Câu hỏi

21/05/2013 13:33
Cho cháu hỏi về thủ tục xin giám định sức khỏe cho thương-bệnh binh đã chiến đấu ở chiến trường B?
Bố cháu tham gia chiến đấu ở chiến trường B đến ngày giải phóng . Bây giờ là thương binh hạng 2 , tỉ lệ mất sức lao động là 61% . Cách đây 3 năm bố cháu đẫ bị liệt nửa người .Cháu rất muốn đua bố cháu đi giám định sức khỏe , nhưng chưa biết thủ tục thế nào , phải làm những gì . Vậy có Ông ( Bà , Bác , Chú , Anh , Chị ) nào biết xin chỉ cho cháu với , cháu cảm ơn !
Gia đình cháu hiện đang sinh sống tại Lâm Đồng . Đây là SĐT của nhà cháu : 063 3851 925 .Địa chỉ Yahoo : hoangngochoa1909@yahoo.com
galaxylx
21/05/2013 13:33
ecsboard
21/05/2013 13:33
Gia đình cháu hiện đang sinh sống tại Lâm Đồng . Đây là SĐT của nhà cháu : 063 3851 925 .Địa chỉ Yahoo : hoangngochoa1909@yahoo.com
Danh sách câu trả lời (2)

Người đang hưởng chế độ trợ cấp mất sức lao động hàng tháng hay thương bệnh binh khi bị tai nạn rủi ro, sức khoẻ suy giảm cần giám định lại khả năng lao động thì làm đơn gửi cơ quan bảo hiểm xã hội tỉnh/thành phố cùng với sổ y bạ, các giấy tờ điều trị và giấy ra viện. Bảo hiểm xã hội tỉnh/thành phố sẽ giới thiệu và chuyển hồ sơ xin giám định lại khả năng lao động đến hội đồng giám định y khoa tỉnh/thành phố hoặc hội đồng giám định y khoa trung ương để giám định.
Hồ sơ xin giám định lại khả năng lao động, theo hướng dẫn tại Thông tư số 18/2000/TT-BYT ngày 17/10/2000 của Bộ Y tế, gồm có:
- Đơn xin giám định lại khả năng lao động (theo mẫu).
- Biên bản giám định của Hội đồng giám định y khoa lần trước (bản gốc).
- Sổ y bạ, các giấy tờ điều trị, giấy ra viện.
Bạn liên hệ với sở y tế địa phương để được hướng dẫn chi tiết.
Hồ sơ xin giám định lại khả năng lao động, theo hướng dẫn tại Thông tư số 18/2000/TT-BYT ngày 17/10/2000 của Bộ Y tế, gồm có:
- Đơn xin giám định lại khả năng lao động (theo mẫu).
- Biên bản giám định của Hội đồng giám định y khoa lần trước (bản gốc).
- Sổ y bạ, các giấy tờ điều trị, giấy ra viện.
Bạn liên hệ với sở y tế địa phương để được hướng dẫn chi tiết.

Bạn tham khảo ở đây nha:
BỘ QUỐC PHÒNG (14/11/2007 08:26)
1/ Cử tri tỉnh Vĩnh Phúc kiến nghị: Đề nghị tiếp tục có chế độ phụ cấp cho quân nhân mất sức 61% trở lên (từ năm 1987 đến nay không được hưởng chế độ gì).
Trả lời (tại công văn số 3646/BQP ngày 12/7/2007 của Bộ Quốc phòng):
Ý kiến kiến nghị của cử tri chưa nêu rõ các yếu tố để có cơ sở xác định đối tượng thuộc diện hưởng chính sách gì. Tuy nhiên, căn cứ vào chế độ chính sách hiện hành tại thời điểm năm 1987 theo quy định tại Nghị định số 236/HĐBT ngày 18/9/1985 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) thì đối tượng, điều kiện để quân nhân được hưởng chế độ bệnh binh như sau:
Những quân nhân đã có đủ 5 năm công tác trở lên (không tính quy đổi theo hệ số) hoặc chưa đủ 5 năm công tác những đã hoạt động ở những vùng khó khăn, gian khổ hoặc trải qua chiến đấu ác liệt, vì ốm đau sau khi điều trị, điều dưỡng mà sức khoẻ vẫn không hồi phục phải chuyển về gia đình, đã được Hội đồng giám định y khoa xác định mất sức lao động từ 41% trở lên những chưa đủ điều kiện nghỉ hưu thì được hưởng trợ cấp bệnh binh theo 3 hạng, Hạng 1: mất sức lao động từ 81% đến 100%, hạng 2: Mất sức lao động từ 61% đến 80%, Hạng 3: Mất sức lao động từ 41% đến 60%.
Như vậy, theo quy định nếu quân nhân được Hội đồng giám định y khoa xác định mất sức lao động từ 41% trở lên và có đủ điều kiện nêu trên thì thuộc đối tượng được hưởng chế độ Bệnh binh. Trường hợp cử tri phản ánh quân nhân mất sức lao động 61% trở lên, từ năm 1987 đến nay không được hưởng chính sách, do không nêu điều kiện cụ thể nên Bộ Quốc phòng không có cơ sở trả lời. Đề nghị cử tri đối chiếu quy định trên để xem đối tượng có thuộc diện được hưởng chế độ Bệnh binh hay không.
2/ Cử tri tỉnh Cao Bằng kiến nghị: Việc khoán công tác phí cho cán bộ chiến sỹ đồn biên phòng như hiện nay là không hợp lý, hàng năm chỉ được khoán 200.000 đồng/người/năm nên cán bộ chiến sỹ đi công tác cơ sở gặp rất nhiều khó khăn. Đề nghị nhà nước nghiên cứu có những điều chỉnh hợp lý hơn.
Trả lời (tại công văn số 3645/BQP ngày 12/7/2007 của Bộ Quốc phòng):
Hiện nay, Bộ Quốc phòng không có chủ trương thực hiện khoán công tác phí đến từng người cho các đối tượng nói chung và cho cán bộ, chiến sĩ nói riêng như cử tri phản ánh.
Theo quy định của Luật ngân sách nhà nước, căn cứ vào dự toán được Bộ phê duyệt, hàng năm Bộ tư lệnh Biên phòng có trách nhiệm phân bổ dự toán (có nội dung bảo đảm chi công tác phí) cho các đơn vị trực thuộc và đôn đốc việc tổ chức thực hiện theo dự toán được duyệt. Các đơn vị căn cứ vào yêu cầu công việc và dự toán ngân sách được giao bố trí việc cử cán bộ đi công tác bảo đảm hiệu quả, tiết kiệm. Việc thanh toán công tác phí cho cán bộ, chiến sỹ được thực hiện theo Thông tư số 19/2005/TT/BQP ngày 3/2/2005 về quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị đối với cơ quan, đơn vị trong quân đội. Tuy nhiên, do ngân sách quốc phòng còn hạn hẹp (thực chất mới được Nhà nước bảo đảm khoảng 80% nhu cầu cấp thiết) nên việc bảo đảm cho một số nhu cầu chi tiêu còn khó khăn (trừ lương, phụ cấp, tiền ăn...).
Bộ Quốc phòng sẽ đề nghị Quốc hội xem xét tăng ngân sách quốc phòng hàng năm hợp lý hơn để đảm bảo cho việc hoàn thành nhiệm vụ quân sự, quốc phòng hiện nay. Mặt khác, Bộ Quốc phòng cũng tiếp tục nâng cao hiệu quả phân bổ, giao, quản lý sử dụng ngân sách quốc phòng hiệu quả hơn trong toàn quân cũng như quan tâm từng bước giải quyết khó khăn cụ thể của các đơn vị.
