Câu hỏi

20/05/2013 14:44
Đặc trưng và truyền thống trong lễ và lễ hội dân gian Nga?
Danh sách câu trả lời (5)

Ngày 12 tháng Sáu là một ngày lễ chính, đồng thời là một trong những ngày lễ quốc gia mới mẻ nhất của nước Nga. Ngày lễ này được qui định 16 năm trước đây. 12 tháng Sáu 1990, Đại hội lần thứ nhất của các đại biểu nhân dân Liên bang Nga – khi ấy còn là một nước Cộng hòa trong thành phần Liên bang Xô-viết, đã thông qua bản Tuyên ngôn về quốc gia Nga chủ quyền. Qua một vài năm, sau sự tan rã của Liên Xô, ngày này được công bố là ngày lễ quốc gia. Từ mốc này cũng khởi đầu sự phục hưng nhà nước Nga mới.
Các phóng viên của Đài Tiếng nói nước Nga đã đặt câu hỏi với những người gặp trên đường phố Mat-xcơ-va: Đối với họ, ngày này có ý nghĩa như thế nào và họ định kỷ niệm ra sao?
Mấy năm lại đây, từ một ngày lễ chính thức và long trọng, Ngày Độc lập của nước Nga đã trở thành một ngày hội dân gian. Và phần lớn dân thủ đô, giống như ông Igor Smirnov, đều coi ngày 12 tháng Sáu là ngày tự nhận thức về dân tộc. Không trả lời thẳng vào câu hỏi của các phóng viên, ông đã hỏi lại: “Chắc các bạn còn nhớ là ngày lễ này đã xuất hiện trong bối cảnh nào chứ? Khi đó, nó dường như là một tiền định báo trước, trong những chấn động, những đổ vỡ từ trên xuống dưới, ngày này đã được ban hành, để mọi người cảm thấy sự vĩ đại của nước Nga, và coi trọng những giá trị Nga. Hiển nhiên, hôm nay ngày lễ gợi lên niềm vui sướng. Tên gọi Ngày nước Nga là rất hay, và ngày hội cũng cần phải đúng như thế”.
Natalya Martưnova, sinh viên một trường Đại học lớn của thủ đô Nga, cũng có quan điểm giống như vậy. Quả thật, cũng như đa số các bạn trẻ, cô sinh viên này không muốn chỉ bàng quan dõi theo những đổi thay đang diễn ra trên đất nước, mà là tự làm điều gì đó có ích. Đắn đo đôi chút để tìm lời, cô đáp:”Có lẽ, đây là ngày, khi mà ta muốn suy nghĩ về đất nước, về nước Nga. Nghĩ về chuyện cánh trẻ chúng tôi có thể làm gì cho Tổ quốc, xin lỗi nếu những lời lẽ này có vẻ to tát quá. Thật sự muốn làm gì đó, có thể, không phải ở tầm vóc tòan cầu, khổng lồ, mà chỉ đơn giản là bắt đầu cùng với những người quanh mình làm cho mọi sự trở nên tốt đẹp hơn. Chẳng hạn, gia nhập tổ chức nào đó của thanh niên và làm gì đó cụ thể, vì lợi ích của thành phố…”.
Ngày nước Nga diễn ra trọng thể trong cả nước. Tại Mat-xcơ-va, theo truyền thống, sẽ có những cuộc dạo chơi quần chúng, có các buổi biểu diễn, còn buổi tối, bầu trời thủ đô sẽ sáng bừng những chùm pháo hoa lễ hội.
Các phóng viên của Đài Tiếng nói nước Nga đã đặt câu hỏi với những người gặp trên đường phố Mat-xcơ-va: Đối với họ, ngày này có ý nghĩa như thế nào và họ định kỷ niệm ra sao?
