Câu hỏi

26/05/2013 14:37
CD-R và CD-RW là gì ????
Danh sách câu trả lời (4)

CD-R là ổ đĩa chỉ đọc CD
CD-RW là ổ đĩa đọc và ghi CD
DVD-R là ổ đọc DVD
DVD-RW hay combo là đọc và ghi DVD
CD-RW là ổ đĩa đọc và ghi CD
DVD-R là ổ đọc DVD
DVD-RW hay combo là đọc và ghi DVD

CD-R là đỉa cd chỉ đọc ko ghi ,còn CD-RW là đỉa CD ghi data bằng phần mềm ghi

Theo mình thì đơn giản là cd-r là loịa ổ đĩa chì dùng để đọc có thể là đọc cd hay dvd. còn cd-rw là ổ đĩa có thể ghi và đọc đa phần là đều đọc dc cd và dvd nhưng về ghi thì có thể là chì cd hoặc cà cd và dvd tùy loại ( nói trắng ra là tùy số tiền bỏ ra đó). hy vọng là giúp dc bạn

Còn nhớ, chỉ mới cách đây chừng 5 năm, một người trong nhóm bạn mê vi tính chúng tôi có điều kiện tài chính hơn cả đã “hy sinh” mua một ổ ghi CD-R hiệu Yamaha 2x xài giao diện SCSI với giá gần 500 USD về phục vụ nhu cầu ghi đĩa phần mềm của cả nhóm. Mỗi lần muốn ghi đĩa, tôi phải gỡ ổ cứng của máy tính đem qua nhà anh bạn đó, và phải chờ trên 30 phút mới ghi được một đĩa.Bây giờ thì chuyện ghi đĩa CD đã trở nên quá đỗi bình thường. Giá ổ ghi, đĩa trắng ngày càng rẻ (thậm chí còn rẻ hơn cả đĩa mềm!), và tốc độ ghi thì cực nhanh. Bạn chỉ cần chưa tới 50 USD là đã có thể tậu được một ổ ghi CD-RW hàng hiệu với tốc độ ghi CD-R cao nhất hiện nay 52x.
CD-R (viết tắt của Compact Disc-Recordable drive), có nghĩa là ổ ghi đĩa CD. Nhưng bây giờ, người ta quen dùng CD-R để chỉ loại đĩa CD-ROM (Compact Disc-Read-Only Memory, đĩa CD bộ nhớ chỉ có thể đọc) chỉ có thể ghi dữ liệu một lần. Nó phân biệt với CD-RW (CD-ReWritable disc) là loại đĩa CD-ROM có thể ghi rồi xóa và ghi lại nhiều lần. Theo Sách Cam (Orange Book ), đĩa CD-RW phải đạt tiêu chuẩn ghi xóa 1.000 lần trở lên. Trong thực tế, một số nhà sản xuất cam đoan rằng đĩa CD-RW của mình có tuổi thọ tới 100.000 lần ghi xóa. Dĩ nhiên “tuổi thọ” kinh hồn này chỉ có thể đạt được trong môi trường phòng thí nghiệm. Các đĩa CD-RW thường có lớp phủ “mềm” hơn CD-R, dễ bị “tổn thọ” do trầy xước, dấu tay chứa mồ hôi, dầu mỡ, bụi cát...
CD-R có xuất xứ từ hình thức lưu trữ WORM (Write Once/Read Many, ghi một lần, đọc nhiều lần) ra đời từ cuối những năm 1980. Đây là một dạng ổ quang dùng tia laser cường độ thấp ghi dữ liệu lên bề mặt vật lưu trữ được tráng bằng phiến nhôm phản chiếu. Các đặc tả của CD-R được ghi trong Orange Book II vào năm 1990 và hãng Philips là nhà sản xuất đầu tiên tiếp thị một sản phẩm CD-R vào giữa năm 1993. Nó dùng công nghệ như WORM, nhưng thay phiến nhôm tráng mặt đĩa bằng lớp nhuộm màu hữu cơ (organic dye layer). Chất lượng nhựa làm nền đĩa và loại chất nhuộm quyết định tuổi thọ của đĩa CD. Theo quảng cáo, đĩa CD có thể thọ được từ 70 tới... 200 năm.
Hồi xưa, thiết bị ghi đĩa được gọi là ổ CD-R vì chỉ ghi được đĩa CD- R. Còn sau này, các ổ ghi được cả hai loại đĩa: một lần và nhiều lần được gọi là ổ CD-RW.
