VicoTas
Câu hỏi
avatar viethoang
05/06/2013 09:24

Chọn trường ĐH đào tạo CNTT tốt tại Hà Nội?

Hi!
Tui hiện đang tìm một trường ĐH or HV đào tạo CNTT tại Hà Nội
Lực học của mình cũng thuộc hạng trung bình thui nên muốn dự thi vào các trường có điểm chuẩn từ 16 --> 20 điểm
Qua tìm hiểu tui thấy hai trường HV Kỹ Thuật Quân Sự và HVCN Bưu Chính Viễn Thông (ngoài ngân sách) lấy khoảng 17 điểm, phù hợp với lực học
Nhưng tui không rõ về chất lượng đào tạo CNTT của 2 trường này thế nào
Mong pác nào có kinh nghiệm vào để lại cm giúp mình dễ lựa chọn
Còn pác nào biết thêm trường nào phù hợp nữa tư vấn cho mình nhé
Tks trước :d



Danh sách câu trả lời (1)
Củ Chuối ahchicoem 05/06/2013 09:24

Chào bạn

Bạn có thể học các trường này nhé, Bách khoa HN, bách khoa HCM,  ĐH Công nghệ - ĐHQGHN, ĐH CNTT - ĐHQGTPHCM, ĐHKHTNHN, ĐH KHTN TPHCM, Học viện Bưu chính viễn thông, Đại học FPT

Bạn tham khảo bài này:

Tình cờ đọc được topic này trong lúc google thông tin Cũng muốn có 1 vài ý kiến chủ quan của 1 người học và làm CNTT. Thấy nổi lên là tranh luận và so sánh giữa BKHN và FPT

Trước tiên, tôi không học BKHN, đương nhiên là không phải học FPT rồi ( vì tôi ra trường đi làm chán chê, ĐH FPT mới tuyển sinh khóa 1).

Có 1 vài ý kiến cá nhân thế này ( có thể không chuẩn vì thông tin mà tôi biết chưa chắc đã là chuẩn hoặc quá cũ, ai thấy sai thì cho ý kiến phản hồi nhé)

1. Nhìn vào đầu vào của FPT và BKHN, phải thừa nhận rằng BKHN vẫn hơn hẳn về chất lượng và số lượng ( SL thì đương nhiên ). Thừa nhận, ở đâu cũng có người này người kia, dân BK thì khoe toàn giải quốc gia, quốc tế, FPT thì khoe 27-> 28 điểm ...Nhưng ở đây là đầu vào trung bình trên tổng toàn bộ lượng sinh viên. Đồng ý vào FPT vẫn phải qua điểm sàn, nhưng qua điểm sàn thôi thì phải nói là vẫn không thể so sánh về điểm này với BKHN được. (Mà cũng không nên đòi hỏi hơn với FPT, vì nó mới có mấy năm tuổi mà, có thể sau này 5-10 năm, chất lượng đầu vào sẽ tăng-> cái này nói lý do sau)

2. So về lượng người thành công sau khi ra trường thì cũng chưa thể đem FPT ra so được. Vì thực tế khóa 1 mới ra trường thì chưa thể làm nên cái gì cả. (Nhưng trùm sò của FPT là Trương Gia Bình thì không phải là BKHN đâu, bác Bình đi học ở Nga từ Học Viện KTQS )

