Câu hỏi

16/07/2013 10:02
chỉ giúp loại dịch truyền nào là tốt nhất hiện nay?
Chồng tôi vừa qua một cơn bệnh nặng (viêm phổi) nên bị sụt cân rất nhiều (3kg) so với lúc chưa bệnh (55kg). Vậy tôi phải chăm sóc anh ấy như thế nào để anh ấy trở lại cân nặng cũ. Anh ấy rất biếng ăn, chỉ ăn được bằng nửa lúc bình thường. Tôi muốn mời y tá đến nhà truyền dịch cho anh ấy. Vậy nhờ bác sĩ chỉ giúp loại dịch truyền nào là tốt nhất hiện nay?
tybaby9
16/07/2013 10:02
Danh sách câu trả lời (1)

Việc phục hồi cân nặng cho người bệnh là một việc hết sức cần thiết, để tránh bệnh tái phát. Vì vậy, trước tiên chị nên kiên nhẫn thực hiện những hướng sau đây, hy vọng sẽ giúp chồng chị phục hồi lại cân nặng và sức khỏe.
*
Trong 3 bữa chính (sáng, trưa, chiều) chị chú ý cho anh ấy ăn đa dạng, không nên kiêng khem quá đáng, chọn lựa thức ăn mà anh ấy thích, nấu thật mềm để giúp dễ tiêu hóa.
*
Cho anh ấy ăn thêm 3 bữa phụ vào lúc 9 giờ sáng, 3 giờ chiều, 9 giờ tối. Thức ăn cho 3 bữa phụ có thể là chè, sinh tố, sữa, sữa chua hoặc các loại bột dinh dưỡng cao năng lượng.
*
Trong quá trình bệnh, cơ thể sử dụng rất nhiều vitamin A, vitamin C, vì vậy sau bệnh cần ăn nhiều rau và trái cây để bù lại thì cơ thể mới mau hồi phục. Sau mỗi bữa cơm nên ăn tráng miệng bằng trái cây.
*
Hầu hết người bệnh sau khi qua cơn bệnh nặng chỉ thích ngồi hoặc nằm một chỗ vì họ có cảm giác mệt mỏi, hụt hơi khi phải đi lại, điều này dẫn đến tình trạng kém tiêu hóa, không có cảm giác đói. Chị nên khuyên anh ấy vận động trở lại: trong những ngày đầu có thể chỉ là đi lại trong phòng, sau đó đi ra sân và đi bộ ra đầu hẻm hoặc ra công viên, như vậy anh ấy sẽ thấy vui vẻ hơn và mau đói hơn.
*
Chỉ nên truyền dịch khi có chỉ định của bác sĩ điều trị và loại dịch truyền nào thì phụ thuộc vào các triệu chứng phát hiện được khi khám và các kết quả xét nghiệm. Hơn nữa truyền dịch tại nhà rất không an toàn, vì nếu xảy ra choáng phản vệ sẽ không thể cấp cứu kịp thời. Thiết nghĩ, nếu chị có thời gian và kiên nhẫn làm theo những hướng dẫn trên, tình trạng sức khỏe của anh ấy sẽ cải thiện dần, không nhất thiết phải truyền dịch.
Chúc chị thành công.
*
Trong 3 bữa chính (sáng, trưa, chiều) chị chú ý cho anh ấy ăn đa dạng, không nên kiêng khem quá đáng, chọn lựa thức ăn mà anh ấy thích, nấu thật mềm để giúp dễ tiêu hóa.
*
Cho anh ấy ăn thêm 3 bữa phụ vào lúc 9 giờ sáng, 3 giờ chiều, 9 giờ tối. Thức ăn cho 3 bữa phụ có thể là chè, sinh tố, sữa, sữa chua hoặc các loại bột dinh dưỡng cao năng lượng.
*
Trong quá trình bệnh, cơ thể sử dụng rất nhiều vitamin A, vitamin C, vì vậy sau bệnh cần ăn nhiều rau và trái cây để bù lại thì cơ thể mới mau hồi phục. Sau mỗi bữa cơm nên ăn tráng miệng bằng trái cây.
*
Hầu hết người bệnh sau khi qua cơn bệnh nặng chỉ thích ngồi hoặc nằm một chỗ vì họ có cảm giác mệt mỏi, hụt hơi khi phải đi lại, điều này dẫn đến tình trạng kém tiêu hóa, không có cảm giác đói. Chị nên khuyên anh ấy vận động trở lại: trong những ngày đầu có thể chỉ là đi lại trong phòng, sau đó đi ra sân và đi bộ ra đầu hẻm hoặc ra công viên, như vậy anh ấy sẽ thấy vui vẻ hơn và mau đói hơn.
*
Chỉ nên truyền dịch khi có chỉ định của bác sĩ điều trị và loại dịch truyền nào thì phụ thuộc vào các triệu chứng phát hiện được khi khám và các kết quả xét nghiệm. Hơn nữa truyền dịch tại nhà rất không an toàn, vì nếu xảy ra choáng phản vệ sẽ không thể cấp cứu kịp thời. Thiết nghĩ, nếu chị có thời gian và kiên nhẫn làm theo những hướng dẫn trên, tình trạng sức khỏe của anh ấy sẽ cải thiện dần, không nhất thiết phải truyền dịch.
Chúc chị thành công.
Trả lời câu hỏi
Câu hỏi lĩnh vực Câu hỏi khác
Rao vặt Siêu Vip