
Có nên nói “Không” với sinh viên tại chức ?

Tôi thấy qui định như vậy là hoàn toàn chính xác, đúng ra phải thực hiện cách đây 10 năm cơ! Bởi vì những người sinh ra sau chiến tranh, được sống trong hòa bình nay cũng đã 35 tuổi rồi, họ có điều kiện ăn học, tại sao không phấn đấu học chính qui nhất là những người được sống ở thành phố như Đà Nẵng? Còn về pháp luật, quy định như vậy tôi chẳng thấy gì là trái cả. Ỡ đây không phải là Đà Nẵng không công nhận bằng tại chức mà không muốn tuyển dụng người có bằng tại chức mà thôi, nó cũng giống như tôi đang sở hữu một cái gì đó mà tôi muốn cho, gửi biếu, tặng ai tùy tôi. Còn như trong trường hợp này thì Đà Nẵng đang sở hữu chỗ làm việc, còn muốn tuyển dụng ai thì tùy người ta. tôi thật sự hoan hô chính quyền TP Đà Nẵng về việc này.

Theo cũng là sinh viên hệ chính quy, theo tôi thấy nếu đứng trên lập trường của nhà tuyển dụng thì bằng tại chức thì liệu bạn có chiếu cố để tuyển hệ tại chức. Tôi là một nhà tuyển dụng, tôi không tuyển hệ tại chức, chưa tính đến khả năng làm việc nhưng bạn cứ nhìn thẳng vào cách mà các nhà trường đạo tạo tại chức thì bạn sẽ biết. Không hiệu quả.

Tôi thấy như vậy đâu có sai ? Nhà tuyển dụng có quyền tuyển theo yêu cầu của họ ! Họ có thể bảo tôi chỉ tuyển DHBK, DHKTTN không tuyển dân lập cũng được (mình thấy rất nhiều) ! Một số chỉ tuyển SV khá giỏi (cùng 1 loại bằng chứ không nói tới 2 loại hình đào tạo) ! Chẳng hạn như Vinafone, Mobifone họ chỉ tuyển Đại Học Tốt Nghiệp Loại Giỏi với SV mới ra trường sao không ai lên tiếng nhỉ ? SV với bằng DH Việt Nam ra Quốc Tế học lên cao họ chấp nhận còn mang bằng đi xin việc bên nước ngoài họ không tuyển (loại từ vòng nhìn cái bằng), vậy mình kiện ai nhỉ ? Còn nói về trường hợp của Tp.Đà Nẵng mình rất tán đồng, họ đâu có bảo cho người học tại chức thôi việc, họ chỉ bảo là không tuyển tại chức đầu vào mà thôi. Chung quy vẫn là ý thức nâng cao chất lượng của các cán bộ của địa phương mình (con em ở địa phương học chính quy theo tiền tài trợ còn đầy ra tại sao phải tuyển tại chức ? Giống như sv giỏi đầy ra tại sao phải tuyển sv trung bình)! Và Đà Nẵng không chấp nhận thì còn phần còn lại của cả nước vẫn nhận đó thôi (trong đó có cả Tp.HCM và Tp.HN). Họ có thể tự do nộp đơn mà (nếu đủ năng lực) :)

Bằng cấp vẫn là bằng cấp! ở đây tôi muốn nói những người đã phải trải qua cuộc thi gắt gao tại đầu vào các trường đại học chính quy thì vẫn phải là một cái gì đó (tất nhiên có 1 số ít người bằng các lý do khác học vẫn vào được như nhìn bài của bạn, trúng tủ…). Tuy nhiên không thể phủ nhận họ vẫn là sinh viên chính quy. Nhưng người tốt nghiệp chính quy kể cả học thật cũng không phải ai cũng hoàn thành nhiệm vụ nhưng nếu không may nhưng người này vẫn được giao các công việc mà họ không thể hoàn thành thì phải có sự thay đổi (bằng cách tìm người khác – nhưng vẫn phải ưu tiên những người tốt nghiệp chính quy). Những người tốt nghiệp tại chức không thể phủ nhận có những người cũng rất giỏi trong nhiều lĩnh vực nhưng dù sao cũng mạo hiểm khi chọn họ (khi chọn thì vẫn không chắc 100% là đã chọn được nhưng người giỏi) trong khi ta còn rất nhiều người tốt nghiệp chính quy chưa được xét đến vì nhiều lý do. Theo tôi hiểu vào công chức là sẽ được ăn lương của nhà nước, có nhiều cơ hội thăng tiến lên làm quản lý, rất ít khi bị mất việc (nên vẫn có lương dù không giúp được gì nhiều ). Vậy chúng ta phải bắt đầu từ đâu??????????/

Mình thấy các bạn có cái nhìn từu tượng quá. không tuyển bằng tại chức thì nhà nước mình đào tạo hệ tại chức tập trung để làm gì? chúng ta tuyển người để làm việc chứ không phải tuyển bằng cấp. ai làm được việc thì tuyển thôi chắc gì bằng chính làm được việc. mình thấy nhiều người học tại chức ra đi làm vẫn giỏi đấy. nên theo mình không nên phân biệt như vây.