Câu hỏi

30/05/2013 10:17
Có phải sỏi tuyến nước bọt?
Tôi năm nay 37 tuổi, mấy tháng nay tôi thấy hàm mặt bên trái hơi sưng lệch tuy không rõ lắm. Thỉnh thoảng thấy đau răng nhưng ăn uống, sức khoẻ bình thường. Đi khám bác sĩ nghi sỏi tuyến nước bọt và đã chuyển tôi khám chuyên khoa tuyến trên nhưng tôi chưa có điều kiện đi khám. Vậy xin quý báo tư vấn về bệnh này. Nếu không điều trị có sao không?
pebuon_8x
30/05/2013 10:17
honghiquan
30/05/2013 10:17
Danh sách câu trả lời (2)

Sỏi có thể quan sát được qua hình quang tuyến X-ray hoặc soi Ultra sound. Nếu bạn đi chụp hình quang tuyến thì sẽ thấy sỏi.
Nếu bạn bị ê và đau răng khi uống và ăn thức ăn nóng hoặc cơn nhức răng đau đến độ bạn phải "chồng cây chuối" (đứng mà đâm đầu xuống đất để chống đau) thì rất có thể bạn bị "fistel " chân răng, tức là u bướu do vi khuẩn làm răng sâu và lan xuống tận chân răng trong hàm. Triệu chứng này rất dễ xảy ra tại cái răng hàm từ số 4 - số 8.
Gửi bạn videoclip này để bạn nghiên cứu nhé
http://www.youtube.com/watch?v=wOLLHNve_iA
Nếu bạn bị ê và đau răng khi uống và ăn thức ăn nóng hoặc cơn nhức răng đau đến độ bạn phải "chồng cây chuối" (đứng mà đâm đầu xuống đất để chống đau) thì rất có thể bạn bị "fistel " chân răng, tức là u bướu do vi khuẩn làm răng sâu và lan xuống tận chân răng trong hàm. Triệu chứng này rất dễ xảy ra tại cái răng hàm từ số 4 - số 8.
Gửi bạn videoclip này để bạn nghiên cứu nhé
http://www.youtube.com/watch?v=wOLLHNve_iA

Các tuyến nước bọt gồm: 2 tuyến mang tai lớn, 2 tuyến hàm dưới, một vài tuyến ở dưới lưỡi và hàng ngàn tuyến nước bọt nhỏ nằm rải rác ở phần trên của đường hô hấp, tiêu hóa. Các bệnh lý có thể gặp của tuyến nước bọt là viêm tuyến nước bọt, sỏi tuyến nước bọt và u tuyến nước bọt.
Viêm tuyến nước bọt: (nhiễm khuẩn tuyến nước bọt cấp) phần lớn ở tuyến mang tai và tuyến dưới hàm. Biểu hiện điển hình bằng sưng cấp tính của tuyến, đau tăng và sưng tăng khi ăn. Điều trị bằng kháng sinh, giảm đau, hạ sốt bệnh sẽ thuyên giảm. Điều trị thất bại trong trường hợp có dấu hiệu nghi ngờ áp - xe chít hẹp ống, sỏi hoặc khối u gây nên sự tắc nghẽn. Siêu âm hoặc CT scan có thể giúp chẩn đoán.
U tuyến nước bọt: thường gặp ở người lớn. Khi bị u tuyến nước bọt thường, người bệnh không có triệu chứng ở phần ngoài của tuyến. Khối u có thể được bệnh nhân nhận thấy đã nhiều tháng hoặc nhiều năm nhưng phát triển chậm. Chẩn đoán xác định bằng thăm khám lâm sàng, chụp cộng hưởng từ và CT scan tuyến nước bọt.
Sỏi tuyến nước bọt: trên lâm sàng bệnh nhân có thể có đau và sưng cư trú. Thường có tiền sử viêm tuyến nước bọt cấp tái phát. Sỏi thường gặp ở ống Wharton (dẫn lưu tuyến hàm dưới) nhiều hơn ở ống Stensen (dẫn lưu tuyến mang tai). Sỏi ở ống Wharton thường lớn và cản quang, còn sỏi ở ống Stensen thường không cản quang và nhỏ hơn. Tuy bệnh của tuyến nước bọt hiếm gặp và không nguy hiểm nhưng nếu các khối u từ tuyến nước bọt nhỏ hầu hết là ác tính nên cần được điều trị sớm. Từ những thông tin trên bạn có thể liên hệ với bệnh viện của mình để sắp xếp thời gian đi khám chuyên khoa, nếu cần thiết, các bác sĩ sẽ cho chụp cộng hưởng từ và CT scan để xác định chính xác bệnh và tư vấn cách điều trị cụ thể.
Viêm tuyến nước bọt: (nhiễm khuẩn tuyến nước bọt cấp) phần lớn ở tuyến mang tai và tuyến dưới hàm. Biểu hiện điển hình bằng sưng cấp tính của tuyến, đau tăng và sưng tăng khi ăn. Điều trị bằng kháng sinh, giảm đau, hạ sốt bệnh sẽ thuyên giảm. Điều trị thất bại trong trường hợp có dấu hiệu nghi ngờ áp - xe chít hẹp ống, sỏi hoặc khối u gây nên sự tắc nghẽn. Siêu âm hoặc CT scan có thể giúp chẩn đoán.
U tuyến nước bọt: thường gặp ở người lớn. Khi bị u tuyến nước bọt thường, người bệnh không có triệu chứng ở phần ngoài của tuyến. Khối u có thể được bệnh nhân nhận thấy đã nhiều tháng hoặc nhiều năm nhưng phát triển chậm. Chẩn đoán xác định bằng thăm khám lâm sàng, chụp cộng hưởng từ và CT scan tuyến nước bọt.
Sỏi tuyến nước bọt: trên lâm sàng bệnh nhân có thể có đau và sưng cư trú. Thường có tiền sử viêm tuyến nước bọt cấp tái phát. Sỏi thường gặp ở ống Wharton (dẫn lưu tuyến hàm dưới) nhiều hơn ở ống Stensen (dẫn lưu tuyến mang tai). Sỏi ở ống Wharton thường lớn và cản quang, còn sỏi ở ống Stensen thường không cản quang và nhỏ hơn. Tuy bệnh của tuyến nước bọt hiếm gặp và không nguy hiểm nhưng nếu các khối u từ tuyến nước bọt nhỏ hầu hết là ác tính nên cần được điều trị sớm. Từ những thông tin trên bạn có thể liên hệ với bệnh viện của mình để sắp xếp thời gian đi khám chuyên khoa, nếu cần thiết, các bác sĩ sẽ cho chụp cộng hưởng từ và CT scan để xác định chính xác bệnh và tư vấn cách điều trị cụ thể.
Trả lời câu hỏi
Câu hỏi lĩnh vực Các bệnh thường gặp
Rao vặt Siêu Vip