Câu hỏi

21/05/2013 08:00
Chi phí đại diện (Agency costs)
Mình đang sưu tầm tài liệu về chi phí đại diện (Agency Costs) trong của các doanh nghiệp. Các bạn có tài liệu gì cho mình hay với. Xin cảm ơn.
warchelf91
21/05/2013 08:00
Danh sách câu trả lời (1)

Chí phí đại diện là loại chi phí phát sinh khi một tổ chức gặp phải vấn đề về sự thiếu đồng thuận giữa mục đích của người quản trị và người sở hữu và vấn đề thông tin bất cân xứng.
Vấn đề thông tin bất cân xứng tồn tại giữa người sở hữu và CEO là một dạng điển hình của dạng chi phí này. Người đại diện (nhà quản trị doanh nghiệp) chính là người làm việc thay mặt cho người sở hữu, nói cách khác là các cổ đông của doanh nghiệp. Thông thường cổ đông của doanh nghiệp không hoặc rất ít có điều kiện giám sát thường xuyên từng hành động của người quản trị. Đây là một điểm dễ làm phát sinh tình trạng thông tin bất cân xứng và tiếp tục gây ra các vấn đề rủi ro đạo đức và lựa chọn đối nghịch.
Theo Ross và Westerfield (tác giả cuốn Corporate Finance, phiên bản thứ 7): khi doanh nghiệp mang một khoản nợ, sẽ có xung đột lợi ích phát sinh giữa cổ đông (người nắm giữ cổ phiếu) và trái chủ (người nắm giữ trái phiếu) của doanh nghiệp (nếu doanh nghiệp có phát hành trái phiếu). Xung đột phát sinh ở chỗ người sở hữu (cổ đông công ty) thường muốn theo đuổi những chiến lược hoạt động có tính "ích kỷ", điều này làm phát sinh chi phí đại diện (agency cost). Những chiến lược "ích kỷ" này thường tốn kém do chúng làm giảm giá trị thị trường của toàn doanh nghiệp, chẳng hạn một chiến lược kinh doanh với mức độ rủi ro cao; hoặc một chiến lược nhắm vào đầu tư những tài sản có độ rủi ro thấp hơn kỳ vọng của trái chủ (trái chủ với mức đầu tư của mình vào doanh nghiệp, ở dạng cho vay, có những kỳ vọng riêng về mức độ rủi ro trong hoạt động đầu tư của doanh nghiệp để đảm bảo lợi ích tối đa cho mình) - còn gọi là underinvestment problem; hoặc cũng có thể là chiến lược nhằm vắt kiệt lợi ích mà tài sản hiện tại của công ty có thể sinh ra phục vụ cho mục đích của cổ đông - còn gọi là milking the property hay milking strategy.
Khi có quá nhiều "diễn viên" trên cùng một sân khấu và mỗi người diễn với một mục đích khác nhau thì điều này có thể làm phát sinh những hành động sai lệch mà để điều chỉnh lại sẽ rất tốn kém.
Trong doanh nghiệp, có nhiều cơ chế có thể được áp dụng để hạn chế tình trạng bất đồng thuận giữa lợi ích của đại lý và lợi ích của người sở hữu, chẳng hạn: trả hoa hồng, trả lợi ích trên thành công đầu việc, chia sẻ lợi nhuận, trả tiền công theo hiệu quả công việc, áp dụng các hình thức theo dõi tạo khả năng phạt, cho nghỉ việc nếu không làm đúng yêu cầu,...
Sơ lược về một số khái niệm:
Thông tin bất cân xứng (asymmetrical information hoặc information asymmetry)
Trong kinh tế học nói chung, tình trạng thông tin bất cân xứng phát sinh khi trong một giao dịch, một trong các bên tham gia có nhiều thông tin hơn hoặc có thông tin tốt hơn (các) bên còn lại.
Mô hình thông tin bất cân xứng trong kinh tế học giả định rằng có ít nhất một bên tham gia giao dịch phải có thông tin ở mức độ tốt hơn (các) bên còn lại. Hoặc cũng có thể là trường hợp một bên tham gia có khả năng áp đặt, tác động hoặc phả ứng lại một hay một số điều khoản bị phá vỡ trong thỏa thuận mà (các) bên còn lại ko có năng lực đó.