3. Về tư cách pháp nhân và độ oai thì theo tâm lý người Việt Nam, BKHN vẫn oai hơn và ổn hơn vì là trường nổi tiếng lâu năm và trường của nhà nước bảo trợ. BKHN đã thành danh và không cần quảng cáo mà sinh viên phải oánh nhau để thi vào. Còn FPT thì là 1 trường ĐH tư, thuộc tập đoàn FPT, mục tiêu hàng đầu là kinh doanh giáo dục. Ngoài ra mọi người thấy FPT đang nổi ầm ầm như thế vì được PR mạnh. Đây là điều thường thấy trong hoạt động Marketing bất cứ sản phẩm nào, ĐH công nghệ -ĐHQG cũng thế, cũng đang PR mạnh. Các bạn có thể nhìn thấy các hoạt động PR này thông qua việc nhìn lại cuộc thi ROBOCON VN từ những năm đầu, đầu tiên chỉ có BKHN + HCM, HVKTQS thi ROBOCON, các thứ hạng 1,2,3 cũng chỉ loanh quanh ở 3 trường này trong suốt vài năm đầu, sau đó dần dần Đà Nẵng, Công nghiệp, SPKT HCM... bắt đầu nổi lên và thay thế. Tại sao? BKHN + HCM kém đi? Không phải, mà là do BKHN + HCM đã không còn quan tâm đến ROBOCON như 1 hoạt động đánh bóng tên tuổi nữa, các trường còn chưa đánh bóng được thì lại cần, và vì thế ROBOCON là 1 công cụ để PR hiệu quả ( lại còn tạo sân chơi cho sv nưa). BKHN + HCM, HVKTQS vẫn tham gia, nhưng lúc này để sv tự bơi, còn các trường mới cần đánh bóng thì đầu tư , hỗ trợ, cử giáo viên or thuê tư vấn ... bám sát để đảm bảo thành công.

FPT + ĐH Công nghệ có lẽ cũng dùng cuộc thi lập trình quốc tế như là 1 công cụ PR thôi. Việc tìm ra 1-vài nhân vật xuất sắc trong 1 tập thể lớn để phục vụ PR không phải là khó với 1 trường ĐH or 1 tổng công ty.

4. Về chương trình và phương pháp đào tạo ngành CNTT ở BKHN và FPT. Theo mình là khác nhau về bản chất --> dẫn đến kết quả cũng khác nhau.

FPT, chương trình hiện đại, update, phương pháp bê từ Nhật or Mỹ về và thiên hẳn theo hướng đào tạo ra kỹ sư phần mềm IT, ra trường làm việc trong các cty hoàn toàn về IT và về lĩnh vực phần mềm là chủ yếu. NHìn vào chương trình của các bạn FPT thì thấy rõ là nặng về công nghệ và thực hành, lý thuyết chỉ trang bị những cái tối thiểu cần cho thực hành ngành hẹp là kỹ sư phần mềm (4 năm). Tất cả các môn như English, Japanese, kỹ năng mềm đều được bổ trợ cho cv sau này của các bạn. ===> Do đó khi ra trường, bạn sẽ làm việc ngay được ở vị trí mà các cty ( đặc biệt cty theo mô hình Nhật + Mỹ + FPT) yêu cầu.

BKHN, chương trình đào tạo theo hướng rộng và bao quát hơn, sản phẩm đầu ra là Kỹ sư CNTT ( 5 năm). Mình không rõ giờ chương trình đã thay đổi so với ngày xưa nhiều chưa, nhưng theo mình biết BKHN dạy rất nặng về lý thuyết, những môn học mang tính cơ sở, kể cả cơ sở về gốc ngành điện- điện tử, toán bổ trợ ...Những môn mang tính chất công nghệ cũng có nhưng không nhiều và chỉ mang tính giới thiệu và để sinh viên tự trang bị theo khả năng và sở thích của mỗi sv. ==> Do đó khi ra trường, sv BKHN sẽ bị bỡ ngỡ khi vào môi trường các cty trên, nhưng chính những kiến thức hỗn tạp, nặng nề mà SV BKHN được trang bị kia lạ là cái gốc rất chắc để tiếp cận những kỹ năng cần thiết rất dễ. Thậm chí là những kỹ năng, kiến thức mới mà thế giới phát triển về sau này.

Trong cùng 1 hệ thống giáo dục ĐH ở VN, 1 trường học 4 năm, 1 trường 5 năm, không có lý do gì để có thể nói sv FPT học được nhiều cái hơn là sv BKHN. Chỉ có thể nói, FPT thì chú trọng đào tạo ra trường đi làm luôn cho 1 hệ thống đã định hình sẵn, còn BKHN đào tạo đúng ý nghĩa chữ "Bách", nghĩa là khả năng thích nghi ngay lập tức vào môi trường cty như FPT thì hơi thấp hơn, nhưng về lâu dài thì lại biến hóa tốt hơn, với lương kiến thức rộng, bao quát, với gốc kiến thức về điện - điện tử vững, sv BKHN có thể xoay giữa phần mềm, phần cứng, thậm chí làm chồng chéo sang bên điều khiển, hệ thống nhúng...mà ít gặp khó khăn hơn là FPT.

