
Có nên sống thử trước kết hôn không?

Mình tên Nguyên Hạo,
Trước hết mình nghỉ là nên sống thử trước hôn nhân nếu có cơ hội !
Chắc ít có bạn gái nào đồng tình với mình về cách suy nghỉ trên nhưng chúng ta thử phân tích nhé.
Hôn nhân là một trang mới trong cuộc đời của chúng ta, bước qua hôn nhân chúng ta sẽ không còn chỉ sống cho riêng mình nữa mà thêm vào đó sẽ là một nữa của ta và những "thiên thần" của chúng ta. Nuôi chúng khôn lớn và trưởng thành là một nhiệm vụ rất khó vì vậy một nữa của ta và ta phải thật vững chắc thì khi đó nhiệm vụ cao cả của chúng ta mới hi vọng hoàn thành tốt được.
Việc tìm một người vợ tốt, một người mẹ tốt, một người dâu tốt ( ngược lại với chị em phụ nữ ) để tạo nên một gia đình vững chắc có phải là quá quang trọng đối với mỗi chúng ta hay không.
Theo quan niệm của người Phương đông chúng ta thì việc sống thử trước hôn nhân là không nên làm.
Nhưng cách giải thích của nó thì không hợp với con người của thế kỷ 21 chút nào.
Bạn nghỉ người con gái thiệt thòi ư ! Bạn đang hướng về tâm hồn hay thể xác vậy !
Bạn có nghỉ rằng sau khi hôn nhân nếu ta gặp một người chồng không tốt thì sự thiệt thòi đó có đáng bằng 1/1000 của sự đau khổ suốt cuộc đời còn lại của chúng ta hay không !
Mọi sự lựa chọn khôn ngoan điều nằm ở nơi ta hết.
Sống thử hay không sống thử điều là quyết định của bạn và trong lúc sống thử mọi "quyết định" cũng là của bạn !
Chúc các bạn vui vẻ !

Quả thật, cảm giác được ở bên nhau một cách vụng trộm của những người đang yêu thật khó tả, vừa thấy hạnh phúc vừa thấy lo sợ. Đây chính là những phút nguy hiểm. Làm sao để cưỡng lại sự ham muốn của bản thân, sự tò mò muốn khám phá, muốn thử. Tôi đã từng trải qua những giây phút ấy, tâm trạng ấy, nên tôi hiểu các bạn trẻ khó khăn thế nào để giữ mình. Dừng lại hay vượt rào? Ranh giới thật mong manh! Trong những lúc như thế, tôi đánh giá cao vai trò “thuyền trưởng” của các bạn trai. Quả thực, khả năng “vượt rào” hay không phụ thuộc rất lớn vào các chàng. Người con gái dù có quyết tâm cỡ mấy, cũng khó tránh nổi chuyện ấy một khi “thuyền trưởng” quyết chí ra khơi.
Do đó, tốt nhất, các bạn cần xác định rõ mối quan hệ của mình với người kia trước khi có ý định “thân nhau hơn”. Liệu mối quan hệ giữa bạn và người kia có thật sự chín đến mức đó chưa? Hai người có ý định tiến đến hôn nhân hay không? Nếu câu trả lời là không, bạn chắc hẳn lường trước được hậu quả của chuyện “vượt rào”. Nếu câu trả lời là có, liệu tình yêu của hai bạn có còn như trước, khi cả hai đã quá rõ về nhau? Liệu hai bạn có thể bảo vệ nhau nếu xảy ra chuyện ngoài ý muốn? Câu trả lời sẽ giúp bạn có quyết định đúng đắn.
Nhưng nếu thật lòng yêu nhau, theo tôi, nên chăng người bạn trai hãy tôn trọng người bạn gái của mình cho đến ngày cưới. Như vậy, đêm tân hôn của hai người sẽ có ý nghĩa vô cùng. Sau gần năm năm quen nhau, tôi nhận ra rằng những lần “over night” kia giúp chúng tôi yêu nhau hơn. Chúng tôi chỉ đi với nhau trong những dịp đặc biệt và nhất quyết không vượt rào cho đến ngày tân hôn. Tôi luôn yêu và tin tưởng bạn trai của mình vì biết rằng người ấy cũng luôn yêu thương, tôn trọng và bảo vệ tôi.

