
Cho hỏi em bị bệnh gì ?
chào các bạn...mình là nam 24 tuổi. mình nghe nói bị viêm màng vị dễ dẫn đến bị bệnh ung thư dạ dày. mình đang rất hoang mang. hiện jo mình còn có biểu hiện của bệnh trĩ, đi ngoài ra máu tươi, ra phân sống,, ăn cơm xong là lại đi ngoài ak. có ngày mình đi đến 3 lần. ăn nhiều nhưng không mập lên được. nếu ai biết những thông tin trên thì giải thích dùm mình nhé. mình cảm ơn rất nhiều..
cho mình bổ sung thêm là khoảng 3 tháng gần đây cứ uống rượu vào là 2 đầu gối của mình bị đau nhức, cho mình biết đó là biểu hiện của bệnh gì ạ.

Trước hết thì mình có đọc rất nhiều những tấm gương vượt qua bệnh tật, dù người ta có bị bênh hiểm nghèo đi chăng nữa, thì hoạt động tinh thần và sự rèn luyện, sinh hoạt đều đặn sẽ giúp bạn có sức mạnh để lấn áp bệnh tật. Vậy nên bạn có thể chọn cho mình 1 phương pháp như "Thiền", Yoga...đề kiểm soát tốt các trạng thái, tinh thần tạo ra những nội lực mạnh mẽ đẩy lùi những suy nghĩ về bệnh tật, sinh hoạt theo 1 chế độ đều đặn liên tục, không rượu bia thuốc là. Và chắc chắn rằng bạn cũng cần phải đi khám để biết chính xác mình đang yếu ở đâu, đề có pháp đồ điều trị khoa học.
Chúc bạn sẽ luôn có sức khỏe tốt nhất.!!!

Bệnh lý Dạ dày – Tá tràng thường gặp ở mọi lứa tuổi nhưng người lớn chiếm tỷ lệ cao hơn trẻ em. Đặc điểm của bệnh là tùy theo các vị trí của viêm và loét khác nhau mà có các tên gọi là viêm dạ dày, viêm hang vị, viêm tâm vị, viêm bờ cong nhỏ hoặc loét bờ cong nhỏ, loét hang vị, loét tiền môn vị, viêm tá tràng, loét tá tràng hoặc cả dạ dày và hành tá tràng đều bị viêm, loét người ta gọi là viêm, loét dạ dày - tá tràng.
Nếu cháu đi khám được chẩn đoán là viêm hang vị thì cháu xin đơn thuốc của thầy thuốc đã chẩn đoán để điều trị, bởi vì tuỳ từng bệnh nhân có thể trạng, cơ địa và bệnh lý kèm theo thầy thuốc sẽ kê đơn cụ thể.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loaị thuốc điều trị dạ dày ,tá tràng nhưng cháu không nên tự ý điều trị mà nên đi khám bệnh để được thầy thuốc khám cẩn thận sau đó sẽ cho chỉ định chụp dạ dày, đặc biệt là nội soi dạ dày (nếu bệnh viện có điều kiện) để chẩn đoán xác định xem có bị viêm loét dạ dày tá tràng hay không? hay chỉ đơn thuần là viêm hang vị.Từ kết quả cận lâm sàng đó thầy thuốc sẽ kê đơn điều trị cho cháu. Các thuốc đã được kê đơn, cháu phải dùng liên tiếp theo chỉ dẫn, không được bỏ thuốc giữa chừng cũng như không được tự ý thay đổi thuốc khi chưa có chỉ định của thầy thuốc.
Cháu nên kiêng tuyệt đối rượu, bia, chất chua cay và cả thuốc lá (thuốc lào) và các chất gây kích thích khác như trà đặc, cà phê. Tất cả những chất này ở khía cạnh này hay khía cạnh khác đều có khả năng làm tổn thương niêm mạc dạ dày, đặc biệt là rượu, chua, cay.