3/ Cử tri các tỉnh Hà Tây, Bình Định, Trà Vinh, an Giang, Phú Yên, Gia Lai, Vĩnh Phúc, Khánh Hoà, Bắc Ninh, Hải Dương kiến nghị: Các chính sách đối với cựu chiến binh theo Quyết định 290/2005/QĐ-TTg và Thông tư liên tịch số 191/2005/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BTC chưa rõ ràng, chưa công bằng, cụ thể: (i) Những người đã được hưởng chế độ xuất ngũ (khoảng 13 kg gạo + tiền) thì bây giờ không được hưởng chế độ (600.000 đồng/năm tại ngũ), (ii) những người tham gia kháng chiến chống Mỹ về gia đình sau 31/12/1976 mà chưa được hưởng chế độ nay cũng không được hưởng bảo hiểm y tế, mai táng phí khi từ trần, (iii) Bộ đội, du kích chống Pháp không được hưởng bảo hiểm y tế trong khi đó những người chống Mỹ đủ điều kiện lại được hưởng. Bổ sung các đối tượng: du kích phân tán ở miền Nam, hạ sỹ quan, chiến sỹ (không phân biệt từ trung đội phó trở lên hoặc chuẩn úy được quy định tại điểm a, tiết 1.1, khoản 1, mục II, phần I của Thông tư liên tịch 191), cán bộ dân chính đảng cấp xã cũng được hưởng chế độ, chính sách theo Quyết định 290, nhằm bảo đảm công bằng cho các đối tượng tham gia kháng chiến.
Trả lời (tại các công văn 3652/BQP, 3655/BQP, 3646/BQP, 3653/BQP, 3651/BQP, 3650/BQP, 3654/BQP, 3649/BQP, 3648/BQP3647/BQP của Bộ Quốc phòng):
a/ Quyết định số 290/2005/QĐ-TTG ngày 08/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ chính sách đối với một số đối tượng trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhưng chưa được hưởng chính sách của Đảng và Nhà nước, quy định một trong các nhóm đối tượng được hưởng trợ cấp một lần (theo số năm thực tế công tác, chiến đấu tại chiến trường 600.000 đồng/01 năm), đó là “Quân nhân, công an nhân dân, cán bộ, công nhân viên chức nhà nước, công nhân viên chức quốc phòng, công an trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước ở chiến trường B, C, K trong khoảng thời gian từ ngày 20/7/1954 đến 30/4/1975, về gia đình từ ngày 31/12/1976 trở về trước, chưa được hưởng một trong các chế độ phục viên, xuất ngũ, thôi việc, bệnh binh, mất sức lao động hàng tháng và chế độ hưu trí hàng tháng”.
Đối với các trường hợp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã phục viên, xuất ngũ (đã được hưởng chế độ trợ cấp, tuy còn thấp) thì không thuộc đối tượng thực hiện chế độ trợ cấp một lần theo quy định tại Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 08/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ. Chúng tôi xin ghi nhận ý kiến phản ánh của cử tri để tiếp tục nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ.
b/ Theo quy định tại Điểm d, khoản 1, Điều 1 Quyết định số 290/2005/QĐ-TTG thì quân nhân, công an nhân dân, công nhân viên chức, thanh niên xung phong tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước từ 30/4/1975 trở về trước, đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc... nếu chưa được hưởng chế độ bảo hiểm y tế thì được hưởng chế độ bảo hiểm y tế và khi từ trần được hưởng chế độ mai táng phí theo quy định của pháp luật hiện hành về chính sách bảo hiểm xã hội.
Tại Điều 3, Điều lệ bảo hiểm y tế ban hành kèm theo Nghị định số 63/2005/NĐ-CP ngày 16/5/2005 của Chính phủ quy định cựu chiến binh thời kỳ chống Pháp, chống Mỹ nếu không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc thì được thực hiện chế độ bảo hiểm y tế.
Như vậy, những người trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc nay không thuộc đối tượng hưởng chế độ bảo hiểm y tế thì được hưởng chế độ bảo hiểm y tế và chế độ mai táng phí khi từ trần; bộ đội tham gia kháng chiến chống Pháp được hưởng chế độ bảo hiểm y tế.
c/ Về ý kiến bổ sung đối tượng: Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội, cán bộ xã, phường; du kích phân tán ở miền Nam tham gia kháng chiến chống Mỹ được thực hiện chế độ, chính sách theo quy định tại Quyết định số 290/2005/QĐ-TTG ngày 8/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Quốc phòng đã tiếp thu ý kiến, kiến nghị của các địa phương và đối tượng, đang xin ý kiến các bộ, ngành liên quan để đề xuất với Thủ tướng Chính phủ cho ý kiến chỉ đạo.
4/ Cử tri các tỉnh Ninh Thuận, Thừa Thiên Huế kiến nghị: Cử tri là những người từng tham gia chiến trường Lào, Campuchia tiếp tục kiến nghị Chính phủ cần có các chính sách ưu đãi, hỗ trợ thích đáng đối với đối tượng này.
Trả lời (tại công văn số 3644/BQP, 3659/BQP ngày 12/7/2007 của Bộ Quốc phòng):
Đảng và Nhà nước luôn ghi nhận công lao, thành tích của cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ quốc tế cao cả ở Lào, Campuchia và đã có những chế độ, chính sách phù hợp như: Ban hành Pháp lệnh ưu đãi người có công, Nghị định số 23/1999/NĐ-CP ngày 15/4/1999 của Chính phủ về chế độ, chính sách đối với quân nhân, cán bộ đi chiến trường B, C, K trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước; thực hiện các hình thức khen thưởng...
Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế – xã hội của đất nước, chế độ, chính sách hiện hành cũng chưa thoả đáng so với công lao đóng góp của những người làm nhiệm vụ quốc tế ở Lào và Campuchia, Bộ Quốc phòng xin tiếp thu ý kiến của cử tri để tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành liên quan, báo cáo đề xuất với Đảng, Nhà nước xem xét, quyết định khi điều kiện cho phép.
5/ Cử tri tỉnh Kon Tum kiến nghị: Đề nghị Bộ Quốc phòng sớm nghiên cứu chuyển trường bắn (có diện tích khoảng hơn 400 ha đóng trên địa bàn xã) của Sư đoàn 10 về địa bàn xa dân cư để tạo quỹ đất sản xuất cho nhân dân, vì hiện nay xã ĐăkB là dân số đông, đất sản xuất còn rất thiếu.
Trả lời (tại công văn số 3641/BQP ngày 12/7/2007 của Bộ Quốc phòng)
-Khu đất có diện tích hơn 400 ha tại xã Đắc Blà, thị xã Kon Tum, tỉnh Kon Tum hiện do Sư đoàn BB10/QĐ3 quản lý, sử dụng làm thao trường huấn luyện bắn đạn thật đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 407/QĐ-TTg ngày 13/6/1997; UBND tỉnh Kon Tum đã cấp giấy sử dụng dất lâu dài (bìa đỏ);
- Tiếp thu ý kiến kiến nghị của cử tri tỉnh Kon Tum, nhằm tạo điều kiện cho phát triển kinh tế theo quy hoạch của địa phương, đồng thời bảo đảm được nhiệm vụ quốc phòng, Bộ Quốc phòng đã chỉ đạo BTL Quân đoàn 3 phối hợp với các ban, ngành của địa phương nghiên cứu để chọn một khu đất mới trên địa bàn tỉnh Kon Tum có địa hình phù hợp, đủ diện tích để quy hoạch làm thao trường bắn đạn thật (thay thế cho trường bắn Đắc Blà); khi chọn được khu đất mới phù hợp nhiệm vụ, BTL Quân đoàn 3 sẽ chính thức báo cáo và xin ý kiến thoả thuận của UBND tỉnh Kon Tum, Đoàn ĐBQH tỉnh Kon Tum, cử tri tỉnh Kon Tum tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ Quân đoàn 3 trong việc hoàn chỉnh các thủ tục xin đất mới bảo đảm cho nhiệm vụ quốc phòng trên địa bàn.
