Câu hỏi

20/05/2013 07:37
CTY , CTY HỮU HẠN VÀ CTY HHTN khác nhau về những gì?
Em muốn mở 1 cai gì đó nhưng em không hiểu CTY , CTY HỮU HẠN VÀ CTY HHTN khác nhau về những gì?
ví dụ em mở CTY chỉ là : ....CTY thì thủ tục và đăng ký các khoản co giống như CTHH hoăc CTHHTN không?
ai gúp em tìm hiểu việc này với
em cảm ơn nhiều nhe......
loveyou
20/05/2013 07:37
ví dụ em mở CTY chỉ là : ....CTY thì thủ tục và đăng ký các khoản co giống như CTHH hoăc CTHHTN không?
ai gúp em tìm hiểu việc này với
em cảm ơn nhiều nhe......
Danh sách câu trả lời (1)

Công ty HHTN là gì hả bạn tớ tưởng chỉ là công ty TNHH thôi chứ nhỉ?? sao lại là Hữu hạn trách nhiệm được . Nếu là công ty hữu hạn và công ty TNHH thì như nhau cả mà bạn
Bạn muốn thành lập một doanh nghiệp tư nhân hoặc Công ty TNHH, cần hoàn thành những thủ tục sau:
- Đơn đăng ký kinh doanh (theo mẫu);
- Điều lệ Công ty (với trường hợp thành lập Công ty TNHH);
- Danh sách thành viên (với trường hợp thành lập Công ty TNHH).
- Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu (với cá nhân)
Người thành lập doanh nghiệp lập và nộp một bộ hồ sơ ở trên tại Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Người thành lập doanh nghiệp có thể uỷ quyền bằng văn bản hoặc hợp đồng với người đại diện của mình để nộp hồ sơ.
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ, Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho người thành lập doanh nghiệp.
Trong trường hợp hồ sơ không có đủ giấy tờ theo quy định hiện tại hoặc có nội dung khai không đủ, không thống nhất giữa các giấy tờ trong hồ sơ; hoặc tên doanh nghiệp trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên doanh nghiệp khác cùng loại hình doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh trên cùng địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; hoặc tên của doanh nghiệp không bảo đảm các quy định của Luật Doanh nghiệp, thì trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ, Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh phải thông báo rõ nội dung yêu cầu sửa đổi, bổ sung và cách thức sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký kinh doanh cho người thành lập doanh nghiệp.
Các thủ tục sau khi có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh:
- Tiến hành thủ tục khắc dấu tại Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội - thuộc Công an tỉnh thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.
- Đăng ký mã số thuế tại Cục thuế tỉnh thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.
- Đăng báo công bố nội dung đăng ký kinh doanh (báo trung ương hoặc địa phương trong 3 số liên tiếp).
- Mở tài khoản tại bất kỳ Ngân hàng nào mà thuận tiện cho doanh nghiệp.
- Tiến hành mua hoá đơn tài chính tại Chi Cục thuế quận huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Để đăng ký Mã số thuế bạn cần chuẩn bị những giấy tờ sau:
1. Tờ khai đăng ký mã số thuế (theo mẫu), bạn có thể xin tại Cục thuế
2. Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Doanh nghiệp
Những giấy tờ trên, bạn có thể nộp tại Bộ phận tiếp nhận tờ khai - Cục thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp của bạn có trụ sở chính. Nếu doanh nghiệp của bạn có trụ sở chính tại Hà Nội thì bạn tới Cục thuế Hà Nội tại 25 phố Thái Thịnh, Đống Đa, Hà Nội để nộp hồ sơ.
Sau 05 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ, doanh nghiệp của bạn sẽ được Cục thuế cấp Giấy Chứng nhận Đăng ký Mã số thuế.
(Nguồn VCCI)
![[:D]](/images/wys/yahoo_bigsmile.gif)
Bạn muốn thành lập một doanh nghiệp tư nhân hoặc Công ty TNHH, cần hoàn thành những thủ tục sau:
- Đơn đăng ký kinh doanh (theo mẫu);
- Điều lệ Công ty (với trường hợp thành lập Công ty TNHH);
- Danh sách thành viên (với trường hợp thành lập Công ty TNHH).
- Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu (với cá nhân)
Người thành lập doanh nghiệp lập và nộp một bộ hồ sơ ở trên tại Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Người thành lập doanh nghiệp có thể uỷ quyền bằng văn bản hoặc hợp đồng với người đại diện của mình để nộp hồ sơ.
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ, Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho người thành lập doanh nghiệp.
Trong trường hợp hồ sơ không có đủ giấy tờ theo quy định hiện tại hoặc có nội dung khai không đủ, không thống nhất giữa các giấy tờ trong hồ sơ; hoặc tên doanh nghiệp trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên doanh nghiệp khác cùng loại hình doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh trên cùng địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; hoặc tên của doanh nghiệp không bảo đảm các quy định của Luật Doanh nghiệp, thì trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ, Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh phải thông báo rõ nội dung yêu cầu sửa đổi, bổ sung và cách thức sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký kinh doanh cho người thành lập doanh nghiệp.
Các thủ tục sau khi có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh:
- Tiến hành thủ tục khắc dấu tại Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội - thuộc Công an tỉnh thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.
- Đăng ký mã số thuế tại Cục thuế tỉnh thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.
- Đăng báo công bố nội dung đăng ký kinh doanh (báo trung ương hoặc địa phương trong 3 số liên tiếp).
- Mở tài khoản tại bất kỳ Ngân hàng nào mà thuận tiện cho doanh nghiệp.
- Tiến hành mua hoá đơn tài chính tại Chi Cục thuế quận huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Để đăng ký Mã số thuế bạn cần chuẩn bị những giấy tờ sau:
1. Tờ khai đăng ký mã số thuế (theo mẫu), bạn có thể xin tại Cục thuế
2. Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Doanh nghiệp
Những giấy tờ trên, bạn có thể nộp tại Bộ phận tiếp nhận tờ khai - Cục thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp của bạn có trụ sở chính. Nếu doanh nghiệp của bạn có trụ sở chính tại Hà Nội thì bạn tới Cục thuế Hà Nội tại 25 phố Thái Thịnh, Đống Đa, Hà Nội để nộp hồ sơ.
Sau 05 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ, doanh nghiệp của bạn sẽ được Cục thuế cấp Giấy Chứng nhận Đăng ký Mã số thuế.
(Nguồn VCCI)
Trả lời câu hỏi
Câu hỏi lĩnh vực Giấy phép, bản quyền, giấy chứng nhận
Rao vặt Siêu Vip