CD-ROM là một dạng đĩa quang CD, nhưng chủ yếu được dùng để lưu trữ dữ liệu máy tính.
Hồi trước, đĩa CD-R chỉ có thể ghi một lần, không thể ghi thêm lên phần còn trống được. Sau này, công nghệ phần mềm ghi đĩa và phần cứng mới đã cho phép bạn ghi nội dung lên đĩa CD-R theo từng phiên (session) cho tới khi kín thì thôi. Đó là chức năng ghi đa phiên (multisession recording), rất quan trọng và hữu ích nếu như bạn muốn dùng ổ ghi đĩa để backup dữ liệu làm việc của mình.
Ổ ghi CD-RW xuất hiện lần đầu tiên vào giữa năm 1997. Hồi ban đầu, nó có thể đọc đĩa CD-ROM, ghi được các đĩa CD-R, nhưng lại chưa thể tạo ra được những đĩa CD-ROM thông thường. Kết quả là đĩa ghi bằng ổ CD-RW chỉ có thể đọc bằng một ổ CD-RW. Sau này, tiêu chuẩn MultiRead (do hai hãng Philips Electronics và Hewlett-Packard liên kết phát triển), cho phép các ổ CD-ROM đọc được các đĩa do các ổ CD-RW ghi ra.
Các ổ ghi đĩa CD-R hay CD-RW đọc được các định dạng đĩa CD, các phương pháp ghi khác nhau. Ngoài đĩa CD-ROM dữ liệu, chúng còn chơi được các đĩa AudioCD, VideoCD,...
Mini CD
Đĩa CD chuẩn có đường kính 12cm, với dung lượng chuẩn hiện nay là 650MB (ghi được 74 phút dữ liệu). Nhưng hiện đang ngày càng phổ biến các đĩa CD-R/CD-RW có khả năng chứa tới 700MB dữ liệu (80 phút). Một số hãng cũng giới thiệu loại đĩa 90 phút (chứa 791MB dữ liệu) và 99 phút (870MB), nhưng hiện hiếm có ổ đĩa hỗ trợ chúng. Loại đĩa Mini CD có đường kính 8cm (chứa 185MB dữ liệu). Ngoài ra còn có một dạng Mini CD gọi là "business card CD" được “chặt” hai đầu, có dung lượng 20- 60MB, chủ yếu dùng để giới thiệu doanh nghiệp như một dạng card visit hay brochure điện tử.
Tốc độ ghi và đọc của ổ CD-R/CD-RW được tính bằng x (mỗi x tương đương 150KB/s). Vào đầu quý 2-2004, tốc độ ghi và đọc cao nhất của CD-R là 52x (7.800KB/s) và của CD-RW là 32x (4.800KB/s)
Giao diện kết nối với máy tính của các ổ CD-R/CD-RW phổ biến hiện nay là E-IDE (UltraATA/33) cho ổ gắn trong; và USB 1.1/2.0 hay IEEE 1394 cho ổ gắn ngoài. Chuẩn SCSI hiện không còn phổ biến.
CD-R (viết tắt của Compact Disc-Recordable drive), có nghĩa là ổ ghi đĩa CD. Nhưng bây giờ, người ta quen dùng CD-R để chỉ loại đĩa CD-ROM (Compact Disc-Read-Only Memory, đĩa CD bộ nhớ chỉ có thể đọc) chỉ có thể ghi dữ liệu một lần. Nó phân biệt với CD-RW (CD-ReWritable disc) là loại đĩa CD-ROM có thể ghi rồi xóa và ghi lại nhiều lần. Theo Sách Cam (Orange Book ), đĩa CD-RW phải đạt tiêu chuẩn ghi xóa 1.000 lần trở lên. Trong thực tế, một số nhà sản xuất cam đoan rằng đĩa CD-RW của mình có tuổi thọ tới 100.000 lần ghi xóa. Dĩ nhiên “tuổi thọ” kinh hồn này chỉ có thể đạt được trong môi trường phòng thí nghiệm. Các đĩa CD-RW thường có lớp phủ “mềm” hơn CD-R, dễ bị “tổn thọ” do trầy xước, dấu tay chứa mồ hôi, dầu mỡ, bụi cát...