- Khi được giao đất mới, Bộ Quốc phòng sẽ trực tiếp phê duyệt Quy hoạch đồng thời chỉ đạo BTL Quân đoàn 3 xây dựng, đưa vào sử dụng thay thế trường bắn cũ tại xã Đắc Blà; BTL Quân khu 3 có trách nhiệm báo cáo, xin ý kiến thoả thuận của UBND tỉnh Kon Tum trong việc quy hoạch và sử dụng đất thuộc trường bắn cũ (Đắc Blà ) theo đúng Luật đất đai.
6/ Cử tri tỉnh Khánh Hoà kiến nghị: Đề nghị Chính phủ nên xem xét, có văn bản pháp quy việc thành lập Câu lạc bộ quân nhân, thống nhất chung trong cả nước.
Trả lời (tại công văn số 3652/BQP ngày 12/7/2007 của Bộ Quốc phòng):
Hiện nay, quân nhân đang phục vụ tại ngũ do các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng quản lý theo điều lệnh quân đội.
Quân nhân đã nghỉ hưu, chuyển ngành, phục viên, xuất ngũ là cựu chiến binh, tham gia tổ chức Hội cựu chiến binh theo “Pháp lệnh cựu chiến binh” đã được Uỷ ban thường vụ Quốc hội thông quan ngày 7/10/2005.
Việc đề nghị Chính phủ ban hành văn bản pháp quy thành lập câu lạc bộ quân nhân không thuộc phạm vi và chức năng của Bộ Quốc phòng.
7/ Cử tri tỉnh Sơn La kiến nghị: Sớm triển khai Chương trình cắm mốc tuyến biên giới Việt - Lào; đề án quy hoạch, bố trí các đồn, trạm biên phòng, xây dựng hệ thống đồn, trạm kiểm soát biên phòng, đầu tư trang thiết bị phục vụ hoạt động giữ gìn an ninh biên giới.
Thực hiện điểm 5, Điều 2, Nghị định thư Việt - Lào về việc phân giới, cắm mốc trên thực địa và cắm mốc toàn bộ đường biên giới quốc gia ký ngày 26/1/1986, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 20/QĐ-TTg ngày 24/1/2005 về việc thành lập Ban chỉ đạo của Chính phủ đồng thời giao Bộ Ngoại giao xây dựng dự án triển khai thực hiện; đến thời điểm hiện nay đã xây dựng xong dự án, đã và đang trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Khi dự án được duyệt, căn cứ nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ giao, Bộ Quốc phòng sẽ phối hợp với Bộ Ngoại giao chỉ đạo các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện theo dúng kế hoạch và tiến độ.
- Về việc sớm triển khai thực hiện đề án quy hoạch, bố trí các đồn trạm biên phòng, xây dựng hệ thống đồn biên phòng, đầu tư trang thiết bị phục vụ hoạt động giữ gìn an ninh, biên giới: Tháng 4/2004, Bộ Quốc phòng đã giao cho BTL Bộ đội Biên phòng và các cơ quan chức năng của Bộ Quốc phòng thực hiện rà soát quy hoạch hệ thống đồn, trạm biên phòng với mục đích: bố trí thêm một số đồn trạm trên tuyến biên giới phía Tây; đưa các đồn, trạm ở xa đường biên ra sát biên giới để tạo thuận lợi cho việc quản lý địa bàn, đưa dân ra định cư, sản xuất và tham gia bảo vệ biên giới theo đúng quy hoạch của địa phương và nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ giao.
- Bộ Quốc phòng đã trình và báo cáo Thủ tướng Chính phủ về kế hoạch tổng thể củng cố và xây dựng tuyến đường biên giới đất liền, trọng điểm là tuyến biên giới Tây Nguyên và Tây Nam Bộ đến năm 2010, trong đó, Bộ Quốc phòng đề nghị Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và cấp bảo đảm ngân sách xây dựng mới 116 đồn biên phòng (BP tỉnh Sơn La có 04 đồn); quy hoạch và xây dựng bổ sung 15 đồn (BP tỉnh Sơn La có 01 đồn); xây dựng mới cho 21 tiểu đoàn và đại đội (BP tỉnh Sơn La có 01 đơn vị), thời gian triển khai thực hiện đến năm 2010. Căn cứ khả năng bảo đảm ngân sách của Nhà nước, Bộ Quốc phòng đã và đang trực tiếp chỉ đạo BTL Bộ đội biên phòng, Biên phòng các tỉnh có biên giới đất liền tích cực triển khai hoàn chỉnh các thủ tục để triển khai xây dựng các đồn, trạm theo quy hoạch, song song với việc xây dựng xong đồn trạm biên phòng mới (đây là một việc lớn không thể thực hiện xây dựng ngay cùng lúc được vì các thủ tục xây dựng đồn trạm phải tuân thủ đầy đủ theo Quy chế đầu tư xây dựng cơ bản của Nhà nước) đồng thời chỉ đạo BTL Bộ đội biên phòng quy hoạch và mua sắm mới các trang thiết bị phục vụ hoạt động giữ gìn an ninh biên giới để thay thế dần các trang thiết bị đã cũ và lạc hậu.
Nếu được Nhà nước bảo đảm đủ về ngân sách thì việc xây dựng mới đồn, trạm biên phòng, đổi mới các trang thiết bị cho các đồn, trạm biên phòng nêu trên sẽ hoàn thành đúng kế hoạch, đúng tiến độ thời gian của Thủ tướng Chính phủ giao vào năm 2010.
8/ Cử tri tỉnh Nghệ An kiến nghị: Đề nghị Bộ Quốc phòng cần tích cực khảo sát thiết kế đầu tư thi công các đường vành đai biên giới Việt Lào.
Trả lời (tại công văn số 3643/BQP ngày 12/7/2007 của Bộ Quốc phòng):
Việc khảo sát thiết kế, xây dựng đường Tuần tra biên giới đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch và đầu tư xây dựng đến năm 2010 và những năm tiếp theo; giai đoạn trước mắt Bộ Quốc phòng đã được Chính phủ thông báo và cấp bảo đảm ngân sách đến năm 2010 cho các tuyến ưu tiên. Để hoàn thành nhiệm vụ Chính phủ giao, Đảng uỷ Quân sự Trung ương đã ra Nghị quyết chuyên đề số 132/NQĐU về lãnh đạo thực hiện dự án xây dựng đường Trường Sơn Đông và đường Tuần tra biên giới; Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã ban hành Chỉ thị về việc xây dựng hai tuyến đường nói trên; việc khảo sát và phê duyệt để triển khai xây dựng đối với một số tuyến đường ưu tiên cơ bản đã hoàn thành. Ngày 03/7/2007, Đảng uỷ quân sự Trung ương và Bộ Quốc phòng đã tổ chức Hội nghị giữa cán bộ thuộc Bộ Quốc phòng với lãnh đạo các bộ, ngành và lãnh đạo 28 tỉnh có hai tuyến đường đi qua để phổ biến, triển khai các nội dung theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Đảng uỷ quân sự Trung ương. Tại Hội nghị, lãnh đạo các bộ , ngành và lãnh đạo của các tỉnh có tuyến đường đi qua đã quán triệt và xác định tốt trách nhiệm cụ thể của mình trong việc phối hợp chặt chẽ với Bộ Quốc phòng hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ xây dựng tuyến đường. Với sự đồng thuận và tạo điều kiện giúp đỡ của các bộ, ngành, UBND các tỉnh và quyết tâm nỗ lực của toàn quân, Bộ Quốc phòng sẽ triển khai và tập trung chỉ đạo các đơn vị tham gia xây dựng hoàn thành công trình đảm bảo chất lượng, tiến độ thời gian theo kế hoạch Chính phủ giao.
