Câu hỏi

05/06/2013 07:10
Có cách tuyển sinh nào khác với kỳ thi ĐH truyền thống ko?
![[:)]](/images/wys/yahoo_smiley.gif)
Danh sách câu trả lời (1)

Với những gì đang diễn ra, tuyển sinh ĐH vẫn đang là một kỳ thi cực kỳ căng thẳng, đầy áp lực. Bất cứ ai, từ người đi thi đến người tổ chức thi, người trong cuộc lẫn dư luận xã hội đều nhìn thấy mức độ căng thẳng, tốn kém của kỳ thi này.
Từ chỗ chỉ là một giải pháp trước mắt cho giai đoạn quá độ trong lúc chờ thực hiện đổi mới tổng thể thi cử, “ba chung” được áp dụng đến nay đã tám năm. Những ưu điểm được ghi nhận trong những năm đầu của phương thức “ba chung” đến nay dường như đã không còn thích hợp với tốc độ gia tăng của số lượng thí sinh, sự phân hóa chất lượng của các trường ĐH, CĐ. Thi “ba chung” ít nhiều giải quyết được vấn đề niềm tin vào sự công bằng, khách quan nhưng lại không thể giải quyết được bài toán số lượng - chất lượng của giáo dục ĐH.
Sự căng thẳng của kỳ thi tuyển sinh hiện nay nói lên điều gì? Áp lực giữa nhu cầu học tập và khả năng đáp ứng của hệ thống giáo dục ĐH quá chênh lệch. Nhưng cũng có nguyên nhân không kém phần quan trọng khác, đó là do phương thức tổ chức thi cử. Khi tất cả các trường ĐH cùng thi tuyển vào một ngày, khi tất cả thí sinh đều phải đi thi như trẩy hội, dĩ nhiên mức độ căng thẳng sẽ không thể giảm đi.
Đó là chưa kể sự căng thẳng, áp lực còn bị gia tăng một cách ảo: các trường ĐH rất khác nhau về chất lượng, mục tiêu đào tạo, nhu cầu tuyển đầu vào... nhưng lại cùng mặc chung tấm áo “ba chung” chật chội, nên có không ít trường ĐH đáng lẽ khâu tuyển sinh không đến mức nặng nề cũng phải thực hiện chung một quy trình tuyển chọn như các trường tốp đầu...
Vậy tại sao không tổ chức tuyển sinh theo phương thức khác? Đã có ý kiến đề nghị Bộ GD-ĐT và các sở GD-ĐT chỉ lo tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT, tiến tới công nhận tốt nghiệp, cấp bằng khi người học hoàn thành đạt yêu cầu chương trình lớp 12. Còn tuyển sinh giao về cho các trường ĐH, CĐ chịu trách nhiệm tổ chức. Tùy theo mức độ yêu cầu, nhu cầu tuyển chọn, chất lượng đào tạo, ngành nghề, uy tín... của từng trường, các trường ĐH sẽ có hình thức tuyển chọn đầu vào phù hợp.
Thi tuyển hay xét tuyển, thi kết hợp với xét, xét theo những tiêu chí gì... nhà trường có thể tự quyết. Bộ có thể ban hành hệ thống các tiêu chí xét tuyển để trên cơ sở đó các trường tự xác định chọn những tiêu chí nào làm căn cứ xét tuyển của trường mình. Trường tuyển sau có thể xét bằng điểm thi của một hay nhiều trường đã tổ chức thi nếu đánh giá kết quả thi đó đáng tin cậy, phù hợp với nhu cầu của trường mình.
Hơn nữa, hệ thống ĐH đang chuyển sang đào tạo theo học chế tín chỉ, tức là các trường không còn bị ràng buộc bởi khái niệm năm học, vì vậy hoàn toàn có thể chủ động chọn thời gian tuyển sinh thích hợp với phương thức đào tạo này, thậm chí một năm có thể tuyển hai đợt. Các trường tổ chức tuyển sinh vào những thời điểm khác nhau vừa tạo thêm cơ hội cho thí sinh (không trúng tuyển trường này có thể tiếp tục dự tuyển đợt khác hoặc dự tuyển vào trường khác), vừa giảm bớt áp lực, căng thẳng cho toàn xã hội vì không còn cảnh trăm trường cùng tổ chức thi một ngày, nửa triệu thí sinh và thân nhân đi thi cùng lúc.
Thay vì phải đứng ra chủ trì kỳ thi tuyển sinh như hiện nay, Bộ GD-ĐT chỉ cần làm được hai việc: một là xây dựng được một ngân hàng đề thi đạt chuẩn đủ đáp ứng nhu cầu của các trường tổ chức thi, hai là đảm bảo được khâu thanh tra, kiểm tra chặt chẽ công tác tuyển sinh của các trường, xử lý nghiêm minh những vi phạm.
