, gọn nhẹ, mẫu mã đẹp, hiện đại, màu sắc ấn tượng và khá sang trọng. Hiện phổ thông nhất là các loại LCD 15”, 17”. Màn hình trên 19” hay màn hình “wide” vẫn có giá khá cao nên được xếp vào hàng “cao cấp”. Khi mua màn hình LCD, bạn rất dễ bị hoa mắt bởi thị trường có vô số mẫu mã. Tuy nhiên, bạn vẫn có cách để tìm mua được màn hình LCD phù hợp với nhu cầu và túi tiền nếu bạn lưu ý một số điểm sau:
• Kích thước. Đầu tiên bạn cần xác định kích thước phổ thông và hiệu quả đầu tư hiện nay là dòng 15”. Tiếp đến là tỷ lệ khung hình: 4:3 cho công việc và 16:9 (hoặc 16:10) cho giải trí.
• Giá cả. Giá LCD cũng đa dạng như kiểu dáng, thông số và tính năng của nó. Đa số LCD 15” có giá dưới 250 USD, còn 17” thì tăng dần đến khoảng 400 USD. Giá LCD 15” có công nghệ cảm ứng, hay mẫu 17”, 19” cao cấp vẫn trên 400 USD. Nếu “rủng rỉnh” trong tay khoảng trên 550 USD, bạn có thể nghĩ đến một LCD 20”.
• Thông số. Có khá nhiều thông số mà bạn phải cân nhắc khi mua LCD như độ phân giải thực, độ tương phản, độ sáng, góc nhìn... Hiểu rõ chúng sẽ giúp bạn có được một quyết định đúng đắn hơn, bạn có thể tham khảo bài viết “Màn hình CRT hay LCD” (ID: A0309_102) của Test Lab.
• Mục đích sử dụng. Nếu bạn chỉ cần dùng cho công việc văn phòng thì hầu như mọi LCD trên thị trường đều phù hợp. Đối với người dùng video số và đa phương tiện, cổng giao tiếp số DVI và thời gian đáp ứng (response time) là hai yếu tố không thể xem nhẹ: chỉ số thời gian đáp ứng càng nhỏ (nhanh nhất hiện nay là 2ms) càng tốt. Hiện nay, đa số dòng sản phẩm phổ thông đều có sẵn cổng giao tiếp D-sub (VGA) và DVI. Dùng màn hình wide để dựng phim màn ảnh rộng thì thật thích hợp.
Người dùng đồ họa chuyên nghiệp có khuynh hướng chọn màn hình CRT cao cấp do khả năng thể hiện màu sắc chuẩn hơn LCD. Tuy nhiên, LCD cao cấp hiện nay đã không thua kém: hiển thị đến 16,7 triệu màu và đạt độ tương phản đến 2000:1.
Xu hướng hiện nay là làm việc kết hợp với giải trí nên LCD khung hình “wide” đang rất được ưa chuộng, bên cạnh đó đã có dòng LCD xem video chuyên dụng với cổng giao tiếp S-video, component và hợp chuẩn HDCP để sẵn sàng thế hệ đĩa Blu-ray, HD-DVD. Hầu hết các loa kèm theo LCD đều có công suất nhỏ nên bạn có thể bỏ qua tùy chọn này.
Thị trường màn hình LCD hiện nay khá phong phú về chủng loại, kiểu dáng và tính năng. Ngoài các nhãn hiệu quen thuộc như Sony, Samsung, LG, Viewsonic, TCL, Prolink đã xuất hiện thêm các tân binh CTX, Asus, Acer, AOC.
Đi kèm mỗi nhãn hiệu là nhiều công nghệ đặc trưng. LG có Flatron f-Engine sử dụng công nghệ DAFI (Digital Adaptive Fine Image) với RCM (Real Color Management) nhằm tái hiện màu sắc chân thật hơn; ACE (Adaptive Color and Contrast Enhancement) giúp tăng độ sáng, độ tương phản. Asus có công nghệ màn hình hấp thụ ánh sáng. Samsung có phần mềm NaturalColor với khả năng tự động cân chỉnh để màu sắc hiển thị trên màn hình được máy in tái hiện chính xác.