9/ Cử tri tp Hồ Chí Minh và cử tri tỉnh Long An kiến nghị: Đề nghị Chính phủ nghiên cứu lại chính sách đối với các đối tượng được hưởng chính sách theo Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 8/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với một số đối tượng trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhưng chưa được hưởng chính sách của Đảng và Nhà nước vì thực hiện như hiện nay vẫn còn sự phân biệt giữa người tham gia lực lượng vũ trang và dân chính đảng; giữa sỹ quan và chiến sỹ. Bổ sung thêm đối tượng là người tham gia cách mạng dưới 18 tuổi (Kiến nghị này cử tri phản ánh nhiều lần, đã được cơ quan chức năng trả lời nhưng chưa đáp ứng sự mong mỏi của cử tri).
Trả lời (tại công văn số 3656/BQP và 3657/BQP ngày 12/7/2007 của Bộ Quốc phòng):
Qua hai năm triển khai thực hiện Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 08/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với một số đối tượng trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhưng chưa được hưởng chính sách của Đảng và Nhà nước, chính sách đã đi vào cuộc sống, được sự đồng tình ửng hộ của cấp uỷ, chính quyền, nhân dân các địa phương và đối tượng chính sách. Tuy nhiên, qua thực tiễn tổ chức thực hiện đã nảy sinh một số vướng mắc như cử tri đã nêu.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ (tại Công văn số 737/VPCP-ĐP ngày 06/2/2007 của Văn phòng Chính phủ) về việc giao Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động thương binh và xã hội và Bộ Tài chính tiếp thu ý kiến của các địa phương, thống nhất bổ sung, sửa đổi Thông tư liên Bộ hướng dẫn thực hiện Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg... Bộ Quốc phòng xin tiếp thu ý kiến kiến nghị của cử tri để tiếp tục phối hợp thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
10/ Cử tri tỉnh Thừa Thiên Huế kiến nghị: Cử tri huyện A Lưới tỉnh Thừa Thiên Huế kiến nghị: Trung ương quan tâm đầu tư hoàn thành sớm đường tuần tra biên giới, cấp kinh phí tăng dày cột mốc; xây dựng lại một số đồn biên phòng, tăng vốn đầu tư cho dự án xây dựng Khu kinh tế – quốc phòng A So vì chỉ được đầu tư 3,1 tỷ đồng trên tổng mức đầu tư tính toán từ năm 2002 đã lên tới 83 tỷ.
Trả lời (tại công văn số 3644/BQP ngày 12/7/2007 của Bộ Quốc phòng):
+ Thực hiện điểm 5, Điều 2, Nghị định thư giữa hai nước Việt Nam – Lào về việc phân giới, cắm mốc trên thực địa và cắm mốc toàn bộ đường biên giới quốc gia ký ngày 26/1/1986, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 20/QĐ-TTg ngày 24/1/2005 về việc thành lập Ban Chỉ đạo của Chính phủ đồng thời giao Bộ Ngoại giao xây dựng dự án triển khai thực hiện; đến thời điểm hiện nay đã xây dựng xong dự án đã và đang trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Khi dự án được duyệt, căn cứ nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ giao, Bộ Quốc phòng sẽ phối hợp với Bộ Ngoại giao chỉ đạo các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện theo đúng kế hoạch và tiến độ
Về việc sớm triển khai thực hiện đề án quy hoạch, bố trí các đồn trạm biên phòng, xây dựng hệ thống đồn biên phòng, đầu tư trang thiết bị phục vụ hoạt động giữ gìn an ninh biên giới: tháng 4/2004, Bộ Quốc phòng đã giao cho Bộ tư lệnh Bộ đội biên phòng và các cơ quan chức năng của Bộ Quốc phòng thực hiện rà soát quy hoạch hệ thống đồn, trạm biên phòng với mục đích: bố trí thêm một số đồn trạm trên tuyến biên giới phía Tây; đưa các đồn, trạm ở xa đường biên ra sát biên giới, để tạo thuận lợi cho việc quản lý địa bàn, đưa dân ra định cư sản xuất và tham gia bảo vệ biên giới theo đúng quy hoạch của địa phương và nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ giao.
Bộ Quốc phòng đã trình và báo cáo Thủ tướng Chính phủ về Kế hoạch tổng thể củng cố và xây dựng tuyến biên giới đất liền, trọng điểm là tuyến biên giới Tây Nguyên và Tây Nam bộ đến 2010, trong đó Bộ Quốc phòng đề nghị Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và cấp bảo đảm ngân sách xây dựng mới 116 đồn biên phòng; quy hoạch và xây dựng bổ sung 15 đồn; xây dựng mới cho 21 tiểu đoàn và đại đội, thời gian triển khai thực hiện đến năm 2010. Căn cứ khả năng bảo đảm ngân sách của Nhà nước, Bộ Quốc phòng đã và đang trực tiếp chỉ đạo Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Biên phòng các tỉnh có biên giới đất liền tích cực triển khai hoàn chỉnh các thủ tục để triển khai xây dựng các đồn, trạm theo quy hoạch (đây là một việc lớn không thể thực hiện xây dựng ngay cùng lúc được vì các thủ tục xây dựng đồn trạm phải tuân thủ đầy đủ theo Quy chế đầu tư xây dựng cơ bản của Nhà nước); song song với việc chỉ đạo xây dựng xong đồn trạm biên phòng mới, Bộ Quốc phòng đã chỉ đạo Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng quy hoạch và mua sắm mới các trang thiết bị phục vụ hoạt động giữ gìn an ninh biên giới để thay thế dần các trang thiết bị đã cũ.
Nếu được Nhà nước bảo đảm đủ về ngân sách thì việc xây dựng mới đồn, trạm biên phòng, đổi mới các trang thiết bị cho các đồn, trạm biên phòng nêu trên sẽ hoàn thành đúng kế hoạch, đúng tiến độ thời gian của Thủ tướng Chính phủ giao vào năm 2010.
+ Dự án đầu tư khu kinh tế quốc phòng A So, A Lưới được phê duyệt tại Quyết định số 2719/QĐ-BQP ngày 29/10/2001, với tổng mức đầu tư là 83.651 triệu đồng, nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia của ngân sách nhà nước, thời gian thực hiện dự án từ 2002 – 2008. Do cơ chế đầu tư bị giới hạn trong tổng nguồn vốn đầu tư cho kinh tế mới, nên vốn đầu tư cho các khu kinh tế – quốc phòng rất thấp so với nhu cầu, các dự án không đạt được mục tiêu theo tiến độ đề ra. Bình quân vốn đầu tư cho các khu kinh tế quốc phòng mói đạt 26 – 27% tổng dự toán được duyệt.
Tuy nhiên, do tính chất đặc thù, khu kinh tế quốc phòng A So, A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế/QK4, luôn nhận được sự quan tâm về vốn so với các dự án khu kinh tế quốc phòng khác. Tính đến hết năm 2007, vốn đầu tư cho khu kinh tế quốc phòng A So, A Lưới là 39 tỷ đồng, đạt 46,6% (không phải là 3,1 tỷ đồng như phản ánh của cử tri ). Trong đó, vốn của ngân sách nhà nước là 32 tỷ đồng, vốn ứng từ ngân sách quốc phòng là 7 tỷ đồng. Phần vốn được giao, Ban quản lý dự án đã phối hợp chặt chẽ với địa phương trong việc sắp xếp thứ tự ưu tiên, tập trung đầu tư cho các công trình gắn với sản xuất, khuyến nông, khuyến lâm và chăm sóc sức khoẻ cho bà con vùng dự án.
Trong thời gian tới, Bộ Quốc phòng sẽ tiếp tục báo cáo Chính phủ nghiên cứu cơ chế bảo đảm vốn đầu tư, nhằm đẩy nhanh tiến độ xây dựng các khu kinh tế quốc phòng. Bộ Quốc phòng mong tiếp tục nhận được sự quan tâm của cử tri cả nước nói chung, cử tri tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng trong việc theo dõi giám sát việc thực hiện đầu tư các dự án nói chung và các dự án khu kinh tế quốc phòng riêng, nhằm góp phần vào sự phát triển kinh tế – xã hội và củng cố quốc phòng, an ninh tuyến biên giới của Tổ quốc.