Nếu không thay đổi phương thức thi tuyển sinh, không mạnh dạn giao quyền tự chủ về cho các trường, chỉ loay hoay cải tiến kỹ thuật như hiện nay, Bộ GD-ĐT sẽ lại tiếp tục phải dành đến chín tháng trong một năm cho việc chuẩn bị và tổ chức thi cử.
Từ chỗ chỉ là một giải pháp trước mắt cho giai đoạn quá độ trong lúc chờ thực hiện đổi mới tổng thể thi cử, “ba chung” được áp dụng đến nay đã tám năm. Những ưu điểm được ghi nhận trong những năm đầu của phương thức “ba chung” đến nay dường như đã không còn thích hợp với tốc độ gia tăng của số lượng thí sinh, sự phân hóa chất lượng của các trường ĐH, CĐ. Thi “ba chung” ít nhiều giải quyết được vấn đề niềm tin vào sự công bằng, khách quan nhưng lại không thể giải quyết được bài toán số lượng - chất lượng của giáo dục ĐH.
Sự căng thẳng của kỳ thi tuyển sinh hiện nay nói lên điều gì? Áp lực giữa nhu cầu học tập và khả năng đáp ứng của hệ thống giáo dục ĐH quá chênh lệch. Nhưng cũng có nguyên nhân không kém phần quan trọng khác, đó là do phương thức tổ chức thi cử. Khi tất cả các trường ĐH cùng thi tuyển vào một ngày, khi tất cả thí sinh đều phải đi thi như trẩy hội, dĩ nhiên mức độ căng thẳng sẽ không thể giảm đi.
Đó là chưa kể sự căng thẳng, áp lực còn bị gia tăng một cách ảo: các trường ĐH rất khác nhau về chất lượng, mục tiêu đào tạo, nhu cầu tuyển đầu vào... nhưng lại cùng mặc chung tấm áo “ba chung” chật chội, nên có không ít trường ĐH đáng lẽ khâu tuyển sinh không đến mức nặng nề cũng phải thực hiện chung một quy trình tuyển chọn như các trường tốp đầu...
Vậy tại sao không tổ chức tuyển sinh theo phương thức khác? Đã có ý kiến đề nghị Bộ GD-ĐT và các sở GD-ĐT chỉ lo tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT, tiến tới công nhận tốt nghiệp, cấp bằng khi người học hoàn thành đạt yêu cầu chương trình lớp 12. Còn tuyển sinh giao về cho các trường ĐH, CĐ chịu trách nhiệm tổ chức. Tùy theo mức độ yêu cầu, nhu cầu tuyển chọn, chất lượng đào tạo, ngành nghề, uy tín... của từng trường, các trường ĐH sẽ có hình thức tuyển chọn đầu vào phù hợp.
Thi tuyển hay xét tuyển, thi kết hợp với xét, xét theo những tiêu chí gì... nhà trường có thể tự quyết. Bộ có thể ban hành hệ thống các tiêu chí xét tuyển để trên cơ sở đó các trường tự xác định chọn những tiêu chí nào làm căn cứ xét tuyển của trường mình. Trường tuyển sau có thể xét bằng điểm thi của một hay nhiều trường đã tổ chức thi nếu đánh giá kết quả thi đó đáng tin cậy, phù hợp với nhu cầu của trường mình.
Hơn nữa, hệ thống ĐH đang chuyển sang đào tạo theo học chế tín chỉ, tức là các trường không còn bị ràng buộc bởi khái niệm năm học, vì vậy hoàn toàn có thể chủ động chọn thời gian tuyển sinh thích hợp với phương thức đào tạo này, thậm chí một năm có thể tuyển hai đợt. Các trường tổ chức tuyển sinh vào những thời điểm khác nhau vừa tạo thêm cơ hội cho thí sinh (không trúng tuyển trường này có thể tiếp tục dự tuyển đợt khác hoặc dự tuyển vào trường khác), vừa giảm bớt áp lực, căng thẳng cho toàn xã hội vì không còn cảnh trăm trường cùng tổ chức thi một ngày, nửa triệu thí sinh và thân nhân đi thi cùng lúc.
Thay vì phải đứng ra chủ trì kỳ thi tuyển sinh như hiện nay, Bộ GD-ĐT chỉ cần làm được hai việc: một là xây dựng được một ngân hàng đề thi đạt chuẩn đủ đáp ứng nhu cầu của các trường tổ chức thi, hai là đảm bảo được khâu thanh tra, kiểm tra chặt chẽ công tác tuyển sinh của các trường, xử lý nghiêm minh những vi phạm.
Nếu không thay đổi phương thức thi tuyển sinh, không mạnh dạn giao quyền tự chủ về cho các trường, chỉ loay hoay cải tiến kỹ thuật như hiện nay, Bộ GD-ĐT sẽ lại tiếp tục phải dành đến chín tháng trong một năm cho việc chuẩn bị và tổ chức thi cử.
Trả lời câu hỏi
Câu hỏi lĩnh vực Tuyển sinh
Rao vặt Siêu Vip