Câu hỏi

24/05/2013 22:37
Còn những rủi ro nào khác có thể gặp phải khi du học không?
Hôm nay đọc một bài về một trường học ở Sing bị đóng cửa, thấy khổ thân cho học sinh quá. Những học sinh như vậy thì phải làm thế nào nhỉ? Nhất là với những trường hợp du học tự túc. Còn với những trường hợp có học bổng thì có được bảo lãnh không nhỉ?
Ngoài việc có thể trường bị đóng cửa, còn những rủi ro nào khác có thể gặp phải khi du học không?
Mong được mọi người giải đáp. Thanks a lot.
sometime
24/05/2013 22:37
Ngoài việc có thể trường bị đóng cửa, còn những rủi ro nào khác có thể gặp phải khi du học không?
Mong được mọi người giải đáp. Thanks a lot.
Danh sách câu trả lời (1)

Mình nghĩ du học nước ngoài thật sự cũng có nhiều rủi ro khó mà tính trước được. Dùi mài kinh sử tại một đất nước lạ hoắc gian nan hơn nhiều người tưởng tượng trước khi đi, và cũng không hoàn toàn đảm bảo một tương lai hoành tráng cho con cái như nhiều bậc bố mẹ hằng hi vọng. Ở đây mình chỉ muốn đề cập đến những rủi ro hoàn toàn mang tính chất học đường mà các du học sinh có nguy cơ gặp phải (tất nhiên là chỉ theo góc độ cá nhân thôi).
- Đối với các trường hợp du học tự túc thông qua sự giới thiệu, bảo trợ của một Trung tâm tư vấn du học nào đó mà gia đình và sinh viên tin cậy. Rủi ro đầu tiên đối với trường hợp này là chọn nhầm phải một Trung tâm kém uy tín, treo đầu dê bán thịt chó. Nhiều khi làm thủ tục chán chê, học thêm tiếng bét nhè theo yêu cầu của Trung tâm mà vẫn phải đợi hàng năm trời chưa được cái visa nhập cảnh của nước có cái trường mà mình muốn theo học. Không chỉ mất thời gian, có nhiều trường hợp còn tiền mất tật mang mà cũng không thể làm gì được.
- Đối với nhiều trường hợp cũng du học tự túc nhưng không ỷ lại vào các Trung tâm tư vấn mà chủ động liên hệ với trường, tự nộp hồ sơ, làm thủ tục..., lại có những rủi ro kiểu như chọn trường không đủ uy tín, chương trình giảng dạy không phù hợp với nguyện vọng của mình; khi sang học một thời gian mới thất vọng, rồi chán, lại phải tìm cách học chuyển tiếp sang trường khác...
- Nhiều bạn đi học tự túc còn dễ gặp phải một rủi ro đặc biệt nữa là rủi ro về tài chính. Học được nửa chừng rồi mà vì một lý do nào đó, gia đình không thể chu cấp tiếp nữa, bỏ cũng dở mà học tiếp nữa cũng khó vì không đủ tiền. Cũng có nhiều bạn mải đi làm thêm kiếm tiền trang trải học hành mà bỏ bê chuyện học, vô hình chung tự biến mình từ du học sinh thành lao động xuất khẩu
- Du học theo diện học bổng cũng không hẳn là không có rủi ro (dù rủi ro diện này ít hơn nhiều đi học tự túc): chẳng hạn như không quen được với nhịp sống, cách học mới... nên không thể theo được chương trình hoặc nhiều khi dẫn đến căng thẳng, suy sụp tinh thần...
Trường hợp của AIT (như beyond đã biết) là rủi ro khá là hãn hữu, nhưng vẫn có thể xảy ra đối với cả trường hợp đi học tự túc hay có học bổng. Tuy nhiên, thường đối với các trường hợp đặc biệt này, nước sở tại sẽ phải có trách nhiệm nhất định, họ không thể không nghĩ đến chuyện giải quyết hậu quả cho sinh viên tại trường có sự cố vì bản thân sinh viên cũng là những nạn nhân. Thực tế, như báo chí đưa tin thì chuyện của AIT cũng được giải quyết đó thôi, sinh viên được chuyển sang các trường khác có ngành tương đương để học tiếp.
Thực ra, sự lựa chọn nào cũng sẽ phải có rủi ro. Vấn đề là mình biết chấp nhận và vượt qua nó hay không. Mọi người cứ yên tâm là dù có rủi ro hay không, du học vấn là con đường rộng mở và đầy hấp dẫn.
Thân.
- Đối với các trường hợp du học tự túc thông qua sự giới thiệu, bảo trợ của một Trung tâm tư vấn du học nào đó mà gia đình và sinh viên tin cậy. Rủi ro đầu tiên đối với trường hợp này là chọn nhầm phải một Trung tâm kém uy tín, treo đầu dê bán thịt chó. Nhiều khi làm thủ tục chán chê, học thêm tiếng bét nhè theo yêu cầu của Trung tâm mà vẫn phải đợi hàng năm trời chưa được cái visa nhập cảnh của nước có cái trường mà mình muốn theo học. Không chỉ mất thời gian, có nhiều trường hợp còn tiền mất tật mang mà cũng không thể làm gì được.
- Đối với nhiều trường hợp cũng du học tự túc nhưng không ỷ lại vào các Trung tâm tư vấn mà chủ động liên hệ với trường, tự nộp hồ sơ, làm thủ tục..., lại có những rủi ro kiểu như chọn trường không đủ uy tín, chương trình giảng dạy không phù hợp với nguyện vọng của mình; khi sang học một thời gian mới thất vọng, rồi chán, lại phải tìm cách học chuyển tiếp sang trường khác...
- Nhiều bạn đi học tự túc còn dễ gặp phải một rủi ro đặc biệt nữa là rủi ro về tài chính. Học được nửa chừng rồi mà vì một lý do nào đó, gia đình không thể chu cấp tiếp nữa, bỏ cũng dở mà học tiếp nữa cũng khó vì không đủ tiền. Cũng có nhiều bạn mải đi làm thêm kiếm tiền trang trải học hành mà bỏ bê chuyện học, vô hình chung tự biến mình từ du học sinh thành lao động xuất khẩu
- Du học theo diện học bổng cũng không hẳn là không có rủi ro (dù rủi ro diện này ít hơn nhiều đi học tự túc): chẳng hạn như không quen được với nhịp sống, cách học mới... nên không thể theo được chương trình hoặc nhiều khi dẫn đến căng thẳng, suy sụp tinh thần...
Trường hợp của AIT (như beyond đã biết) là rủi ro khá là hãn hữu, nhưng vẫn có thể xảy ra đối với cả trường hợp đi học tự túc hay có học bổng. Tuy nhiên, thường đối với các trường hợp đặc biệt này, nước sở tại sẽ phải có trách nhiệm nhất định, họ không thể không nghĩ đến chuyện giải quyết hậu quả cho sinh viên tại trường có sự cố vì bản thân sinh viên cũng là những nạn nhân. Thực tế, như báo chí đưa tin thì chuyện của AIT cũng được giải quyết đó thôi, sinh viên được chuyển sang các trường khác có ngành tương đương để học tiếp.
Thực ra, sự lựa chọn nào cũng sẽ phải có rủi ro. Vấn đề là mình biết chấp nhận và vượt qua nó hay không. Mọi người cứ yên tâm là dù có rủi ro hay không, du học vấn là con đường rộng mở và đầy hấp dẫn.
Thân.
Trả lời câu hỏi
Câu hỏi lĩnh vực Du học
Rao vặt Siêu Vip