
Chia sẻ bài thuốc dân gian chữa bệnh tiểu đường?

Mình sẽ cung cấp cho bạn một số món ăn có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, và phù hợp cho một số đối tượng, và chủ yếu cho bệnh nhận đái tháo đường tuýp II không phụ thuộc vào Insulin.
Đối với Tiểu đường có biến chứng ở Thận:
1. Cháo sơn dược, liên tử:
Thành phần: Hoàng thị sống, sơn dược, liên tử nhục, câu ky tử, phục linh, đào nhục, lá sen lượng tùy ý, gạo tám thơm 100g.
Cách làm: Tất cả các vị trên đem nấu cháo. Mỗi ngày ăn một chén nhỏ hoặc cách nhật ăn 1 chén sáng, 1 chén chiều.
Thích hợp với đối tượng: Bệnh tiểu đường kèm bệnh thận tùy hư; có tác dụng bổ tỳ ích thận, lợi thủy hóa trọc.
2. Cháo phục linh:
Thành phần: Bột phục linh 30g, gạo tám thơm 50g.
Cách làm: Gạo nấu thành cháo rồi cho bột phục linh vào, hầm cháo cho nhừ, ăn lúc bụng đói.
Thích hợp: Bệnh tiểu đường kèm bệnh thận tùy hư, thận hư, thiếu máu, thủy thũng, có tác dụng kiện tỳ, bổ thận, lợi thủy tiêu sưng.
3. Canh cá bí đao:
Thành phần: Bí đao 500g, cá đen 1 con, hành 2 - 3 cọng.
Cách làm: Cá bỏ vẩy, ruột, rửa sạch cùng với bí đao (không bỏ vỏ), hành đem nấu chín mà ăn.
Thích hợp: Bệnh tiểu đường kèm thận tỳ hư, thủy thũng, tiểu tiện bất lợi, có tác dụng kiện tỳ khử thấp, lợi tiểu tiêu sưng.
Đối với bệnh tiểu đường kèm bệnh Gan nhiễm mỡ:
1. Ruột heo hầm sa quế:
Thành phần: Ruột heo 1 cái (rửa sạch), sa nhân, nhục quế, mỗi thứ 3g, gừng sống 30g, muối, bột ngọt vừa lượng.
Cách làm: Ruột heo cắt ra cùng với Sa nhân, Nhục quế, gừng, thêm nước hầm cho chín rục rồi nêm nêm nếm mà ăn trong bữa cơm.
Thích hợp: Tiểu đường gan nhiễm mỡ, tỳ vị khí hư, có tác dụng kiện tỳ ích khí hòa vị trợ tiêu hóa/
2. Nấm xào thịt:
Thành phần: Nấm tươi 250g, thịt heo nạc 100g, dầu phộng 25g, rượu nêm, muối, hành, gừng, tiêu vừa đủ/
Cách làm: Nấm rửa sạch, thịt xắt lát cùng đem xào với dầu phộng, nêm nếm vừa chín thì ăn với cơm.
Thích hợp: Bệnh tiểu đường gan nhiễm mỡ mãn tính, khí huyết hư nhược, có công hiệu bổ khí dưỡng huyết, tăng khả năng đề kháng cho cơ thể.
3. Cao mát gan:
Hạ khô thảo 2000g, nhân trần, bồ công anh đều 2500g, hồng táo, thương thuật (sao) đều 500g, trần bì 250g.
Cách làm: Dùng nước sạch 10 thăng nấu các vị trên còn lại 5 thăng, bỏ xác, đổ nước vào bình, mỗi lần uống 200ml, ngày uống 3 lần.
Thích hợp: Bệnh tiểu đường kèm bệnh gan nhiễm mỡ, gan mật thấp nhiệt, có công hiệu thanh gan lợi mật, kiện tỳ ích khí.
4. Cháo phục linh:
Thành phần: Bột phục linh 30g, gạo tám thơm 100g, hồng táo 20 trái.
Cách làm: Hồng táo dùng lửa nhỏ nấu chín, cho gạo vào nước táo nấu cháo đến chín, cho bột phục linh vào nấu sôi vài lần là được, ăn vào buổi sớm và buổi tối/
Thích hợp: Bệnh tiểu đường Gan nhiễm mỡ mãn tính, tỳ vị hư nhược dẫn đến đi tả phiền táo mất ngủ, có tác dụng kiện tỳ ích khí, hòa trung an thần.
5. Nước củ cải rau cần:
Thành phần: Rau cần tươi 100 - 150g, củ cải 100g, xa tiền thảo tươi 30g.
Cách làm: Đem 3 thứ giã nước vắt lấy nước, nước dùng nhỏ lửa đun sôi mà uống, ngày 1 lần, liệu trình không hạn chế/
Hiệu quả: làm thanh nhiệt lợi thấp kiện tỳ.