11/ Cử tri tỉnh Hưng Yên kiến nghị: Đề nghị quan tâm đến lực lượng tham gia quân đội trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, Mỹ đã xuất ngũ về địa phương sinh sống nhưng không được hưởng bất cứ một chế độ gì, nhất là những người đau yếu không tham gia lao động sản xuất được.
Trả lời (tại công văn số 3658/BQP ngày 12/7/2007 của Bộ Quốc phòng):
Đảng, Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách quan tâm đối với những người tham gia kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ nói chung và đối với lực lượng tham gia quân đội nói riêng. Đối với những trường hợp tham gia kháng chiến, xuất ngũ về địa phương, hiện không thuộc đối tượng hưởng chế độ hưu trí, mất sức lao động, bệnh binh hàng tháng, hoàn cảnh gia đình khó khăn, ốm đau, bệnh tật không lao động sản xuất được, Bộ Quốc phòng xin ghi nhận để tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng nghiên cứu đề xuất với Đảng và Nhà nước từng bước ban hành chủ trương, chính sách phù hợp điều kiện kinh tế của đất nước. Trước mắt, đề nghị cấp uỷ, chính quyền và các ban, ngành địa phương quan tâm giải quyết những khó khăn bức xúc của đối tượng trên địa bàn.
Vụ Dân Nguyện
BỘ QUỐC PHÒNG (14/11/2007 08:26)
1/ Cử tri tỉnh Vĩnh Phúc kiến nghị: Đề nghị tiếp tục có chế độ phụ cấp cho quân nhân mất sức 61% trở lên (từ năm 1987 đến nay không được hưởng chế độ gì).
Trả lời (tại công văn số 3646/BQP ngày 12/7/2007 của Bộ Quốc phòng):
Ý kiến kiến nghị của cử tri chưa nêu rõ các yếu tố để có cơ sở xác định đối tượng thuộc diện hưởng chính sách gì. Tuy nhiên, căn cứ vào chế độ chính sách hiện hành tại thời điểm năm 1987 theo quy định tại Nghị định số 236/HĐBT ngày 18/9/1985 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) thì đối tượng, điều kiện để quân nhân được hưởng chế độ bệnh binh như sau:
Những quân nhân đã có đủ 5 năm công tác trở lên (không tính quy đổi theo hệ số) hoặc chưa đủ 5 năm công tác những đã hoạt động ở những vùng khó khăn, gian khổ hoặc trải qua chiến đấu ác liệt, vì ốm đau sau khi điều trị, điều dưỡng mà sức khoẻ vẫn không hồi phục phải chuyển về gia đình, đã được Hội đồng giám định y khoa xác định mất sức lao động từ 41% trở lên những chưa đủ điều kiện nghỉ hưu thì được hưởng trợ cấp bệnh binh theo 3 hạng, Hạng 1: mất sức lao động từ 81% đến 100%, hạng 2: Mất sức lao động từ 61% đến 80%, Hạng 3: Mất sức lao động từ 41% đến 60%.
Như vậy, theo quy định nếu quân nhân được Hội đồng giám định y khoa xác định mất sức lao động từ 41% trở lên và có đủ điều kiện nêu trên thì thuộc đối tượng được hưởng chế độ Bệnh binh. Trường hợp cử tri phản ánh quân nhân mất sức lao động 61% trở lên, từ năm 1987 đến nay không được hưởng chính sách, do không nêu điều kiện cụ thể nên Bộ Quốc phòng không có cơ sở trả lời. Đề nghị cử tri đối chiếu quy định trên để xem đối tượng có thuộc diện được hưởng chế độ Bệnh binh hay không.
2/ Cử tri tỉnh Cao Bằng kiến nghị: Việc khoán công tác phí cho cán bộ chiến sỹ đồn biên phòng như hiện nay là không hợp lý, hàng năm chỉ được khoán 200.000 đồng/người/năm nên cán bộ chiến sỹ đi công tác cơ sở gặp rất nhiều khó khăn. Đề nghị nhà nước nghiên cứu có những điều chỉnh hợp lý hơn.
Trả lời (tại công văn số 3645/BQP ngày 12/7/2007 của Bộ Quốc phòng):
Hiện nay, Bộ Quốc phòng không có chủ trương thực hiện khoán công tác phí đến từng người cho các đối tượng nói chung và cho cán bộ, chiến sĩ nói riêng như cử tri phản ánh.
Theo quy định của Luật ngân sách nhà nước, căn cứ vào dự toán được Bộ phê duyệt, hàng năm Bộ tư lệnh Biên phòng có trách nhiệm phân bổ dự toán (có nội dung bảo đảm chi công tác phí) cho các đơn vị trực thuộc và đôn đốc việc tổ chức thực hiện theo dự toán được duyệt. Các đơn vị căn cứ vào yêu cầu công việc và dự toán ngân sách được giao bố trí việc cử cán bộ đi công tác bảo đảm hiệu quả, tiết kiệm. Việc thanh toán công tác phí cho cán bộ, chiến sỹ được thực hiện theo Thông tư số 19/2005/TT/BQP ngày 3/2/2005 về quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị đối với cơ quan, đơn vị trong quân đội. Tuy nhiên, do ngân sách quốc phòng còn hạn hẹp (thực chất mới được Nhà nước bảo đảm khoảng 80% nhu cầu cấp thiết) nên việc bảo đảm cho một số nhu cầu chi tiêu còn khó khăn (trừ lương, phụ cấp, tiền ăn...).
Bộ Quốc phòng sẽ đề nghị Quốc hội xem xét tăng ngân sách quốc phòng hàng năm hợp lý hơn để đảm bảo cho việc hoàn thành nhiệm vụ quân sự, quốc phòng hiện nay. Mặt khác, Bộ Quốc phòng cũng tiếp tục nâng cao hiệu quả phân bổ, giao, quản lý sử dụng ngân sách quốc phòng hiệu quả hơn trong toàn quân cũng như quan tâm từng bước giải quyết khó khăn cụ thể của các đơn vị.
3/ Cử tri các tỉnh Hà Tây, Bình Định, Trà Vinh, an Giang, Phú Yên, Gia Lai, Vĩnh Phúc, Khánh Hoà, Bắc Ninh, Hải Dương kiến nghị: Các chính sách đối với cựu chiến binh theo Quyết định 290/2005/QĐ-TTg và Thông tư liên tịch số 191/2005/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BTC chưa rõ ràng, chưa công bằng, cụ thể: (i) Những người đã được hưởng chế độ xuất ngũ (khoảng 13 kg gạo + tiền) thì bây giờ không được hưởng chế độ (600.000 đồng/năm tại ngũ), (ii) những người tham gia kháng chiến chống Mỹ về gia đình sau 31/12/1976 mà chưa được hưởng chế độ nay cũng không được hưởng bảo hiểm y tế, mai táng phí khi từ trần, (iii) Bộ đội, du kích chống Pháp không được hưởng bảo hiểm y tế trong khi đó những người chống Mỹ đủ điều kiện lại được hưởng. Bổ sung các đối tượng: du kích phân tán ở miền Nam, hạ sỹ quan, chiến sỹ (không phân biệt từ trung đội phó trở lên hoặc chuẩn úy được quy định tại điểm a, tiết 1.1, khoản 1, mục II, phần I của Thông tư liên tịch 191), cán bộ dân chính đảng cấp xã cũng được hưởng chế độ, chính sách theo Quyết định 290, nhằm bảo đảm công bằng cho các đối tượng tham gia kháng chiến.