CD-R có xuất xứ từ hình thức lưu trữ WORM (Write Once/Read Many, ghi một lần, đọc nhiều lần) ra đời từ cuối những năm 1980. Đây là một dạng ổ quang dùng tia laser cường độ thấp ghi dữ liệu lên bề mặt vật lưu trữ được tráng bằng phiến nhôm phản chiếu. Các đặc tả của CD-R được ghi trong Orange Book II vào năm 1990 và hãng Philips là nhà sản xuất đầu tiên tiếp thị một sản phẩm CD-R vào giữa năm 1993. Nó dùng công nghệ như WORM, nhưng thay phiến nhôm tráng mặt đĩa bằng lớp nhuộm màu hữu cơ (organic dye layer). Chất lượng nhựa làm nền đĩa và loại chất nhuộm quyết định tuổi thọ của đĩa CD. Theo quảng cáo, đĩa CD có thể thọ được từ 70 tới... 200 năm.
Hồi xưa, thiết bị ghi đĩa được gọi là ổ CD-R vì chỉ ghi được đĩa CD- R. Còn sau này, các ổ ghi được cả hai loại đĩa: một lần và nhiều lần được gọi là ổ CD-RW.
CD-ROM là một dạng đĩa quang CD, nhưng chủ yếu được dùng để lưu trữ dữ liệu máy tính.
Hồi trước, đĩa CD-R chỉ có thể ghi một lần, không thể ghi thêm lên phần còn trống được. Sau này, công nghệ phần mềm ghi đĩa và phần cứng mới đã cho phép bạn ghi nội dung lên đĩa CD-R theo từng phiên (session) cho tới khi kín thì thôi. Đó là chức năng ghi đa phiên (multisession recording), rất quan trọng và hữu ích nếu như bạn muốn dùng ổ ghi đĩa để backup dữ liệu làm việc của mình.
Ổ ghi CD-RW xuất hiện lần đầu tiên vào giữa năm 1997. Hồi ban đầu, nó có thể đọc đĩa CD-ROM, ghi được các đĩa CD-R, nhưng lại chưa thể tạo ra được những đĩa CD-ROM thông thường. Kết quả là đĩa ghi bằng ổ CD-RW chỉ có thể đọc bằng một ổ CD-RW. Sau này, tiêu chuẩn MultiRead (do hai hãng Philips Electronics và Hewlett-Packard liên kết phát triển), cho phép các ổ CD-ROM đọc được các đĩa do các ổ CD-RW ghi ra.
Các ổ ghi đĩa CD-R hay CD-RW đọc được các định dạng đĩa CD, các phương pháp ghi khác nhau. Ngoài đĩa CD-ROM dữ liệu, chúng còn chơi được các đĩa AudioCD, VideoCD,...
Mini CD
Đĩa CD chuẩn có đường kính 12cm, với dung lượng chuẩn hiện nay là 650MB (ghi được 74 phút dữ liệu). Nhưng hiện đang ngày càng phổ biến các đĩa CD-R/CD-RW có khả năng chứa tới 700MB dữ liệu (80 phút). Một số hãng cũng giới thiệu loại đĩa 90 phút (chứa 791MB dữ liệu) và 99 phút (870MB), nhưng hiện hiếm có ổ đĩa hỗ trợ chúng. Loại đĩa Mini CD có đường kính 8cm (chứa 185MB dữ liệu). Ngoài ra còn có một dạng Mini CD gọi là "business card CD" được “chặt” hai đầu, có dung lượng 20- 60MB, chủ yếu dùng để giới thiệu doanh nghiệp như một dạng card visit hay brochure điện tử.
Tốc độ ghi và đọc của ổ CD-R/CD-RW được tính bằng x (mỗi x tương đương 150KB/s). Vào đầu quý 2-2004, tốc độ ghi và đọc cao nhất của CD-R là 52x (7.800KB/s) và của CD-RW là 32x (4.800KB/s)
Giao diện kết nối với máy tính của các ổ CD-R/CD-RW phổ biến hiện nay là E-IDE (UltraATA/33) cho ổ gắn trong; và USB 1.1/2.0 hay IEEE 1394 cho ổ gắn ngoài. Chuẩn SCSI hiện không còn phổ biến.
PHẠM HỒNG PHƯỚC (TPHCM 22-4-2004)
Trả lời câu hỏi
Câu hỏi lĩnh vực Phần cứng
Rao vặt Siêu Vip