Tại thị trường Việt Nam, màn hình LCD 15” đang được người dùng văn phòng ưa chuộng bởi tính năng đáp ứng tốt và giá phù hợp. Màn hình 17” cho bạn rất nhiều sự chọn lựa từ phổ thông đến cao cấp với mức giá từ 240 USD cho mẫu mã Venr VFT795 (ID:A0607_68) đến 589 USD của LG L1780Q (ID:A0604_60). Nếu túi tiền đầy hơn, bạn có thể đầu tư cho CTX PV500T, CTX PV5BT và LG Flatron L1730SF với công nghệ cảm ứng để có thể chạm tay trực quan và lôi cuốn trẻ em đến với phần mềm học tập tương tác.
Mẹo vặt
Điều tiên quyết là bạn phải tận mắt kiểm tra chất lượng và quyết định chọn mẫu mã. Khi kiểm tra, bạn luôn nhớ thiết lập chế độ làm việc tối ưu tại độ phân giải thực với tần số phù hợp (thường từ 70Hz đến 75Hz). Để phát hiện điểm chết, bạn có thể mở cửa sổ trình duyệt Internet Explorer, nhập địa chỉ “about:blank”, nhấn Enter và phím F11, sau đó hãy tìm kiếm các điểm đen (chính là các điểm chết) trên màn hình. Một số các nhà sản xuất lớn như LG, Sony,... đã có thêm chế độ đổi sản phẩm khi gặp điểm chết.
Thị trường xuất hiện nhiều gương mặt mới, sản phẩm đa dạng hơn cho người dùng lựa chọn, nhưng hầu như tất cả đều giống nhau vì công nghệ không có gì thay đổi lớn. Chỉ một vài sản phẩm được xem là “độc đáo” bởi kiểu dáng và những tính năng giá trị gia tăng.
Xu hướng thị trường
Các sản phẩm màn hình LCD trong một năm trở lại đây chỉ nâng chỉ số kỹ thuật chứ không có sự đột phá nào về công nghệ. Thấy rõ nhất là chỉ số thời gian đáp ứng (response time). Hiện đã có sản phẩm đạt đến đáp ứng 3ms (Viewsonic), gần đến “ngưỡng” tương đương với màn hình CRT. Đây là thông số rất quan trọng đối với các ứng dụng giải trí, video số và nhất là game.
Trong khi các “đại gia” về màn hình LCD như Samsung, LG, Viewsonic, BenQ... vẫn bám trụ vào dòng màn hình cao cấp, thì đáng chú ý ở thị trường màn hình LCD năm nay là sự xuất hiện hàng loạt các tên tuổi mới như Digilife, Prolink, Nutech... nhắm vào thị trường màn hình LCD phổ thông. Thật vậy, có những loại màn hình LCD giá vừa hợp túi tiền mà tính năng và chất lượng lại rất đáng hài lòng.
Chọn mua như thế nào?
Chọn mua màn hình LCD là một việc “tuy dễ mà khó, tuy khó mà dễ”. Các thông số kỹ thuật chỉ nói lên được “phần nổi”. Chất lượng thực tế lại là chuyện hoàn toàn khác.
Dễ nhầm nhất có lẽ là chỉ số thời gian đáp ứng. Các nhà sản xuất và người bán thường “lập lờ” với chỉ số này nhiều nhất. Bạn nên biết rằng chỉ số thời gian đáp ứng của màn hình LCD bao gồm 2 yếu tố là Tr (rising time) + Tf (falling time). Phải cộng cả 2 con số này mới bằng chính xác thời gian đáp ứng của màn hình. Thường thì 2 con số này không bao giờ bằng nhau, và các nhà sản xuất thường chỉ lấy “tượng trưng” một con số để giới thiệu cho khách hàng.
SamsungSyncMaster 172T
Điểm ảnh chết (dead pixel) cũng là điều bạn nên chú ý. Sẽ rất khó chịu khi hình ảnh trên màn hình thay đổi, nhưng có những chấm nhỏ xíu (nhỏ đến nỗi nếu bạn không để ý kỹ thì cũng khó nhận ra) cứ “ỳ” ra đó, không chịu thay đổi màu sắc gì cả. Tình trạng này có thể xảy ra trên bất cứ loại màn hình LCD nào, ngay cả những nhãn hiệu tốt cũng không ngoại lệ. Thường thì vấn đề này được gọi là “hên, xui”, nhưng nếu phát hiện sớm, bạn có thể yêu cầu đổi lấy sản phẩm khác. Để “chắc ăn” hơn, bạn nên kiểm tra thật kỹ trước khi mua màn hình. Cách tốt nhất là để một hình nền toàn màu đen là dễ phát hiện nhất.