Trả lời (tại các công văn 3652/BQP, 3655/BQP, 3646/BQP, 3653/BQP, 3651/BQP, 3650/BQP, 3654/BQP, 3649/BQP, 3648/BQP3647/BQP của Bộ Quốc phòng):
a/ Quyết định số 290/2005/QĐ-TTG ngày 08/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ chính sách đối với một số đối tượng trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhưng chưa được hưởng chính sách của Đảng và Nhà nước, quy định một trong các nhóm đối tượng được hưởng trợ cấp một lần (theo số năm thực tế công tác, chiến đấu tại chiến trường 600.000 đồng/01 năm), đó là “Quân nhân, công an nhân dân, cán bộ, công nhân viên chức nhà nước, công nhân viên chức quốc phòng, công an trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước ở chiến trường B, C, K trong khoảng thời gian từ ngày 20/7/1954 đến 30/4/1975, về gia đình từ ngày 31/12/1976 trở về trước, chưa được hưởng một trong các chế độ phục viên, xuất ngũ, thôi việc, bệnh binh, mất sức lao động hàng tháng và chế độ hưu trí hàng tháng”.
Đối với các trường hợp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã phục viên, xuất ngũ (đã được hưởng chế độ trợ cấp, tuy còn thấp) thì không thuộc đối tượng thực hiện chế độ trợ cấp một lần theo quy định tại Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 08/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ. Chúng tôi xin ghi nhận ý kiến phản ánh của cử tri để tiếp tục nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ.
b/ Theo quy định tại Điểm d, khoản 1, Điều 1 Quyết định số 290/2005/QĐ-TTG thì quân nhân, công an nhân dân, công nhân viên chức, thanh niên xung phong tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước từ 30/4/1975 trở về trước, đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc... nếu chưa được hưởng chế độ bảo hiểm y tế thì được hưởng chế độ bảo hiểm y tế và khi từ trần được hưởng chế độ mai táng phí theo quy định của pháp luật hiện hành về chính sách bảo hiểm xã hội.
Tại Điều 3, Điều lệ bảo hiểm y tế ban hành kèm theo Nghị định số 63/2005/NĐ-CP ngày 16/5/2005 của Chính phủ quy định cựu chiến binh thời kỳ chống Pháp, chống Mỹ nếu không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc thì được thực hiện chế độ bảo hiểm y tế.
Như vậy, những người trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc nay không thuộc đối tượng hưởng chế độ bảo hiểm y tế thì được hưởng chế độ bảo hiểm y tế và chế độ mai táng phí khi từ trần; bộ đội tham gia kháng chiến chống Pháp được hưởng chế độ bảo hiểm y tế.
c/ Về ý kiến bổ sung đối tượng: Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội, cán bộ xã, phường; du kích phân tán ở miền Nam tham gia kháng chiến chống Mỹ được thực hiện chế độ, chính sách theo quy định tại Quyết định số 290/2005/QĐ-TTG ngày 8/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Quốc phòng đã tiếp thu ý kiến, kiến nghị của các địa phương và đối tượng, đang xin ý kiến các bộ, ngành liên quan để đề xuất với Thủ tướng Chính phủ cho ý kiến chỉ đạo.
4/ Cử tri các tỉnh Ninh Thuận, Thừa Thiên Huế kiến nghị: Cử tri là những người từng tham gia chiến trường Lào, Campuchia tiếp tục kiến nghị Chính phủ cần có các chính sách ưu đãi, hỗ trợ thích đáng đối với đối tượng này.
Trả lời (tại công văn số 3644/BQP, 3659/BQP ngày 12/7/2007 của Bộ Quốc phòng):
Đảng và Nhà nước luôn ghi nhận công lao, thành tích của cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ quốc tế cao cả ở Lào, Campuchia và đã có những chế độ, chính sách phù hợp như: Ban hành Pháp lệnh ưu đãi người có công, Nghị định số 23/1999/NĐ-CP ngày 15/4/1999 của Chính phủ về chế độ, chính sách đối với quân nhân, cán bộ đi chiến trường B, C, K trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước; thực hiện các hình thức khen thưởng...
Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế – xã hội của đất nước, chế độ, chính sách hiện hành cũng chưa thoả đáng so với công lao đóng góp của những người làm nhiệm vụ quốc tế ở Lào và Campuchia, Bộ Quốc phòng xin tiếp thu ý kiến của cử tri để tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành liên quan, báo cáo đề xuất với Đảng, Nhà nước xem xét, quyết định khi điều kiện cho phép.
5/ Cử tri tỉnh Kon Tum kiến nghị: Đề nghị Bộ Quốc phòng sớm nghiên cứu chuyển trường bắn (có diện tích khoảng hơn 400 ha đóng trên địa bàn xã) của Sư đoàn 10 về địa bàn xa dân cư để tạo quỹ đất sản xuất cho nhân dân, vì hiện nay xã ĐăkB là dân số đông, đất sản xuất còn rất thiếu.
Trả lời (tại công văn số 3641/BQP ngày 12/7/2007 của Bộ Quốc phòng)
-Khu đất có diện tích hơn 400 ha tại xã Đắc Blà, thị xã Kon Tum, tỉnh Kon Tum hiện do Sư đoàn BB10/QĐ3 quản lý, sử dụng làm thao trường huấn luyện bắn đạn thật đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 407/QĐ-TTg ngày 13/6/1997; UBND tỉnh Kon Tum đã cấp giấy sử dụng dất lâu dài (bìa đỏ);
- Tiếp thu ý kiến kiến nghị của cử tri tỉnh Kon Tum, nhằm tạo điều kiện cho phát triển kinh tế theo quy hoạch của địa phương, đồng thời bảo đảm được nhiệm vụ quốc phòng, Bộ Quốc phòng đã chỉ đạo BTL Quân đoàn 3 phối hợp với các ban, ngành của địa phương nghiên cứu để chọn một khu đất mới trên địa bàn tỉnh Kon Tum có địa hình phù hợp, đủ diện tích để quy hoạch làm thao trường bắn đạn thật (thay thế cho trường bắn Đắc Blà); khi chọn được khu đất mới phù hợp nhiệm vụ, BTL Quân đoàn 3 sẽ chính thức báo cáo và xin ý kiến thoả thuận của UBND tỉnh Kon Tum, Đoàn ĐBQH tỉnh Kon Tum, cử tri tỉnh Kon Tum tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ Quân đoàn 3 trong việc hoàn chỉnh các thủ tục xin đất mới bảo đảm cho nhiệm vụ quốc phòng trên địa bàn.
- Khi được giao đất mới, Bộ Quốc phòng sẽ trực tiếp phê duyệt Quy hoạch đồng thời chỉ đạo BTL Quân đoàn 3 xây dựng, đưa vào sử dụng thay thế trường bắn cũ tại xã Đắc Blà; BTL Quân khu 3 có trách nhiệm báo cáo, xin ý kiến thoả thuận của UBND tỉnh Kon Tum trong việc quy hoạch và sử dụng đất thuộc trường bắn cũ (Đắc Blà ) theo đúng Luật đất đai.
6/ Cử tri tỉnh Khánh Hoà kiến nghị: Đề nghị Chính phủ nên xem xét, có văn bản pháp quy việc thành lập Câu lạc bộ quân nhân, thống nhất chung trong cả nước.
Trả lời (tại công văn số 3652/BQP ngày 12/7/2007 của Bộ Quốc phòng):
Hiện nay, quân nhân đang phục vụ tại ngũ do các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng quản lý theo điều lệnh quân đội.
Quân nhân đã nghỉ hưu, chuyển ngành, phục viên, xuất ngũ là cựu chiến binh, tham gia tổ chức Hội cựu chiến binh theo “Pháp lệnh cựu chiến binh” đã được Uỷ ban thường vụ Quốc hội thông quan ngày 7/10/2005.
Việc đề nghị Chính phủ ban hành văn bản pháp quy thành lập câu lạc bộ quân nhân không thuộc phạm vi và chức năng của Bộ Quốc phòng.