Ngoài ra, mình không tìm thấy 1 số môn học kinh điển của ngành CNTT trong hệ thống ctrinh của FPT ( theo nghĩa rộng, bao gồm cả Khoa học máy tính, toán tin ngày xưa). Ví dụ, logic mờ, trí tuệ nhân tạo, tín hiệu số, lý thuyết hàm, điều khiển tự động, vi xử lý, automat hình thức... Những môn học này bên BKHN chắc chắn sẽ có ( có thể cắt bớt 1 số cho phù hợp thôi). Theo mình nghĩ những môn học này, học rất khó, ra trường không ứng dụng ngay, nhưng về lâu về dài thì rất tốt. (Các bạn học FPT theo mình khi học lên cao, nhất là mức Tiến sĩ sẽ rất vất vả vì thiếu những môn học trên).

Tóm lại, nếu lấy mô hình của Nhật ra để so sánh, thì FPT tương lai sẽ phát triển tốt, sáng lạng, và hướng phát triển sẽ là 1 ĐH đa ngành ( không riêng gì 3 ngành như bây giờ) ---> Đích đến là các trường tư thục nổi tiếng của Nhật như: Keio University, Ritsumeikan Univeristy. Còn BKHN thì cũng phát triển theo hướng kinh điển mà nó vẫn đi, cải thiện quản lý và phương pháp giảng dậy ---> Đích hướng tới là TOKYO UNIVERSITY... or KYOTO UNIVERSITY

5. Về chất lượng giảng viên, trang thiết bị, và chất lượng giảng dạy, sinh viên tiếp thu...

Trang thiết bị thì FPT đang trong quá trình trang bị, nhưng cũng ko cần phải bàn vì các bạn FPT toàn khá cả, mà thiết bị học CNTT cũng chỉ đơn giản là laptop + internet. Cái này giờ không phải quá khó với hầu hết sv ( kể cả BKHN).

Mình bàn là chất lượng giảng viên, ở BKHN giảng viên lâu năm, kinh nghiệm, đông đảo là điều không cần phải bàn cãi. Nhưng ở FPT cũng đâu có kém gì, giảng viên cơ hữu thì không nhiều, nhưng giảng viên thỉnh giảng, cộng tác đều là những giảng viên giỏi ở các trường khác, toàn thành phần xuất sắc. Cái này chắc là cả 2 đều ok.

Cái đáng bàn là khả năng tu duy và tiếp thu lượng kiến thức của thầy cô đến đâu thôi. Cái này thì lại quay trở lại chất lượng đầu vào 1 tẹo, theo cá nhân mình, chất lượng đầu vào bình quân tốt hơn, đương nhiên khả năng tiếp thu sẽ tốt hơn. Có thể nhìn 1 cách rõ hơn như sau: Khả năng tư duy + năng lực của mỗi người đều có 1 giới hạn nào đó, quá giới hạn đó thì có truyền tải cũng khó tiếp thu. Do đầu vào trung bình kém hơn, nên ví dụ khả năng đó của sv FPT là A nào đó, thì của sv BKHN là 1.5A chẳng hạn. Vậy rõ ràng, tính theo mức trung bình, lượng kiến thức vào đầu sẽ khác nhau.

Ở đây là tính trung bình nhé, còn tất nhiên ở đâu cũng có người nọ người kia, không thể đem cái ông đoạt giải lập trình ở FPT so với 1 ông sv bt ở BKHN, cũng không thể bên nguyên mấy chàng Việt Nhật ( bọn anh gọi là HUT RIT ) đem sang so với sv bt ở FPT. Do vậy những cá nhân nào ở FPT mà giỏi, nổi trội thì cố gắng tận dụng môi trường mà phát huy, những cá nhân đó sẽ vượt lên và đương nhiên là hơn sv BKHN bình thường. Ngược lại các tài năng của KSTN BKHN cũng thế. Mà học ở đâu sao cho phù hợp với điều kiện kinh tế của gia đình, với năng lực và sở thích của bản thân. Rồi trong môi trường đó phát huy tối đa năng lực --> Thành công chắc chắn.