Thông tin bất cân xứng là nguồn gốc hình thành hai vấn đề "Rủi ro đạo đức" và "Lựa chọn đối nghịch".
Rủi ro đạo đức (moral hazard), xét trên góc độ kinh tế học, là khái niệm phản ánh khả năng việc tái phân bổ rủi ro (chẳng hạn như trong hợp đồng bảo hiểm - rủi ro được chuyển từ người được bảo hiểm sang người nhận bảo hiểm - công ty bảo hiểm) sẽ làm thay đổi hành vi của người tham gia/có liên quan. Chẳng hạn khi một người sở hữu xe hơi và mua bảo hiểm cho xe của mình khi bị trộm thì bản thân người đó sẽ giảm đi ý thức khóa xe so với khi họ chưa có bảo hiểm.
Vấn đề này liên quan đến cơ chế thông tin bất đối xứng ở điểm có một bên không thể hoặc có rất ít khả năng giám sát, thu nhận những thông tin có tính chất quyết định tới giao dịch. Ở ví dụ về bảo hiểm, hiện tượng này thể hiện qua khả nặng hạn chế trong việc giám sát và thu nhận thông tin của công ty bảo hiểm về hành vi và hoạt động của người được bảo hiểm.
Tuy nhiên cùng với sự phát triển của ngành bảo hiểm, thuật ngữ rủi ro đạo đức ngày nay được phân thành hai nhóm là: (i)rủi ro đạo đức hành vi (vẫn sử dụng moral hazard), và (ii) rủi ro đạo đức ý thức (morale hazard). Theo sự phân biệt này, "rủi ro đạo đức hành vi" sẽ được coi là trái đạo đức và vi phạm pháp luật, vi phạm hợp đồng bảo hiểm. Còn những thay đổi trong thái độ, quan điểm được gọi là rủi ro đạo đức ý thức, không thuộc phạm vi xử lý vi phạm đạo đức hay quy định hợp đồng.
Với rủi ro lựa chọn đối nghịch, có một phía thiếu thông tin và kiến thức phục vụ cho quá trình đàm phán thỏa thuận chung hay hợp đồng giao dịch. Nó khác với rủi ro đạo đức ở chỗ rủi ro lựa chọn đối nghịch phát sinh khi đàm phán để đạt được thỏa thuân công bằng, còn rủi ro đạo đức phát sinh khi một bên không đảm bảo thực hiện thỏa thuận từ trước hoặc có năng lực tác động, điều chỉnh hoặc phản ứng với một hoặc một số điều khoản bị sai lệch khỏi thỏa thuận ban đầu trong khi (các) bên còn lại ko thể làm được.
Rủi ro lựa chọn đối nghịch phát sinh khi có tình trạng thông tin bất đối xứng giữa các bên khi bắt đầu tham gia và một giao dịch. Lấy ví dụ thị trường điện thoại di động cũ. Có những điện thoại cũ chất lượng tốt và dĩ nhiên có những điện thoại cũ chất lượng kém. Vấn đề ở chỗ người mua không thể biết trước khi vào cửa hàng mua một chiếc điện thoại cũ thì cái nào là tốt và cái nào là không tốt. Điều này làm cho người mua buộc phải giả định một mức chất lượng trung bình, từ đó tự đưa ra một mức giá trung bình mà họ chấp nhận mua. Việc này dẫn đến một kết quả khác là trong quá trình giao dịch, những chiếc điện thoại cũ dù còn rất tốt cũng không thể được bán với đúng giá cao thích hợp, còn những chiếc rất kém lại có thể được bán với mức giá cao hơn giá trị thực của nó. Hiện tượng này được Giáo sư George Akerlof mô tả trong nghiên cứu năm 1970 của mình "The Market for Lemons: Quality Uncertainty and the Market Mechanism". Akerlof, Michael Spence, và Joseph Stiglitz cùng nhận giải Nobel Kinh tế năm 2001 cho nghiên cứu của mình liên quan đến vấn đề thông tin bất cân xứng.