7/ Cử tri tỉnh Sơn La kiến nghị: Sớm triển khai Chương trình cắm mốc tuyến biên giới Việt - Lào; đề án quy hoạch, bố trí các đồn, trạm biên phòng, xây dựng hệ thống đồn, trạm kiểm soát biên phòng, đầu tư trang thiết bị phục vụ hoạt động giữ gìn an ninh biên giới.
Thực hiện điểm 5, Điều 2, Nghị định thư Việt - Lào về việc phân giới, cắm mốc trên thực địa và cắm mốc toàn bộ đường biên giới quốc gia ký ngày 26/1/1986, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 20/QĐ-TTg ngày 24/1/2005 về việc thành lập Ban chỉ đạo của Chính phủ đồng thời giao Bộ Ngoại giao xây dựng dự án triển khai thực hiện; đến thời điểm hiện nay đã xây dựng xong dự án, đã và đang trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Khi dự án được duyệt, căn cứ nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ giao, Bộ Quốc phòng sẽ phối hợp với Bộ Ngoại giao chỉ đạo các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện theo dúng kế hoạch và tiến độ.
- Về việc sớm triển khai thực hiện đề án quy hoạch, bố trí các đồn trạm biên phòng, xây dựng hệ thống đồn biên phòng, đầu tư trang thiết bị phục vụ hoạt động giữ gìn an ninh, biên giới: Tháng 4/2004, Bộ Quốc phòng đã giao cho BTL Bộ đội Biên phòng và các cơ quan chức năng của Bộ Quốc phòng thực hiện rà soát quy hoạch hệ thống đồn, trạm biên phòng với mục đích: bố trí thêm một số đồn trạm trên tuyến biên giới phía Tây; đưa các đồn, trạm ở xa đường biên ra sát biên giới để tạo thuận lợi cho việc quản lý địa bàn, đưa dân ra định cư, sản xuất và tham gia bảo vệ biên giới theo đúng quy hoạch của địa phương và nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ giao.
- Bộ Quốc phòng đã trình và báo cáo Thủ tướng Chính phủ về kế hoạch tổng thể củng cố và xây dựng tuyến đường biên giới đất liền, trọng điểm là tuyến biên giới Tây Nguyên và Tây Nam Bộ đến năm 2010, trong đó, Bộ Quốc phòng đề nghị Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và cấp bảo đảm ngân sách xây dựng mới 116 đồn biên phòng (BP tỉnh Sơn La có 04 đồn); quy hoạch và xây dựng bổ sung 15 đồn (BP tỉnh Sơn La có 01 đồn); xây dựng mới cho 21 tiểu đoàn và đại đội (BP tỉnh Sơn La có 01 đơn vị), thời gian triển khai thực hiện đến năm 2010. Căn cứ khả năng bảo đảm ngân sách của Nhà nước, Bộ Quốc phòng đã và đang trực tiếp chỉ đạo BTL Bộ đội biên phòng, Biên phòng các tỉnh có biên giới đất liền tích cực triển khai hoàn chỉnh các thủ tục để triển khai xây dựng các đồn, trạm theo quy hoạch, song song với việc xây dựng xong đồn trạm biên phòng mới (đây là một việc lớn không thể thực hiện xây dựng ngay cùng lúc được vì các thủ tục xây dựng đồn trạm phải tuân thủ đầy đủ theo Quy chế đầu tư xây dựng cơ bản của Nhà nước) đồng thời chỉ đạo BTL Bộ đội biên phòng quy hoạch và mua sắm mới các trang thiết bị phục vụ hoạt động giữ gìn an ninh biên giới để thay thế dần các trang thiết bị đã cũ và lạc hậu.
Nếu được Nhà nước bảo đảm đủ về ngân sách thì việc xây dựng mới đồn, trạm biên phòng, đổi mới các trang thiết bị cho các đồn, trạm biên phòng nêu trên sẽ hoàn thành đúng kế hoạch, đúng tiến độ thời gian của Thủ tướng Chính phủ giao vào năm 2010.
8/ Cử tri tỉnh Nghệ An kiến nghị: Đề nghị Bộ Quốc phòng cần tích cực khảo sát thiết kế đầu tư thi công các đường vành đai biên giới Việt Lào.
Trả lời (tại công văn số 3643/BQP ngày 12/7/2007 của Bộ Quốc phòng):
Việc khảo sát thiết kế, xây dựng đường Tuần tra biên giới đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch và đầu tư xây dựng đến năm 2010 và những năm tiếp theo; giai đoạn trước mắt Bộ Quốc phòng đã được Chính phủ thông báo và cấp bảo đảm ngân sách đến năm 2010 cho các tuyến ưu tiên. Để hoàn thành nhiệm vụ Chính phủ giao, Đảng uỷ Quân sự Trung ương đã ra Nghị quyết chuyên đề số 132/NQĐU về lãnh đạo thực hiện dự án xây dựng đường Trường Sơn Đông và đường Tuần tra biên giới; Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã ban hành Chỉ thị về việc xây dựng hai tuyến đường nói trên; việc khảo sát và phê duyệt để triển khai xây dựng đối với một số tuyến đường ưu tiên cơ bản đã hoàn thành. Ngày 03/7/2007, Đảng uỷ quân sự Trung ương và Bộ Quốc phòng đã tổ chức Hội nghị giữa cán bộ thuộc Bộ Quốc phòng với lãnh đạo các bộ, ngành và lãnh đạo 28 tỉnh có hai tuyến đường đi qua để phổ biến, triển khai các nội dung theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Đảng uỷ quân sự Trung ương. Tại Hội nghị, lãnh đạo các bộ , ngành và lãnh đạo của các tỉnh có tuyến đường đi qua đã quán triệt và xác định tốt trách nhiệm cụ thể của mình trong việc phối hợp chặt chẽ với Bộ Quốc phòng hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ xây dựng tuyến đường. Với sự đồng thuận và tạo điều kiện giúp đỡ của các bộ, ngành, UBND các tỉnh và quyết tâm nỗ lực của toàn quân, Bộ Quốc phòng sẽ triển khai và tập trung chỉ đạo các đơn vị tham gia xây dựng hoàn thành công trình đảm bảo chất lượng, tiến độ thời gian theo kế hoạch Chính phủ giao.
9/ Cử tri tp Hồ Chí Minh và cử tri tỉnh Long An kiến nghị: Đề nghị Chính phủ nghiên cứu lại chính sách đối với các đối tượng được hưởng chính sách theo Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 8/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với một số đối tượng trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhưng chưa được hưởng chính sách của Đảng và Nhà nước vì thực hiện như hiện nay vẫn còn sự phân biệt giữa người tham gia lực lượng vũ trang và dân chính đảng; giữa sỹ quan và chiến sỹ. Bổ sung thêm đối tượng là người tham gia cách mạng dưới 18 tuổi (Kiến nghị này cử tri phản ánh nhiều lần, đã được cơ quan chức năng trả lời nhưng chưa đáp ứng sự mong mỏi của cử tri).
Trả lời (tại công văn số 3656/BQP và 3657/BQP ngày 12/7/2007 của Bộ Quốc phòng):
Qua hai năm triển khai thực hiện Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 08/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với một số đối tượng trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhưng chưa được hưởng chính sách của Đảng và Nhà nước, chính sách đã đi vào cuộc sống, được sự đồng tình ửng hộ của cấp uỷ, chính quyền, nhân dân các địa phương và đối tượng chính sách. Tuy nhiên, qua thực tiễn tổ chức thực hiện đã nảy sinh một số vướng mắc như cử tri đã nêu.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ (tại Công văn số 737/VPCP-ĐP ngày 06/2/2007 của Văn phòng Chính phủ) về việc giao Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động thương binh và xã hội và Bộ Tài chính tiếp thu ý kiến của các địa phương, thống nhất bổ sung, sửa đổi Thông tư liên Bộ hướng dẫn thực hiện Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg... Bộ Quốc phòng xin tiếp thu ý kiến kiến nghị của cử tri để tiếp tục phối hợp thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
10/ Cử tri tỉnh Thừa Thiên Huế kiến nghị: Cử tri huyện A Lưới tỉnh Thừa Thiên Huế kiến nghị: Trung ương quan tâm đầu tư hoàn thành sớm đường tuần tra biên giới, cấp kinh phí tăng dày cột mốc; xây dựng lại một số đồn biên phòng, tăng vốn đầu tư cho dự án xây dựng Khu kinh tế – quốc phòng A So vì chỉ được đầu tư 3,1 tỷ đồng trên tổng mức đầu tư tính toán từ năm 2002 đã lên tới 83 tỷ.