Mấy năm lại đây, từ một ngày lễ chính thức và long trọng, Ngày Độc lập của nước Nga đã trở thành một ngày hội dân gian. Và phần lớn dân thủ đô, giống như ông Igor Smirnov, đều coi ngày 12 tháng Sáu là ngày tự nhận thức về dân tộc. Không trả lời thẳng vào câu hỏi của các phóng viên, ông đã hỏi lại: “Chắc các bạn còn nhớ là ngày lễ này đã xuất hiện trong bối cảnh nào chứ? Khi đó, nó dường như là một tiền định báo trước, trong những chấn động, những đổ vỡ từ trên xuống dưới, ngày này đã được ban hành, để mọi người cảm thấy sự vĩ đại của nước Nga, và coi trọng những giá trị Nga. Hiển nhiên, hôm nay ngày lễ gợi lên niềm vui sướng. Tên gọi Ngày nước Nga là rất hay, và ngày hội cũng cần phải đúng như thế”.
Natalya Martưnova, sinh viên một trường Đại học lớn của thủ đô Nga, cũng có quan điểm giống như vậy. Quả thật, cũng như đa số các bạn trẻ, cô sinh viên này không muốn chỉ bàng quan dõi theo những đổi thay đang diễn ra trên đất nước, mà là tự làm điều gì đó có ích. Đắn đo đôi chút để tìm lời, cô đáp:”Có lẽ, đây là ngày, khi mà ta muốn suy nghĩ về đất nước, về nước Nga. Nghĩ về chuyện cánh trẻ chúng tôi có thể làm gì cho Tổ quốc, xin lỗi nếu những lời lẽ này có vẻ to tát quá. Thật sự muốn làm gì đó, có thể, không phải ở tầm vóc tòan cầu, khổng lồ, mà chỉ đơn giản là bắt đầu cùng với những người quanh mình làm cho mọi sự trở nên tốt đẹp hơn. Chẳng hạn, gia nhập tổ chức nào đó của thanh niên và làm gì đó cụ thể, vì lợi ích của thành phố…”.
Ngày nước Nga diễn ra trọng thể trong cả nước. Tại Mat-xcơ-va, theo truyền thống, sẽ có những cuộc dạo chơi quần chúng, có các buổi biểu diễn, còn buổi tối, bầu trời thủ đô sẽ sáng bừng những chùm pháo hoa lễ hội.

“Ngày kiến thức” (День знаний)
Ngày lễ này chính thức được Xô-viết Tối cao Liên-xô thông qua ngày 1 tháng 9 năm 1984.
“Ngày kiến thức” là một trong những ngày lễ được nhân dân Nga yêu mến nhất. Vào ngày này, tràn ngập hoa và tiếng cười, học sinh và sinh viên háo hức được gặp lại bạn bè, còn đối với những người đã ra trường thì đây là dịp để nhớ đến những người thầy cũ và bạn bè cùng lớp ngày xưa.
Ngày 1 tháng 9 là ngày tiếng trống trường đầu tiên (первый звонок). Đó là ngày mong mỏi nhất đối với những học sinh lần đầu tiên bước chân tới trường. Đó cũng là ngày hội cho những học sinh lớp một và sinh viên năm thứ nhất. Ngày đó là ngày xúc động và đáng nhớ nhất đối với họ vì họ sẽ bước vào một cuộc sống hoàn toàn mới.
Ở các trường học trong cả nước vào “ngày kiến thức” sẽ diễn ra lễ khai giảng rất trịnh trọng, tại buổi lễ các học sinh từ lớp bé đến lớp lớn sẽ biểu diễn các tiết mục sáng tác, còn những học sinh cuối khóa (sắp tốt nghiệp) thì đón các em học sinh lớp một vào dự lễ khai giảng đầu tiên trong cuộc đời dưới nhạc điệu của điệu van quen thuộc. Vào những ngày này, dãy bàn của giáo viên biến thành một dãy hoa.
Đó còn là ngày cho cả những ai không phải là lần đầu tiên ngồi trên ghế nhà trường, mà họ vẫn đang tiến bước trên con đường học tập dù dài nhưng thật thú vị và đầy rộng mở.