Về tài liệu, tôi thấy chi cần search google từ khóa < agency cost + .pdf > hoặc < asymmetrical information + .pdf> sẽ ra rất nhiều tài liệu có thể download về để nghiên cứu.
Vấn đề thông tin bất cân xứng tồn tại giữa người sở hữu và CEO là một dạng điển hình của dạng chi phí này. Người đại diện (nhà quản trị doanh nghiệp) chính là người làm việc thay mặt cho người sở hữu, nói cách khác là các cổ đông của doanh nghiệp. Thông thường cổ đông của doanh nghiệp không hoặc rất ít có điều kiện giám sát thường xuyên từng hành động của người quản trị. Đây là một điểm dễ làm phát sinh tình trạng thông tin bất cân xứng và tiếp tục gây ra các vấn đề rủi ro đạo đức và lựa chọn đối nghịch.
Theo Ross và Westerfield (tác giả cuốn Corporate Finance, phiên bản thứ 7): khi doanh nghiệp mang một khoản nợ, sẽ có xung đột lợi ích phát sinh giữa cổ đông (người nắm giữ cổ phiếu) và trái chủ (người nắm giữ trái phiếu) của doanh nghiệp (nếu doanh nghiệp có phát hành trái phiếu). Xung đột phát sinh ở chỗ người sở hữu (cổ đông công ty) thường muốn theo đuổi những chiến lược hoạt động có tính "ích kỷ", điều này làm phát sinh chi phí đại diện (agency cost). Những chiến lược "ích kỷ" này thường tốn kém do chúng làm giảm giá trị thị trường của toàn doanh nghiệp, chẳng hạn một chiến lược kinh doanh với mức độ rủi ro cao; hoặc một chiến lược nhắm vào đầu tư những tài sản có độ rủi ro thấp hơn kỳ vọng của trái chủ (trái chủ với mức đầu tư của mình vào doanh nghiệp, ở dạng cho vay, có những kỳ vọng riêng về mức độ rủi ro trong hoạt động đầu tư của doanh nghiệp để đảm bảo lợi ích tối đa cho mình) - còn gọi là underinvestment problem; hoặc cũng có thể là chiến lược nhằm vắt kiệt lợi ích mà tài sản hiện tại của công ty có thể sinh ra phục vụ cho mục đích của cổ đông - còn gọi là milking the property hay milking strategy.
Khi có quá nhiều "diễn viên" trên cùng một sân khấu và mỗi người diễn với một mục đích khác nhau thì điều này có thể làm phát sinh những hành động sai lệch mà để điều chỉnh lại sẽ rất tốn kém.
Trong doanh nghiệp, có nhiều cơ chế có thể được áp dụng để hạn chế tình trạng bất đồng thuận giữa lợi ích của đại lý và lợi ích của người sở hữu, chẳng hạn: trả hoa hồng, trả lợi ích trên thành công đầu việc, chia sẻ lợi nhuận, trả tiền công theo hiệu quả công việc, áp dụng các hình thức theo dõi tạo khả năng phạt, cho nghỉ việc nếu không làm đúng yêu cầu,...
Sơ lược về một số khái niệm:
Thông tin bất cân xứng (asymmetrical information hoặc information asymmetry)
Trong kinh tế học nói chung, tình trạng thông tin bất cân xứng phát sinh khi trong một giao dịch, một trong các bên tham gia có nhiều thông tin hơn hoặc có thông tin tốt hơn (các) bên còn lại.
Mô hình thông tin bất cân xứng trong kinh tế học giả định rằng có ít nhất một bên tham gia giao dịch phải có thông tin ở mức độ tốt hơn (các) bên còn lại. Hoặc cũng có thể là trường hợp một bên tham gia có khả năng áp đặt, tác động hoặc phả ứng lại một hay một số điều khoản bị phá vỡ trong thỏa thuận mà (các) bên còn lại ko có năng lực đó.
Thông tin bất cân xứng là nguồn gốc hình thành hai vấn đề "Rủi ro đạo đức" và "Lựa chọn đối nghịch".