Tranh cãi, rồi tranh cãi
Nhưng có lẽ cần phải có một sự rõ ràng trong quan điểm mà đôi khi do tranh cãi nhiều quá chẳng ai nhìn ra, và cũng chính vì thế mà vẫn cứ... tiếp tục tranh cãi. Đó là cần có sự tách biệt giữa việc quan hệ sớm, quan hệ bừa bãi và quan hệ không an toàn với việc quan hệ - trước - hôn nhân. Bởi vì, quan hệ - trước - hôn nhân không hề là một việc xấu khi bạn: không quan hệ sớm, không quan hệ bừa bãi, quan hệ không an toàn!
Tuy nhiên, cái trên chỉ là hệ quả, cái gốc của vấn đề vẫn là quan niệm: "quan hệ trước hôn nhân thể hiện sự dễ dãi và không đoan trang của người con gái". Và trong xã hội hình thành một bộ phận tập thể tự cho mình cái quyền đánh giá người khác; và một bộ phận phải hứng chịu sự dè bỉu coi thường bởi những lời đánh giá đó. Có thể nói, cái quan niệm quan hệ trước hôn nhân là một quan niệm làm khổ người phụ nữ!
"Sex", đơn giản chỉ là một nhu cầu bản năng của con người. Có thể bạn phì cười đấy, nhưng nó chẳng khác gì việc bạn muốn xem phim, uống nước hay đi vệ sinh đâu. Cái khác là nó cần có độ tuổi và sự chín chắn để thực hiện. Khi tình cảm tiến tới một độ chín nhất định, con người muốn tiến tới một sự vượt xa hơn tinh thần, đó là thể xác. Đây là một qui luật hoàn toàn tự nhiên.
Lâu nay mải tranh cãi mà người ta không nhận ra một điều rằng sex chính là một bộ phận hữu cơ của tình yêu. Một tình cảm sâu sắc và một sự hòa hợp trong tình dục sẽ tạo nên một mối quan hệ bền vững. Cho dù không muốn nhưng ai cũng phải công nhận một điều, dù đã cưới nhau rồi, nhưng nếu không có sự hòa hợp trong tình dục thì chỉ thấy thêm tiếc cho đôi vợ chồng đó vì đã không "khám phá” ra nhau sớm hơn mà thôi. Và có những lúc sự hòa hợp về thể xác sẽ đem tới tình yêu về tinh thần.
Phụ nữ quá nhiều thiệt thòi
Bởi vì ông trời bất công sinh ra người phụ nữ có cái màng trinh, nên họ sẽ "bị” phát hiện mình đã quan hệ hay chưa, trong khi đàn ông thì không tài nào kiểm chứng được. Và từ đây hình thành nên quan điểm, trinh tiết là một điều vô cùng quan trọng, để biết người con gái đó có đoan trang hay không. Trong sex, lúc nào người đàn ông cũng là "được", còn người phụ nữ là "mất", trong khi cái sự sung sướng thì chẳng của riêng ai. Một người phụ nữ khi bị phát hiện là đã từng quan hệ thì thật khó tìm thêm người yêu mới hoặc lấy chồng, còn đàn ông thì chẳng ai quan tâm. Hóa chăng người phụ nữ quá thiệt thòi, và một quan niệm đang cho người đàn ông quá nhiều đặc ân? Không chỉ đặc ân, người đàn ông còn được quyền lấy đó để đánh giá tư cách của người phụ nữ.
Bản chất dễ dãi và lẳng lơ không hề phụ thuộc vào cái màng trinh. Bởi vì nếu cứ đó mà suy luận, thì bây giờ cứ vào bệnh viện "vá lại cái ấy" là con người lại trở lại đoan trang, nhu mì! Quan niệm đề ra và buộc con người phải tự sống với nhau trong sự giả dối. Nếu bản chất một người phụ nữ là chung thủy, thật sự biết yêu hết mình, thì dù cô ta có làm chuyện đó hay chưa, cô ta cũng không thể nào thay đổi. (Không tính tới những trường hợp do cuộc đời xô đẩy dẫn tới "biến thái").
Người ta chỉ được quyền dè bỉu ngấm nga khi thấy một cô mỗi hôm ôm một anh, hôn một anh, lẳng lơ đánh mắt đưa tình với vài anh…Còn lại chẳng ai được quyền đánh giá bạn khi bạn ở bên cạnh người yêu thật sự của mình, cho dù bạn có làm việc "gì gì” với "người ấy" đi chăng nữa.
Và hệ quả xấu!
Trong khi quan điểm của xã hội vẫn nặng nề và một số vẫn kịch liệt phản đối chuyện quan hệ tình dục trước hôn nhân, thì một hiện tượng nổi lên lại thấy rất rõ là giới trẻ ngày càng quan hệ sớm hơn, bừa bãi hơn .Và tất nhiên, do còn quá trẻ, quá bồng bột nên để lại những hậu quả tai hại. Thậm chí, rất nhiều người tuyên bố trước một xìcăngđan ầm ĩ về sex trên mạng gần đây: "Chuyện đó quá bình thường, ai mà chả làm thế, sao cứ phải làm to thế!". Cái này thì lại phải gọi là sự quá dễ dãi trong suy nghĩ.
Đúng thế, các bạn ạ, ai cũng thấy nó bình thường, ở "tuổi đó” là bình thường. Nhưng chắc chắn là không ai muốn em gái mình, con gái mình được bình thường ở "tuổi đó”, và được "bình thường" cho cả thiên hạ lôi ra làm trò cười. Có lẽ quan điểm "bình thường" này lại xuất phát từ cái sự "kềm kẹp" từ quan niệm trên, khi thế hệ mới muốn phá bung nó ra nhưng lại chưa biết cách và lại thái quá. Một hệ quả xấu!
Vậy nên chỉ có thể kết luận được rằng đừng nên "quá” ở bất cứ quan điểm gì, cho dù là của chung xã hội hay của riêng bản thân mình. Hãy đánh giá mỗi sự kiện bằng con mắt thực tế nhất.
Với một tình yêu chân chính, thật sự, đủ tuổi để hiểu và biết bảo vệ bản thân trước những gì mình làm; thì cho dù bạn có cưới hay chưa, việc bạn đã quan hệ tình dục là một việc thật sự bình thường như đúng nghĩa đen của nó!