Theo như em mô tả, có thể em đang bị bệnh trĩ. Vậy bệnh trĩ là gì?
Bệnh trĩ là tình trạng các tĩnh mạch lan rộng lên thành của trực tràng và các mô vùng cửa hậu môn. Những tĩnh mạch này bị sưng và giãn ra ở phía trong hậu môn (bệnh trĩ trong) hoặc xung quanh bề mặt ngoài của hậu môn (bệnh trĩ ngoài). Bệnh trĩ trong thường gây chảy máu sau khi đi đại tiện.
Nguyên nhân gây bệnh:
- Mệt mỏi và căng thẳng khi đi đại tiện gây áp lực lên các tĩnh mạch vùng ruột và hậu môn
- Khó khăn trong việc đại tiện, bị táo bón thường xuyên
- Bị bệnh tiêu chảy
- Đang trong thời gian mang bầu
Triệu chứng của bệnh
Triệu chứng điển hình của bệnh trĩ là cảm giác ngứa, nóng rát, đau và có thể bị sưng vùng hậu môn. Bệnh càng nặng nếu thường xuyên bị táo bón.
Một số cách giúp giảm bệnh trĩ (chỉ có tính chất tham khảo):
1. Thoa chất gel trong thân cây lô hội trực tiếp lên vùng hậu môn sẽ giúp làm giảm đau và làm dịu cảm giác nóng rát.
2. Ngâm 3 - 4 quả sung trong cốc nước rồi để qua đêm và uống cốc nước này khi chưa ăn gì vào sáng hôm sau.
3. Nghiền nhỏ hỗn hợp 1 thìa hạt thìa là đen đã rang với 1 thìa hạt thìa là đen chưa rang. Cho 1/2 thìa hỗn hợp này vào 1 cốc nước uống 1 lần mỗi ngày, đây là cách trị bệnh trĩ rất hiệu quả.
4. Hạt xoài phơi khô (không phơi trực tiếp dưới ánh nắng) rồi nghiền nhỏ, trộn 1,5 - 2gr bột hạt xoài với mật ong hoặc ăn bột xoài không 2 lần/ngày.
5. Bột củ cải trắng cũng rất tốt cho những người bị trĩ. Trộn 100mg bột củ cải trắng với 1 thìa mật ong chia thành 2 lần mỗi ngày.
Dùng từ 60 - 90mg nước ép củ cải trắng cho thêm chút muối để uống vào buổi sáng và tối cũng trị bệnh trĩ rất tốt.
6. Uống 1 cốc sữa nóng pha thêm bột chuối nhão; 3 lần/ngày.
7. Dùng hỗn hợp 1 thìa nước chanh, 1 thìa nước ép lá bạc hà và 1 thìa mật ong; uống 3 lần/ngày
8. Uống 1 thìa nước ép lá cây rau mùi cho thêm ít đường, 3 lần/ngày.
9. Trộn bột hạt thìa là với nước thành hỗn hợp bột nhão và bôi lên vùng hậu môn giúp giảm đau trĩ hiệu quả.
Tuy nhiên đối với trường hợp của em, chúng tôi khuyên em nên đi khám ngay. Để khám và điều trị bệnh trĩ, em cần liên hệ với khoa ngoại của các bệnh viện đa khoa hoặc các Trung tâm Y tế quận, huyện. Thời gian điều trị bệnh còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh của từng người, nhưng phát hiện và điều trị càng sớm thì bệnh càng mau khỏi.
Ngoài ra, đối với bệnh trĩ, phương pháp điều trị chủ yếu là điều chỉnh chế độ ăn uống, có chế độ sinh hoạt hợp lý, tránh táo bón, tránh làm việc nặng và tránh ngồi nhiều hoặc đứng lâu. Chỉ khoảng 10-15% bệnh nhân mắc bệnh trĩ cần được điều trị thật sự, trong đó 5-10% trường hợp cần phải phẫu thuật.