Rủi ro đạo đức (moral hazard), xét trên góc độ kinh tế học, là khái niệm phản ánh khả năng việc tái phân bổ rủi ro (chẳng hạn như trong hợp đồng bảo hiểm - rủi ro được chuyển từ người được bảo hiểm sang người nhận bảo hiểm - công ty bảo hiểm) sẽ làm thay đổi hành vi của người tham gia/có liên quan. Chẳng hạn khi một người sở hữu xe hơi và mua bảo hiểm cho xe của mình khi bị trộm thì bản thân người đó sẽ giảm đi ý thức khóa xe so với khi họ chưa có bảo hiểm.
Vấn đề này liên quan đến cơ chế thông tin bất đối xứng ở điểm có một bên không thể hoặc có rất ít khả năng giám sát, thu nhận những thông tin có tính chất quyết định tới giao dịch. Ở ví dụ về bảo hiểm, hiện tượng này thể hiện qua khả nặng hạn chế trong việc giám sát và thu nhận thông tin của công ty bảo hiểm về hành vi và hoạt động của người được bảo hiểm.
Tuy nhiên cùng với sự phát triển của ngành bảo hiểm, thuật ngữ rủi ro đạo đức ngày nay được phân thành hai nhóm là: (i)rủi ro đạo đức hành vi (vẫn sử dụng moral hazard), và (ii) rủi ro đạo đức ý thức (morale hazard). Theo sự phân biệt này, "rủi ro đạo đức hành vi" sẽ được coi là trái đạo đức và vi phạm pháp luật, vi phạm hợp đồng bảo hiểm. Còn những thay đổi trong thái độ, quan điểm được gọi là rủi ro đạo đức ý thức, không thuộc phạm vi xử lý vi phạm đạo đức hay quy định hợp đồng.
Với rủi ro lựa chọn đối nghịch, có một phía thiếu thông tin và kiến thức phục vụ cho quá trình đàm phán thỏa thuận chung hay hợp đồng giao dịch. Nó khác với rủi ro đạo đức ở chỗ rủi ro lựa chọn đối nghịch phát sinh khi đàm phán để đạt được thỏa thuân công bằng, còn rủi ro đạo đức phát sinh khi một bên không đảm bảo thực hiện thỏa thuận từ trước hoặc có năng lực tác động, điều chỉnh hoặc phản ứng với một hoặc một số điều khoản bị sai lệch khỏi thỏa thuận ban đầu trong khi (các) bên còn lại ko thể làm được.
Rủi ro lựa chọn đối nghịch phát sinh khi có tình trạng thông tin bất đối xứng giữa các bên khi bắt đầu tham gia và một giao dịch. Lấy ví dụ thị trường điện thoại di động cũ. Có những điện thoại cũ chất lượng tốt và dĩ nhiên có những điện thoại cũ chất lượng kém. Vấn đề ở chỗ người mua không thể biết trước khi vào cửa hàng mua một chiếc điện thoại cũ thì cái nào là tốt và cái nào là không tốt. Điều này làm cho người mua buộc phải giả định một mức chất lượng trung bình, từ đó tự đưa ra một mức giá trung bình mà họ chấp nhận mua. Việc này dẫn đến một kết quả khác là trong quá trình giao dịch, những chiếc điện thoại cũ dù còn rất tốt cũng không thể được bán với đúng giá cao thích hợp, còn những chiếc rất kém lại có thể được bán với mức giá cao hơn giá trị thực của nó. Hiện tượng này được Giáo sư George Akerlof mô tả trong nghiên cứu năm 1970 của mình "The Market for Lemons: Quality Uncertainty and the Market Mechanism". Akerlof, Michael Spence, và Joseph Stiglitz cùng nhận giải Nobel Kinh tế năm 2001 cho nghiên cứu của mình liên quan đến vấn đề thông tin bất cân xứng.
Về tài liệu, tôi thấy chi cần search google từ khóa < agency cost + .pdf > hoặc < asymmetrical information + .pdf> sẽ ra rất nhiều tài liệu có thể download về để nghiên cứu.
Trả lời câu hỏi
Câu hỏi lĩnh vực Câu hỏi khác
Rao vặt Siêu Vip