Năm nay ở Nga có 15,6 triệu học sinh học trong 63,4 nghìn trường, trong đó một triệu 100 nghìn học sinh lớp một lần đầu tiên bước tới trường. Riêng ở thủ đô Matxcơva trong 1,6 nghìn trường có gần 1 triệu học sinh, trong đó có gần 74 nghìn học sinh bắt đầu vào lớp một.
Theo truyền thống, vào ngày mồng 1 tháng 9 những người đại diện của các bộ các ngành trung ương của nhà nước sẽ đến thăm các trường học phổ thông, các trường cao và đẳng đại học.
Tiết học đầu tiên của ngày khai trường - "giờ học Hòa bình" (урок мира) sẽ được dạy tại tất cả các trường khắp đất nước Nga, tuy nhiên trong số đó sẽ không có các trường học của Beslan, bởi vì ở đó năm học chỉ bắt đầu vào ngày mùng 5 tháng 9. Thủ tướng chính phủ Bắc Ô-xê-ti ông Alecxanđơ Merkulop đã phát biểu rằng: “ việc dịch ngày khai giảng năm học sang ngày 5 tháng 9 vì vào những ngày đầu tiên của tháng 9 sẽ diễn ra các hoạt động tang lễ tưởng niệm đến ngày thảm kịch ở Beslan sẽ được áp dụng chỉ cho năm học năm nay, còn từ các năm sau năm học sẽ vẫn bắt đầu như thường lệ, ngày khai giảng sẽ vẫn là ngày mùng 1 tháng 9, và giờ học ở các trường của cộng hòa này sẽ bắt đầu từ "giờ học Hòa bình”.
"Việc bắt đầu năm học mới từ 1 giờ học Hòa bình đã là truyền thống trong tất cả các trường học ở Nga. Đây là buổi dạy đạo đức, truyền thống này xuất phát từ việc muốn giờ học đó sẽ kêu gọi ở các học sinh những xúc động thực sự và tình cảm trách nhiệm với nhau”, - nhà lãnh đạo nền giáo dục của Nga đã phát biểu. Ông ấy còn giải thích thêm rằng năm nay trong giờ học đầu giáo viên còn sẽ kể cho học sinh nghe về hệ thống an ninh trong trường.
Bộ giáo dục khoa học đánh giá năm học này không phải là năm bước ngoặt trong hệ thống giáo dục, mặc dù người ta vẫn hi vọng nó sẽ là một năm trọng điểm. Năm học này sẽ là năm tổng kết các kết quả thực nghiệm trong lĩnh vực giáo dục. Và như vậy, sẽ tổng kết việc áp dụng nền giáo dục chuyên môn trong các trường học, ngày nay có gần 300 trường đã tham gia vào cuộc thử nghiệm này. Cho đến nay ở các trường học của Nga việc tiến hành phương pháp đó vẫn còn là một vấn đề.
Vào năm học mới sẽ áp dụng một số phương pháp cải cách trong trường học. Ở các lớp cấp I ở một vài địa phương sẽ áp dụng thử nghiệm hệ thống đánh giá điểm học không thang điểm, khi đó học sinh sẽ không nhận thang điểm mà chỉ là đánh giá nhận xét bằng lời nói “khá”, “xuất sắc”.
Ngoài ra, sẽ tiếp tục thử nghiệm việc áp dụng kì thi quốc gia duy nhất. Theo như ngài bộ trưởng giáo dục và khoa học Liên bang Nga Anđrây Furxenko đã phát biểu thì “trong năm nay hệ thống giáo dục sẽ thay đổi không nhiều, còn chất lượng bài giảng thì tốt lên đáng kể”.
Năm nay, học sinh toàn đất nước Nga sẽ bắt đầu năm học mới từ giây phút im lặng tưởng niệm những học sinh đã bị chết tại Beslan ngày 1-3 tháng 9 năm ngoái. Ở các trường học sau buổi làm lễ khai trường học sinh sẽ bước vào lớp và làm lễ tưởng niệm những học sinh trường Beslan 1 đã bị chết vào ngày này. Các giáo viên tất nhiên sẽ kể cho học sinh nghe về thảm kịch khủng khiếp đã xảy ra bằng tầm này năm ngoái, song họ cũng sẽ phải nói để học sinh yên tâm rằng cuộc sống sẽ vẫn tiếp tục và mọi điều tốt đẹp vẫn đang ở phía trước.