Các chỉ số khác như độ sáng, độ tương phản, góc nhìn, kích thước điểm ảnh và khả năng hiển thị màu, bạn khó lòng kiểm tra chính xác, vì thực ra đối với người mua thì không có công cụ hay thước đo nào có thể kiểm tra chính xác được những thông số này. Theo kinh nghiệm thực tế, bạn nên chọn những màn hình có thông số tương đối phù hợp. Chẳng hạn như đừng chọn màn hình có chỉ số độ sáng quá cao, nhưng độ tương phản quá thấp hay ngược lại. Điều này ít nhiều ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh mà màn hình thể hiện. Chọn những sản phẩm có các chỉ số độ sáng và độ tương phản phù hợp, bạn sẽ thấy hình ảnh dễ chịu hơn nhiều.
Các chức năng phụ cũng một phần làm cho màn hình LCD bị “đội giá”. Nhưng bù lại bạn sẽ có được những lợi ích thiết thực mà thông dụng nhất có lẽ là loa tích hợp. Phần lớn, với công suất yếu, loa tích hợp trên màn hình LCD chỉ để nghe cho “vui tai” mà thôi, chứ không dám bàn đến chất lượng. Tuy nhiên cũng có những sản phẩm có loa tích hợp rất “đáng đồng tiền”, đơn cử là các sản phẩm của BenQ (model FP783 & FP785). Khe cắm USB cũng thường thấy trên những màn hình đắt tiền. Có loại còn có cả tùy chọn webcam có sẵn.
Để chọn đúng loại màn hình mình cần, trước tiên, bạn hãy xác định rõ nhu cầu công việc, sau đó mới tới khả năng tài chính. Vì với một số tiền nhỏ, hiện nay bạn vẫn có thể tìm được cho mình một sản phẩm tốt, hợp lý.
Màn hình rẻ hay cao cấp?
Thường thì tiền nào của nấy, nhưng có một số trường hợp ngoại lệ. Có loại đắt tiền mà chất lượng chẳng tương xứng. Nhiều loại giá khá rẻ mà chất lượng tốt đến ngạc nhiên (điển hình có model 152A của Prolink hay 721A của NuTech). Tuy nhiên những trường hợp trên không nhiều. Đa phần thì chất lượng đồng hành với giá trị. Bạn không thể kiếm được màn hình nào dưới 300USD để biên tập video số hay giải trí đa phương tiện như những màn hình cao cấp. Nếu như tiêu chí của bạn chỉ ở mức cơ bản, dòng màn hình giá rẻ hiện nay là tùy chọn hợp lý.
Đối với dòng sản phẩm cao cấp lại là cả một thế giới khác. Bạn có thể tìm cho mình những mẫu màn hình hết sức độc đáo (model FP783 & FP785 của BenQ; M-17 của AG Neovo) hay một phong cách chuẩn mực nhất định (ThinkVision L150 của IBM; F-415 & F-417 của AG Neovo)... Nhưng bù lại hầu bao của bạn phải dầy. Đương nhiên, với dòng sản phẩm loại này, chất lượng khó lòng tỉ lệ nghịch với giá trị của sản phẩm, đơn giản vì mỗi hãng đều có danh tiếng riêng của mình.
Điểm đầu tiên bạn quan tâm chắc chắn là túi tiền và mục đích sử dụng. Tiếp theo sẽ là yếu tố đèn hình (tuổi thọ, chất lượng...) nhưng người dùng thông thường chỉ có thể căn cứ vào uy tín của thương hiệu và kết quả kiểm tra tận mắt. Bạn cũng cần quan tâm đến chỉ số điểm ảnh, tần số đáp ứng và độ phân giải. Tần số đáp ứng của màn hình nên đạt mức 70Hz trở lên để tránh tình trạng rung hình, mỏi mắt. Hình ảnh hiển thị trên màn hình CRT sẽ càng đẹp nếu kích thước điểm ảnh càng nhỏ, nhất là ở những độ phân giải cao.