Trả lời (tại công văn số 3644/BQP ngày 12/7/2007 của Bộ Quốc phòng):
+ Thực hiện điểm 5, Điều 2, Nghị định thư giữa hai nước Việt Nam – Lào về việc phân giới, cắm mốc trên thực địa và cắm mốc toàn bộ đường biên giới quốc gia ký ngày 26/1/1986, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 20/QĐ-TTg ngày 24/1/2005 về việc thành lập Ban Chỉ đạo của Chính phủ đồng thời giao Bộ Ngoại giao xây dựng dự án triển khai thực hiện; đến thời điểm hiện nay đã xây dựng xong dự án đã và đang trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Khi dự án được duyệt, căn cứ nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ giao, Bộ Quốc phòng sẽ phối hợp với Bộ Ngoại giao chỉ đạo các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện theo đúng kế hoạch và tiến độ
Về việc sớm triển khai thực hiện đề án quy hoạch, bố trí các đồn trạm biên phòng, xây dựng hệ thống đồn biên phòng, đầu tư trang thiết bị phục vụ hoạt động giữ gìn an ninh biên giới: tháng 4/2004, Bộ Quốc phòng đã giao cho Bộ tư lệnh Bộ đội biên phòng và các cơ quan chức năng của Bộ Quốc phòng thực hiện rà soát quy hoạch hệ thống đồn, trạm biên phòng với mục đích: bố trí thêm một số đồn trạm trên tuyến biên giới phía Tây; đưa các đồn, trạm ở xa đường biên ra sát biên giới, để tạo thuận lợi cho việc quản lý địa bàn, đưa dân ra định cư sản xuất và tham gia bảo vệ biên giới theo đúng quy hoạch của địa phương và nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ giao.
Bộ Quốc phòng đã trình và báo cáo Thủ tướng Chính phủ về Kế hoạch tổng thể củng cố và xây dựng tuyến biên giới đất liền, trọng điểm là tuyến biên giới Tây Nguyên và Tây Nam bộ đến 2010, trong đó Bộ Quốc phòng đề nghị Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và cấp bảo đảm ngân sách xây dựng mới 116 đồn biên phòng; quy hoạch và xây dựng bổ sung 15 đồn; xây dựng mới cho 21 tiểu đoàn và đại đội, thời gian triển khai thực hiện đến năm 2010. Căn cứ khả năng bảo đảm ngân sách của Nhà nước, Bộ Quốc phòng đã và đang trực tiếp chỉ đạo Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Biên phòng các tỉnh có biên giới đất liền tích cực triển khai hoàn chỉnh các thủ tục để triển khai xây dựng các đồn, trạm theo quy hoạch (đây là một việc lớn không thể thực hiện xây dựng ngay cùng lúc được vì các thủ tục xây dựng đồn trạm phải tuân thủ đầy đủ theo Quy chế đầu tư xây dựng cơ bản của Nhà nước); song song với việc chỉ đạo xây dựng xong đồn trạm biên phòng mới, Bộ Quốc phòng đã chỉ đạo Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng quy hoạch và mua sắm mới các trang thiết bị phục vụ hoạt động giữ gìn an ninh biên giới để thay thế dần các trang thiết bị đã cũ.
Nếu được Nhà nước bảo đảm đủ về ngân sách thì việc xây dựng mới đồn, trạm biên phòng, đổi mới các trang thiết bị cho các đồn, trạm biên phòng nêu trên sẽ hoàn thành đúng kế hoạch, đúng tiến độ thời gian của Thủ tướng Chính phủ giao vào năm 2010.
+ Dự án đầu tư khu kinh tế quốc phòng A So, A Lưới được phê duyệt tại Quyết định số 2719/QĐ-BQP ngày 29/10/2001, với tổng mức đầu tư là 83.651 triệu đồng, nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia của ngân sách nhà nước, thời gian thực hiện dự án từ 2002 – 2008. Do cơ chế đầu tư bị giới hạn trong tổng nguồn vốn đầu tư cho kinh tế mới, nên vốn đầu tư cho các khu kinh tế – quốc phòng rất thấp so với nhu cầu, các dự án không đạt được mục tiêu theo tiến độ đề ra. Bình quân vốn đầu tư cho các khu kinh tế quốc phòng mói đạt 26 – 27% tổng dự toán được duyệt.
Tuy nhiên, do tính chất đặc thù, khu kinh tế quốc phòng A So, A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế/QK4, luôn nhận được sự quan tâm về vốn so với các dự án khu kinh tế quốc phòng khác. Tính đến hết năm 2007, vốn đầu tư cho khu kinh tế quốc phòng A So, A Lưới là 39 tỷ đồng, đạt 46,6% (không phải là 3,1 tỷ đồng như phản ánh của cử tri ). Trong đó, vốn của ngân sách nhà nước là 32 tỷ đồng, vốn ứng từ ngân sách quốc phòng là 7 tỷ đồng. Phần vốn được giao, Ban quản lý dự án đã phối hợp chặt chẽ với địa phương trong việc sắp xếp thứ tự ưu tiên, tập trung đầu tư cho các công trình gắn với sản xuất, khuyến nông, khuyến lâm và chăm sóc sức khoẻ cho bà con vùng dự án.
Trong thời gian tới, Bộ Quốc phòng sẽ tiếp tục báo cáo Chính phủ nghiên cứu cơ chế bảo đảm vốn đầu tư, nhằm đẩy nhanh tiến độ xây dựng các khu kinh tế quốc phòng. Bộ Quốc phòng mong tiếp tục nhận được sự quan tâm của cử tri cả nước nói chung, cử tri tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng trong việc theo dõi giám sát việc thực hiện đầu tư các dự án nói chung và các dự án khu kinh tế quốc phòng riêng, nhằm góp phần vào sự phát triển kinh tế – xã hội và củng cố quốc phòng, an ninh tuyến biên giới của Tổ quốc.
11/ Cử tri tỉnh Hưng Yên kiến nghị: Đề nghị quan tâm đến lực lượng tham gia quân đội trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, Mỹ đã xuất ngũ về địa phương sinh sống nhưng không được hưởng bất cứ một chế độ gì, nhất là những người đau yếu không tham gia lao động sản xuất được.
Trả lời (tại công văn số 3658/BQP ngày 12/7/2007 của Bộ Quốc phòng):
Đảng, Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách quan tâm đối với những người tham gia kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ nói chung và đối với lực lượng tham gia quân đội nói riêng. Đối với những trường hợp tham gia kháng chiến, xuất ngũ về địa phương, hiện không thuộc đối tượng hưởng chế độ hưu trí, mất sức lao động, bệnh binh hàng tháng, hoàn cảnh gia đình khó khăn, ốm đau, bệnh tật không lao động sản xuất được, Bộ Quốc phòng xin ghi nhận để tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng nghiên cứu đề xuất với Đảng và Nhà nước từng bước ban hành chủ trương, chính sách phù hợp điều kiện kinh tế của đất nước. Trước mắt, đề nghị cấp uỷ, chính quyền và các ban, ngành địa phương quan tâm giải quyết những khó khăn bức xúc của đối tượng trên địa bàn.
Vụ Dân Nguyện
Trả lời câu hỏi
Câu hỏi lĩnh vực Câu hỏi khác
Rao vặt Siêu Vip