Ngày lễ này chính thức được Xô-viết Tối cao Liên-xô thông qua ngày 1 tháng 9 năm 1984.
“Ngày kiến thức” là một trong những ngày lễ được nhân dân Nga yêu mến nhất. Vào ngày này, tràn ngập hoa và tiếng cười, học sinh và sinh viên háo hức được gặp lại bạn bè, còn đối với những người đã ra trường thì đây là dịp để nhớ đến những người thầy cũ và bạn bè cùng lớp ngày xưa.
Ngày 1 tháng 9 là ngày tiếng trống trường đầu tiên (первый звонок). Đó là ngày mong mỏi nhất đối với những học sinh lần đầu tiên bước chân tới trường. Đó cũng là ngày hội cho những học sinh lớp một và sinh viên năm thứ nhất. Ngày đó là ngày xúc động và đáng nhớ nhất đối với họ vì họ sẽ bước vào một cuộc sống hoàn toàn mới.
Ở các trường học trong cả nước vào “ngày kiến thức” sẽ diễn ra lễ khai giảng rất trịnh trọng, tại buổi lễ các học sinh từ lớp bé đến lớp lớn sẽ biểu diễn các tiết mục sáng tác, còn những học sinh cuối khóa (sắp tốt nghiệp) thì đón các em học sinh lớp một vào dự lễ khai giảng đầu tiên trong cuộc đời dưới nhạc điệu của điệu van quen thuộc. Vào những ngày này, dãy bàn của giáo viên biến thành một dãy hoa.
Đó còn là ngày cho cả những ai không phải là lần đầu tiên ngồi trên ghế nhà trường, mà họ vẫn đang tiến bước trên con đường học tập dù dài nhưng thật thú vị và đầy rộng mở.
Năm nay ở Nga có 15,6 triệu học sinh học trong 63,4 nghìn trường, trong đó một triệu 100 nghìn học sinh lớp một lần đầu tiên bước tới trường. Riêng ở thủ đô Matxcơva trong 1,6 nghìn trường có gần 1 triệu học sinh, trong đó có gần 74 nghìn học sinh bắt đầu vào lớp một.
Theo truyền thống, vào ngày mồng 1 tháng 9 những người đại diện của các bộ các ngành trung ương của nhà nước sẽ đến thăm các trường học phổ thông, các trường cao và đẳng đại học.
Tiết học đầu tiên của ngày khai trường - "giờ học Hòa bình" (урок мира) sẽ được dạy tại tất cả các trường khắp đất nước Nga, tuy nhiên trong số đó sẽ không có các trường học của Beslan, bởi vì ở đó năm học chỉ bắt đầu vào ngày mùng 5 tháng 9. Thủ tướng chính phủ Bắc Ô-xê-ti ông Alecxanđơ Merkulop đã phát biểu rằng: “ việc dịch ngày khai giảng năm học sang ngày 5 tháng 9 vì vào những ngày đầu tiên của tháng 9 sẽ diễn ra các hoạt động tang lễ tưởng niệm đến ngày thảm kịch ở Beslan sẽ được áp dụng chỉ cho năm học năm nay, còn từ các năm sau năm học sẽ vẫn bắt đầu như thường lệ, ngày khai giảng sẽ vẫn là ngày mùng 1 tháng 9, và giờ học ở các trường của cộng hòa này sẽ bắt đầu từ "giờ học Hòa bình”.
"Việc bắt đầu năm học mới từ 1 giờ học Hòa bình đã là truyền thống trong tất cả các trường học ở Nga. Đây là buổi dạy đạo đức, truyền thống này xuất phát từ việc muốn giờ học đó sẽ kêu gọi ở các học sinh những xúc động thực sự và tình cảm trách nhiệm với nhau”, - nhà lãnh đạo nền giáo dục của Nga đã phát biểu. Ông ấy còn giải thích thêm rằng năm nay trong giờ học đầu giáo viên còn sẽ kể cho học sinh nghe về hệ thống an ninh trong trường.