Về ý kiến bản thân chung quy là: vào thời điểm hiện tại, xét về mức trung bình, ĐH FPT vẫn chưa thể so với các trường lâu năm chứ chưa nói đến so với BKHN. Mọi so sánh đều là khập khiễng, nhưng trong 1 chừng mực nào đó, đây là việc của 5-10 năm sau, không phải bây giờ.

Trả lời câu hỏi
Tải lại mã
Câu hỏi lĩnh vực Tuyển sinh
vietnamconnection Học phí liên thông trường kinh doanh công nghệ

Đăng lúc: 09:24 - 05/06/2013 trong Tuyển sinh

nophoto Chỉ tiêu tuyển sinh vào hệ ĐH, CĐ Tài chính Marketing năm 2011?

Đăng lúc: 09:24 - 05/06/2013 trong Tuyển sinh

dang duc thang Chỉ tiêu tuyển sinh vào ĐH Ngoại ngữ - ĐH QGHN năm 2011?

Đăng lúc: 17:46 - 23/06/2013 trong Tuyển sinh

nophoto Sơ tuyển vào các trường khối Công an năm 2011 cần các điều kiện gì?

Đăng lúc: 09:23 - 05/06/2013 trong Tuyển sinh

nophoto Chỉ tiêu tuyển sinh 2011 vào ĐH TDTT Bắc Ninh, ĐH Duy Tân?

Đăng lúc: 09:23 - 05/06/2013 trong Tuyển sinh

nophoto Tuyển sinh 2011 có nguyện vọng 4 ko?

Đăng lúc: 09:23 - 05/06/2013 trong Tuyển sinh

Hương Thông tin tuyển sinh Đại học, Cao đẳng 2011?

Đăng lúc: 09:23 - 05/06/2013 trong Tuyển sinh

nophoto Học ngành bất động sản, quản lý đất đai ra trường làm gì?

Đăng lúc: 09:23 - 05/06/2013 trong Tuyển sinh

nophoto Cẩm nang tuyển sinh ĐH – CĐ 2011 có gì mới ?

Đăng lúc: 09:23 - 05/06/2013 trong Tuyển sinh

nophoto Thi nhờ, làm hồ sơ tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2011 như thế nào?

Đăng lúc: 09:23 - 05/06/2013 trong Tuyển sinh

nophoto Năm nay Học viện Kỹ thuật Quân Sự tuyển sinh bao nhiêu chỉ tiêu ?

Đăng lúc: 09:23 - 05/06/2013 trong Tuyển sinh

nophoto Hạn cuối nhận hồ sơ ĐKDT ĐH, CĐ năm 2011 là bao giờ ?

Đăng lúc: 09:23 - 05/06/2013 trong Tuyển sinh

nophoto Năm 2011 Trường ĐH Mỏ - Địa chất tuyển sinh bao nhiêu chỉ tiêu ?

Đăng lúc: 09:23 - 05/06/2013 trong Tuyển sinh

nophoto Tuyển sinh 2011: Thí sinh sẽ có nguyện vọng 4?

Đăng lúc: 09:23 - 05/06/2013 trong Tuyển sinh

Vinh Hướng dẫn kinh nghiệm làm hồ sơ dự thi đại học 2011?

Đăng lúc: 09:23 - 05/06/2013 trong Tuyển sinh

nophoto Học ngành hướng dẫn du lịch thi khối nào?

Đăng lúc: 09:23 - 05/06/2013 trong Tuyển sinh

nophoto Học viện Hàng không có sơ tuyển ngoại hình không?

Đăng lúc: 09:23 - 05/06/2013 trong Tuyển sinh

Lê Văn Tùng Chụp ảnh làm hồ sơ dự thi có phải đeo cà vạt?

Đăng lúc: 09:22 - 05/06/2013 trong Tuyển sinh

nophoto Con gái có được dự thi ngành công an ?

Đăng lúc: 09:22 - 05/06/2013 trong Tuyển sinh

nophoto Bạn chưa biết nhiều về kế toán??

Đăng lúc: 09:22 - 05/06/2013 trong Tuyển sinh

Rao vặt Siêu Vip