Hiện màn hình CRT 17” được người dùng ưa chuộng, giá dao động từ 100-140USD tùy nhãn hiệu và đặc tính. CRT từ 19” trở lên chủ yếu dành cho người dùng đồ họa và mức giá từ 200-300USD.
Nhờ giá thành ngày càng dễ chấp nhận, màn hình LCD đang dần chiếm lĩnh thị trường. Hầu hết các loại màn hình LCD hiện nay đều có thiết kế mỏng, gọn nhẹ, mẫu mã đẹp, hiện đại, màu sắc ấn tượng và khá sang trọng. Hiện phổ thông nhất là các loại LCD 15”, 17”. Màn hình trên 19” hay màn hình “wide” vẫn có giá khá cao nên được xếp vào hàng “cao cấp”. Khi mua màn hình LCD, bạn rất dễ bị hoa mắt bởi thị trường có vô số mẫu mã. Tuy nhiên, bạn vẫn có cách để tìm mua được màn hình LCD phù hợp với nhu cầu và túi tiền nếu bạn lưu ý một số điểm sau:
• Kích thước. Đầu tiên bạn cần xác định kích thước phổ thông và hiệu quả đầu tư hiện nay là dòng 15”. Tiếp đến là tỷ lệ khung hình: 4:3 cho công việc và 16:9 (hoặc 16:10) cho giải trí.
• Giá cả. Giá LCD cũng đa dạng như kiểu dáng, thông số và tính năng của nó. Đa số LCD 15” có giá dưới 250 USD, còn 17” thì tăng dần đến khoảng 400 USD. Giá LCD 15” có công nghệ cảm ứng, hay mẫu 17”, 19” cao cấp vẫn trên 400 USD. Nếu “rủng rỉnh” trong tay khoảng trên 550 USD, bạn có thể nghĩ đến một LCD 20”.
• Thông số. Có khá nhiều thông số mà bạn phải cân nhắc khi mua LCD như độ phân giải thực, độ tương phản, độ sáng, góc nhìn... Hiểu rõ chúng sẽ giúp bạn có được một quyết định đúng đắn hơn, bạn có thể tham khảo bài viết “Màn hình CRT hay LCD” (ID: A0309_102) của Test Lab.
• Mục đích sử dụng. Nếu bạn chỉ cần dùng cho công việc văn phòng thì hầu như mọi LCD trên thị trường đều phù hợp. Đối với người dùng video số và đa phương tiện, cổng giao tiếp số DVI và thời gian đáp ứng (response time) là hai yếu tố không thể xem nhẹ: chỉ số thời gian đáp ứng càng nhỏ (nhanh nhất hiện nay là 2ms) càng tốt. Hiện nay, đa số dòng sản phẩm phổ thông đều có sẵn cổng giao tiếp D-sub (VGA) và DVI. Dùng màn hình wide để dựng phim màn ảnh rộng thì thật thích hợp.
Người dùng đồ họa chuyên nghiệp có khuynh hướng chọn màn hình CRT cao cấp do khả năng thể hiện màu sắc chuẩn hơn LCD. Tuy nhiên, LCD cao cấp hiện nay đã không thua kém: hiển thị đến 16,7 triệu màu và đạt độ tương phản đến 2000:1.
Xu hướng hiện nay là làm việc kết hợp với giải trí nên LCD khung hình “wide” đang rất được ưa chuộng, bên cạnh đó đã có dòng LCD xem video chuyên dụng với cổng giao tiếp S-video, component và hợp chuẩn HDCP để sẵn sàng thế hệ đĩa Blu-ray, HD-DVD. Hầu hết các loa kèm theo LCD đều có công suất nhỏ nên bạn có thể bỏ qua tùy chọn này.
Thị trường màn hình LCD hiện nay khá phong phú về chủng loại, kiểu dáng và tính năng. Ngoài các nhãn hiệu quen thuộc như Sony, Samsung, LG, Viewsonic, TCL, Prolink đã xuất hiện thêm các tân binh CTX, Asus, Acer, AOC.