Bộ giáo dục khoa học đánh giá năm học này không phải là năm bước ngoặt trong hệ thống giáo dục, mặc dù người ta vẫn hi vọng nó sẽ là một năm trọng điểm. Năm học này sẽ là năm tổng kết các kết quả thực nghiệm trong lĩnh vực giáo dục. Và như vậy, sẽ tổng kết việc áp dụng nền giáo dục chuyên môn trong các trường học, ngày nay có gần 300 trường đã tham gia vào cuộc thử nghiệm này. Cho đến nay ở các trường học của Nga việc tiến hành phương pháp đó vẫn còn là một vấn đề.
Vào năm học mới sẽ áp dụng một số phương pháp cải cách trong trường học. Ở các lớp cấp I ở một vài địa phương sẽ áp dụng thử nghiệm hệ thống đánh giá điểm học không thang điểm, khi đó học sinh sẽ không nhận thang điểm mà chỉ là đánh giá nhận xét bằng lời nói “khá”, “xuất sắc”.
Ngoài ra, sẽ tiếp tục thử nghiệm việc áp dụng kì thi quốc gia duy nhất. Theo như ngài bộ trưởng giáo dục và khoa học Liên bang Nga Anđrây Furxenko đã phát biểu thì “trong năm nay hệ thống giáo dục sẽ thay đổi không nhiều, còn chất lượng bài giảng thì tốt lên đáng kể”.
Năm nay, học sinh toàn đất nước Nga sẽ bắt đầu năm học mới từ giây phút im lặng tưởng niệm những học sinh đã bị chết tại Beslan ngày 1-3 tháng 9 năm ngoái. Ở các trường học sau buổi làm lễ khai trường học sinh sẽ bước vào lớp và làm lễ tưởng niệm những học sinh trường Beslan 1 đã bị chết vào ngày này. Các giáo viên tất nhiên sẽ kể cho học sinh nghe về thảm kịch khủng khiếp đã xảy ra bằng tầm này năm ngoái, song họ cũng sẽ phải nói để học sinh yên tâm rằng cuộc sống sẽ vẫn tiếp tục và mọi điều tốt đẹp vẫn đang ở phía trước.

Ngày 4 tháng 11 – ngày đoàn kết nhân dân (День народного единства)
Kể từ năm 2005 nước Nga sẽ kỷ niệm một ngày lễ mới– Ngày đoàn kết nhân dân. Ngày 16 tháng 12 năm 2004 Đuma Quốc gia Nga đã thông qua các bản sửa đổi trong luật liên bang “về những ngày vinh quang quân đội - những ngày chiến thắng của nước Nga”. Một trong những bản sửa đổi là đưa ra ngày lễ mới và chuyển ngày nghỉ toàn quốc từ ngày 7 tháng 11 sang ngày 4 tháng 11.
Theo ý kiến của đại đa số các quan sát viên, nguyên nhân chính của việc chuyển ngày nghỉ đó là do mong muốn bãi bỏ hoàn toàn những liên tưởng đối với ngày kỉ niệm Cách mạng tháng mười Xã hội chủ nghĩa (ngày 7 tháng 11 năm 1917).
Trong bản báo cáo thuyết trình dự luật có ghi: “ngày 4 tháng 11 năm 1612 cuộc chiến tranh dân quân tự vệ dưới sự lãnh đạo của Kuzma Minhin và Đmitri Pozarski đã giải phóng được khu Kitai-gorod, và cả thủ đô Matxcơva khỏi quân xâm lược Ba Lan. Trong chiến thắng đó nhân dân Nga đã thể hiện được hình tượng của người anh hùng và tính đoàn kết nhân dân, không phân biệt xuất thân, tôn giáo và địa vị trong xã hội.”
