Câu hỏi

21/05/2013 11:08
Có thể chuyển khám bệnh tới bệnh viện không đăng kí trong BHYT?
Mẹ tôi tham gia BHYT bắt buộc, đóng khi còn đang công tác, giờ mẹ tôi đã nghỉ hưu. Mẹ tôi đăng kí BHYT ở Tp Vinh Nghệ An nhưng nay mẹ tôi chuyển ra ngoài HN sinh sống với con cháu. Tôi muốn hỏi là có chuyển nơi đăng kí khám bệnh từ Vinh ra HN hay không?
Hiện mẹ tôi đang bị bệnh mãn tính là bệnh tiểu đường, khám ở Vinh vẫn được phát thuốc để uống. Mẹ tôi đang muốn chuyển BHYT ra bệnh viện nội tiết, như vậy không biết có được không ah?
Mong các bạn có kinh nghiện trả lời giúp tôi vấn đề này với ah
manhlinh
21/05/2013 11:08
Hiện mẹ tôi đang bị bệnh mãn tính là bệnh tiểu đường, khám ở Vinh vẫn được phát thuốc để uống. Mẹ tôi đang muốn chuyển BHYT ra bệnh viện nội tiết, như vậy không biết có được không ah?
Mong các bạn có kinh nghiện trả lời giúp tôi vấn đề này với ah
Danh sách câu trả lời (1)

Về câu hỏi của anh (chị) xin được trả lời như sau:
- Người tham gia BHYT được lựa chọn một cơ sở khám chữa bệnh BHYT để đăng ký khám chữa bệnh BHYT ban đầu theo hướng dẫn của tổ chức BHYT. Tên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh BHYT ban đầu được ghi trên thẻ BHYT.
- Trường hợp người tham gia BHYT phải làm việc lưu động, tạm trú tại các địa phương khác nhau được khám chữa bệnh tại cơ sở khám chữa bệnh theo tuyến chuyên môn kỹ thuật phù hợp nơi người đó đang làm việc, tạm trú.
- Vừa qua Chủ tịch nước cũng vừa công bố Luật bảo hiểm y tế mới, tuy nhiên đến ngày 1/7/2009 thì Luật này mới có hiệu lực thi hành. Liên quan đến vấn đề của anh hỏi, thấy rằng điểm mới của Luật BHYT là người tham gia BHYT được lựa chọn cơ sở đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu và có thể để nghị thay đổi nơi khám, chữa bệnh vào đầu mỗi quý, tuy nhiên phải đúng tuyến. Người có BHYT đến khám tại các cơ sở không đăng ký ban đầu những vẫn đúng tuyến sẽ được cơ quan bảo hiểm thanh toán chi phí khám chữa trực tiếp.
Tuy nhiên, con người là vốn quý nhất, vấn đề bảo hiểm y tế luôn là vấn đề nhức nhối và gây bất bình khi người dân đi khám chữa bệnh. Do đó theo tôi anh (chị) nên có giải pháp tốt nhất khi ra đến bệnh viện để bảo đảm sức khỏe cho người thân của mình.
Chúc anh (chị) và gia đình sức khỏe.
- Người tham gia BHYT được lựa chọn một cơ sở khám chữa bệnh BHYT để đăng ký khám chữa bệnh BHYT ban đầu theo hướng dẫn của tổ chức BHYT. Tên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh BHYT ban đầu được ghi trên thẻ BHYT.
- Trường hợp người tham gia BHYT phải làm việc lưu động, tạm trú tại các địa phương khác nhau được khám chữa bệnh tại cơ sở khám chữa bệnh theo tuyến chuyên môn kỹ thuật phù hợp nơi người đó đang làm việc, tạm trú.
- Vừa qua Chủ tịch nước cũng vừa công bố Luật bảo hiểm y tế mới, tuy nhiên đến ngày 1/7/2009 thì Luật này mới có hiệu lực thi hành. Liên quan đến vấn đề của anh hỏi, thấy rằng điểm mới của Luật BHYT là người tham gia BHYT được lựa chọn cơ sở đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu và có thể để nghị thay đổi nơi khám, chữa bệnh vào đầu mỗi quý, tuy nhiên phải đúng tuyến. Người có BHYT đến khám tại các cơ sở không đăng ký ban đầu những vẫn đúng tuyến sẽ được cơ quan bảo hiểm thanh toán chi phí khám chữa trực tiếp.
Tuy nhiên, con người là vốn quý nhất, vấn đề bảo hiểm y tế luôn là vấn đề nhức nhối và gây bất bình khi người dân đi khám chữa bệnh. Do đó theo tôi anh (chị) nên có giải pháp tốt nhất khi ra đến bệnh viện để bảo đảm sức khỏe cho người thân của mình.
Chúc anh (chị) và gia đình sức khỏe.
Trả lời câu hỏi
Câu hỏi lĩnh vực Chính sách, chế độ bảo hiểm
Rao vặt Siêu Vip