Đi kèm mỗi nhãn hiệu là nhiều công nghệ đặc trưng. LG có Flatron f-Engine sử dụng công nghệ DAFI (Digital Adaptive Fine Image) với RCM (Real Color Management) nhằm tái hiện màu sắc chân thật hơn; ACE (Adaptive Color and Contrast Enhancement) giúp tăng độ sáng, độ tương phản. Asus có công nghệ màn hình hấp thụ ánh sáng. Samsung có phần mềm NaturalColor với khả năng tự động cân chỉnh để màu sắc hiển thị trên màn hình được máy in tái hiện chính xác.
Tại thị trường Việt Nam, màn hình LCD 15” đang được người dùng văn phòng ưa chuộng bởi tính năng đáp ứng tốt và giá phù hợp. Màn hình 17” cho bạn rất nhiều sự chọn lựa từ phổ thông đến cao cấp với mức giá từ 240 USD cho mẫu mã Venr VFT795 (ID:A0607_68) đến 589 USD của LG L1780Q (ID:A0604_60). Nếu túi tiền đầy hơn, bạn có thể đầu tư cho CTX PV500T, CTX PV5BT và LG Flatron L1730SF với công nghệ cảm ứng để có thể chạm tay trực quan và lôi cuốn trẻ em đến với phần mềm học tập tương tác.
Mẹo vặt
Điều tiên quyết là bạn phải tận mắt kiểm tra chất lượng và quyết định chọn mẫu mã. Khi kiểm tra, bạn luôn nhớ thiết lập chế độ làm việc tối ưu tại độ phân giải thực với tần số phù hợp (thường từ 70Hz đến 75Hz). Để phát hiện điểm chết, bạn có thể mở cửa sổ trình duyệt Internet Explorer, nhập địa chỉ “about:blank”, nhấn Enter và phím F11, sau đó hãy tìm kiếm các điểm đen (chính là các điểm chết) trên màn hình. Một số các nhà sản xuất lớn như LG, Sony,... đã có thêm chế độ đổi sản phẩm khi gặp điểm chết.
Thị trường xuất hiện nhiều gương mặt mới, sản phẩm đa dạng hơn cho người dùng lựa chọn, nhưng hầu như tất cả đều giống nhau vì công nghệ không có gì thay đổi lớn. Chỉ một vài sản phẩm được xem là “độc đáo” bởi kiểu dáng và những tính năng giá trị gia tăng.
Xu hướng thị trường
Các sản phẩm màn hình LCD trong một năm trở lại đây chỉ nâng chỉ số kỹ thuật chứ không có sự đột phá nào về công nghệ. Thấy rõ nhất là chỉ số thời gian đáp ứng (response time). Hiện đã có sản phẩm đạt đến đáp ứng 3ms (Viewsonic), gần đến “ngưỡng” tương đương với màn hình CRT. Đây là thông số rất quan trọng đối với các ứng dụng giải trí, video số và nhất là game.
Trong khi các “đại gia” về màn hình LCD như Samsung, LG, Viewsonic, BenQ... vẫn bám trụ vào dòng màn hình cao cấp, thì đáng chú ý ở thị trường màn hình LCD năm nay là sự xuất hiện hàng loạt các tên tuổi mới như Digilife, Prolink, Nutech... nhắm vào thị trường màn hình LCD phổ thông. Thật vậy, có những loại màn hình LCD giá vừa hợp túi tiền mà tính năng và chất lượng lại rất đáng hài lòng.
Chọn mua như thế nào?
Chọn mua màn hình LCD là một việc “tuy dễ mà khó, tuy khó mà dễ”. Các thông số kỹ thuật chỉ nói lên được “phần nổi”. Chất lượng thực tế lại là chuyện hoàn toàn khác.
Dễ nhầm nhất có lẽ là chỉ số thời gian đáp ứng. Các nhà sản xuất và người bán thường “lập lờ” với chỉ số này nhiều nhất. Bạn nên biết rằng chỉ số thời gian đáp ứng của màn hình LCD bao gồm 2 yếu tố là Tr (rising time) + Tf (falling time). Phải cộng cả 2 con số này mới bằng chính xác thời gian đáp ứng của màn hình. Thường thì 2 con số này không bao giờ bằng nhau, và các nhà sản xuất thường chỉ lấy “tượng trưng” một con số để giới thiệu cho khách hàng.