Vì vậy ngày 4 tháng 11 năm 1612 có thể được coi là ngày đoàn kết nhân dân, là mốc đánh dấu kết thúc một thời kì loạn lạc, kết thúc những cuộc tàn sát lẫn nhau và những cuộc xung đột dân tộc, mở ra thời kỳ phục hưng của một nhà nước Nga độc lập.
Ngày 4 tháng 11 là ngày lễ của thánh Đức Mẹ Kazanh (Праздник Казанской иконы Божией Матери)
Ngày 4 tháng 11 nhà thờ chính thống giáo của Nga sẽ kỉ niệm ngày lễ để tỏ lòng kính trọng bức tượng thánh Đức Mẹ Kazanh, là một trong những vật thiêng liêng được nhân dân Nga tôn thờ nhất. Tương truyền rằng, ngày 4 tháng 11 năm 1612 khi dân quân tự vệ đến giải phóng Matxcơva khỏi quân xâm lược Ba Lan, họ luôn mang theo mình bức tượng thánh, và nhờ đó đã làm nên chiến thắng.
Theo lịch của giáo hội, việc tổ chức kỉ niệm để tỏ lòng kính trọng đối với bức tượng thánh Kazan cũng diễn ra vào ngày 21 tháng 7 – để ghi nhớ ngày phát hiện kì diệu khi tìm ra được bức tượng thánh tại Kazanh vào năm 1579. Theo tương truyền, sau khi đội quân của vua Ivan Grôznưi chiếm được thành phố Kazan thì một đám cháy đã thiêu đốt một khu của dân Nga tại thành phố đó, nhưng thánh Đức mẹ đã xuất hiện trong giấc mơ của một cô bé chín tuổi Matrôna và đã báo cho biết nơi có thể tìm được bức tượng thánh trong đám tro tàn bị cháy. Người chứng kiến khi phát hiện ra bức tượng, cũng như chứng kiến những điều kì diệu nhờ bức tượng thánh đem lại sau này, là vị linh mục Ermôgen, mà sau này trở thành đại giáo chủ của Matxcơva và toàn nước Nga.
Năm 1612, khi quân xâm lược Ba Lan chiếm được Matxcơva bằng thủ thuật sảo trá, Đại giáo chủ Ermôgen đã ra sức kêu gọi nhân dân đứng lên bảo vệ tổ quốc. Khi đó, người dân thành phố Kazanh đã gửi bức tượng thánh Đức mẹ đến cho đội dân quân tự vệ do quận vương Đmitri Pozarski lãnh đạo. Các dân quân bắt mình nhịn ăn ba ngày và nguyện cầu Chúa và thánh Đức mẹ giúp đỡ. Lời nguyện cầu đã được ứng nghiệm – ngày 4 tháng 11 năm 1612 quân đội Nga đã giải phóng được Matxcơva khỏi quân xâm lược Ba Lan.
Chiến thắng này đã đánh dấu mốc cuối cùng cho giai đoạn thời kì loạn lạc trong lịch sử của nhà nước Nga – đánh dấu mốc kết thúc đối với bọn xâm lược, chấm dứt khủng hoảng đạo đức-tinh thần, tiếp đến là không còn sự phản bội và các cuộc xung đột dân tộc.
Vào năm 1612 thì một nhà thờ lớn Kazanh (Казанский собор) đã được xây dựng tại quảng trường Đỏ ở Matxcơva để ghi nhớ về sự kiện kết thúc thời kì loạn lạc. Vào những năm 30 của thế kỷ XX nhà thờ đó đã bị phá hỏng, còn đến ngày nay nó cũng đã được trùng tu lại.
Trước cách mạng tháng 10 trong vòng gần 300 năm, ngày lễ này được tổ chức ở Nga như là một ngày lễ của toàn dân. Còn vào tháng 9 năm 2004 Hội đồng liên tôn giáo của Nga gồm các giáo hội (chính thống giáo, Hồi giáo, đạo Do thái và đạo Phật), đã ủng hộ sáng kiến đưa ra quy chế ngày lễ quốc gia cho ngày 4 tháng 11 và công bố ngày này sẽ là ngày đoàn kết nhân dân.