Ngoài ra, còn rất nhiều món ăn, bài thuốc khác nữa do thời gian có hạn, mình chỉ post một số món ăn thức uống cho bạn tham khảo để ứng dụng cho thích hợp nhất, mình không biết rõ tình trạng tiểu đường của bạn là thuộc tuýp nào(I hay II) nên chỉ mạnh dạn cung cấp các phương thực liệu để bạn sử dụng để điều trị, có thể dùng thường ngày vì chúng đều là đồ ăn, thức uống bổ dưỡng, hỗ trợ điều trị bệnh, không có tác dụng phụ nên bạn có thể dùng lâu dài.
Bạn nên có phương pháp tập luyện thể dục, đặc biệt biện pháp Yoga, thực hiện lối sống lành mạnh, có phương pháp giảm cân hiệu quả và an toàn,và kiêng kị các đồ ăn giàu mỡ có nguồn gốc động vật, kết hợp với phác đồ điều trị thuốc hiện tại của thầy thuốc để có kết quả điều trị tốt nhất. Bênh tiểu đường phải điều trị lâu dài nên bạn phải chuẩn bị tâm lý thật ổn định, tránh căng thẳng stress không đáng có.
Nếu cần thêm thông tin thì bạn liên hệ với bên mình để mình giúp đỡ cho bạn, bạn nhé.
Chúc bạn sớm bình phục và lạc quan hơn trong cuộc sống.

Có thể sử dụng bí đao để chữa các bệnh sau:
- Tiêu khát do nhiệt tích từ lâu dùng bí đao gọt vỏ, ăn 2-3 lạng một ngày, dùng 5-7 ngày. Nếu tiêu khát không ngừng, bí đao gọt vỏ cho vào hũ đậy kín, chôn nơi đất ẩm khoảng một tháng lấy lên dùng nước trong vắt, uống hàng ngày hoặc đem đốt chín ép lấy nước uống.
- Nếu tiêu khát kèm theo cốt chưng (nóng trong xương) dùng bí đao bỏ ruột, lấy bột hoàng liên cho vào đầy đem đồ lên như đồ xôi, khi chín nhừ, nghiền mịn, hoàn viên bằng hạt ngô, mỗi lần uống 30-40 viên với nước sắc bí đao.
- Trường hợp tiêu khát, đi tiểu nhiều dùng hạt bí đao 12g, hoàng liên 12g, mạch môn đông 12g, sắc uống.
- Nếu tiêu khát mới mắc bệnh ở mức độ nhẹ dùng Lá bí đao 30-40 g sắc uống.
Chữa bệnh thương hàn, đi lỵ khát nước dùng bí đao bọc đất dày 10cm nướng cho chín rồi ép lấy nước uống
Làm lợi thủy, thanh thấp nhiệt chữa các chứng bì phu thủy thũng, sưng đỏ, dùng vỏ quả bí đao 15-20 g, sắc uống.
Trị mụn nhọt, sang lở:
- Chữa nhọt lớn ở lưng, cắt bí đao thành lát dày 1-2 cm, úp lên chỗ sưng, khi lát bí đó hỏng thì thay lát khác, nhọt sẽ nhanh tiêu.
- Nếu ung nhọt ở trong, dùng hạt bí đao phơi khô sắc uống ngày 2-3 lần, mỗi lần 20g, tác dụng bài nùng, thúc mủ, làm tiêu ung nhọt, chữa tràng vị ủng tắc.
- Trường hợp mụn nhọt sang lở ngoài da lâu ngày, dùng lá bí đao giã nát đắp vào mỗi ngày 1 lần trong vài ngày sẽ khỏi. Nếu lở ngứa, lòi dom dùng dây bí đao sắc đặc thấm rửa, ngâm hàng ngày.
Trị phong ngứa, ban chẩn ở mặt: Dùng hạt bí đao, đào nhân đồng lượng nghiền thật mịn, thêm mật ong xoa mặt, ngày 3-4 lần sẽ khỏi. Nếu có vết sạm đen trên mặt dùng dây bí đao sắc đặc rửa nhiều lần trong ngày.
Làm trơn nhuận da cơ, giữ nhan sắc:
- Muốn da trắng, đẹp, trẻ mãi không già, dùng hạt bí đao bỏ vỏ tán bột, hoàn viên bằng hạt ngô với mật ong, mỗi lần uống 30- 40 viên, ngày hai lần, vào lúc đói.
- Để da mặt luôn tươi nhuận, đẹp dung nhan, dùng hạt bí đao bỏ vỏ 5 phần, đào hoa 4 phần, quất hồng bì 2 phần, nghiền nhỏ, trộn đều, uống một thìa cà phê sau bữa ăn, ngày 3 lần. Nếu muốn trắng hơn gia thêm hạt bí đao, muốn hồng hơn gia thêm đào hoa.