SamsungSyncMaster 172T
Điểm ảnh chết (dead pixel) cũng là điều bạn nên chú ý. Sẽ rất khó chịu khi hình ảnh trên màn hình thay đổi, nhưng có những chấm nhỏ xíu (nhỏ đến nỗi nếu bạn không để ý kỹ thì cũng khó nhận ra) cứ “ỳ” ra đó, không chịu thay đổi màu sắc gì cả. Tình trạng này có thể xảy ra trên bất cứ loại màn hình LCD nào, ngay cả những nhãn hiệu tốt cũng không ngoại lệ. Thường thì vấn đề này được gọi là “hên, xui”, nhưng nếu phát hiện sớm, bạn có thể yêu cầu đổi lấy sản phẩm khác. Để “chắc ăn” hơn, bạn nên kiểm tra thật kỹ trước khi mua màn hình. Cách tốt nhất là để một hình nền toàn màu đen là dễ phát hiện nhất.
Các chỉ số khác như độ sáng, độ tương phản, góc nhìn, kích thước điểm ảnh và khả năng hiển thị màu, bạn khó lòng kiểm tra chính xác, vì thực ra đối với người mua thì không có công cụ hay thước đo nào có thể kiểm tra chính xác được những thông số này. Theo kinh nghiệm thực tế, bạn nên chọn những màn hình có thông số tương đối phù hợp. Chẳng hạn như đừng chọn màn hình có chỉ số độ sáng quá cao, nhưng độ tương phản quá thấp hay ngược lại. Điều này ít nhiều ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh mà màn hình thể hiện. Chọn những sản phẩm có các chỉ số độ sáng và độ tương phản phù hợp, bạn sẽ thấy hình ảnh dễ chịu hơn nhiều.
Các chức năng phụ cũng một phần làm cho màn hình LCD bị “đội giá”. Nhưng bù lại bạn sẽ có được những lợi ích thiết thực mà thông dụng nhất có lẽ là loa tích hợp. Phần lớn, với công suất yếu, loa tích hợp trên màn hình LCD chỉ để nghe cho “vui tai” mà thôi, chứ không dám bàn đến chất lượng. Tuy nhiên cũng có những sản phẩm có loa tích hợp rất “đáng đồng tiền”, đơn cử là các sản phẩm của BenQ (model FP783 & FP785). Khe cắm USB cũng thường thấy trên những màn hình đắt tiền. Có loại còn có cả tùy chọn webcam có sẵn.
Để chọn đúng loại màn hình mình cần, trước tiên, bạn hãy xác định rõ nhu cầu công việc, sau đó mới tới khả năng tài chính. Vì với một số tiền nhỏ, hiện nay bạn vẫn có thể tìm được cho mình một sản phẩm tốt, hợp lý.
Màn hình rẻ hay cao cấp?
Thường thì tiền nào của nấy, nhưng có một số trường hợp ngoại lệ. Có loại đắt tiền mà chất lượng chẳng tương xứng. Nhiều loại giá khá rẻ mà chất lượng tốt đến ngạc nhiên (điển hình có model 152A của Prolink hay 721A của NuTech). Tuy nhiên những trường hợp trên không nhiều. Đa phần thì chất lượng đồng hành với giá trị. Bạn không thể kiếm được màn hình nào dưới 300USD để biên tập video số hay giải trí đa phương tiện như những màn hình cao cấp. Nếu như tiêu chí của bạn chỉ ở mức cơ bản, dòng màn hình giá rẻ hiện nay là tùy chọn hợp lý.
Đối với dòng sản phẩm cao cấp lại là cả một thế giới khác. Bạn có thể tìm cho mình những mẫu màn hình hết sức độc đáo (model FP783 & FP785 của BenQ; M-17 của AG Neovo) hay một phong cách chuẩn mực nhất định (ThinkVision L150 của IBM; F-415 & F-417 của AG Neovo)... Nhưng bù lại hầu bao của bạn phải dầy. Đương nhiên, với dòng sản phẩm loại này, chất lượng khó lòng tỉ lệ nghịch với giá trị của sản phẩm, đơn giản vì mỗi hãng đều có danh tiếng riêng của mình.
Trả lời câu hỏi
Câu hỏi lĩnh vực Câu hỏi khác
Rao vặt Siêu Vip