Kể từ năm 2005 nước Nga sẽ kỷ niệm một ngày lễ mới– Ngày đoàn kết nhân dân. Ngày 16 tháng 12 năm 2004 Đuma Quốc gia Nga đã thông qua các bản sửa đổi trong luật liên bang “về những ngày vinh quang quân đội - những ngày chiến thắng của nước Nga”. Một trong những bản sửa đổi là đưa ra ngày lễ mới và chuyển ngày nghỉ toàn quốc từ ngày 7 tháng 11 sang ngày 4 tháng 11.
Theo ý kiến của đại đa số các quan sát viên, nguyên nhân chính của việc chuyển ngày nghỉ đó là do mong muốn bãi bỏ hoàn toàn những liên tưởng đối với ngày kỉ niệm Cách mạng tháng mười Xã hội chủ nghĩa (ngày 7 tháng 11 năm 1917).
Trong bản báo cáo thuyết trình dự luật có ghi: “ngày 4 tháng 11 năm 1612 cuộc chiến tranh dân quân tự vệ dưới sự lãnh đạo của Kuzma Minhin và Đmitri Pozarski đã giải phóng được khu Kitai-gorod, và cả thủ đô Matxcơva khỏi quân xâm lược Ba Lan. Trong chiến thắng đó nhân dân Nga đã thể hiện được hình tượng của người anh hùng và tính đoàn kết nhân dân, không phân biệt xuất thân, tôn giáo và địa vị trong xã hội.”
Vì vậy ngày 4 tháng 11 năm 1612 có thể được coi là ngày đoàn kết nhân dân, là mốc đánh dấu kết thúc một thời kì loạn lạc, kết thúc những cuộc tàn sát lẫn nhau và những cuộc xung đột dân tộc, mở ra thời kỳ phục hưng của một nhà nước Nga độc lập.
Ngày 4 tháng 11 là ngày lễ của thánh Đức Mẹ Kazanh (Праздник Казанской иконы Божией Матери)
Ngày 4 tháng 11 nhà thờ chính thống giáo của Nga sẽ kỉ niệm ngày lễ để tỏ lòng kính trọng bức tượng thánh Đức Mẹ Kazanh, là một trong những vật thiêng liêng được nhân dân Nga tôn thờ nhất. Tương truyền rằng, ngày 4 tháng 11 năm 1612 khi dân quân tự vệ đến giải phóng Matxcơva khỏi quân xâm lược Ba Lan, họ luôn mang theo mình bức tượng thánh, và nhờ đó đã làm nên chiến thắng.
Theo lịch của giáo hội, việc tổ chức kỉ niệm để tỏ lòng kính trọng đối với bức tượng thánh Kazan cũng diễn ra vào ngày 21 tháng 7 – để ghi nhớ ngày phát hiện kì diệu khi tìm ra được bức tượng thánh tại Kazanh vào năm 1579. Theo tương truyền, sau khi đội quân của vua Ivan Grôznưi chiếm được thành phố Kazan thì một đám cháy đã thiêu đốt một khu của dân Nga tại thành phố đó, nhưng thánh Đức mẹ đã xuất hiện trong giấc mơ của một cô bé chín tuổi Matrôna và đã báo cho biết nơi có thể tìm được bức tượng thánh trong đám tro tàn bị cháy. Người chứng kiến khi phát hiện ra bức tượng, cũng như chứng kiến những điều kì diệu nhờ bức tượng thánh đem lại sau này, là vị linh mục Ermôgen, mà sau này trở thành đại giáo chủ của Matxcơva và toàn nước Nga.
Năm 1612, khi quân xâm lược Ba Lan chiếm được Matxcơva bằng thủ thuật sảo trá, Đại giáo chủ Ermôgen đã ra sức kêu gọi nhân dân đứng lên bảo vệ tổ quốc. Khi đó, người dân thành phố Kazanh đã gửi bức tượng thánh Đức mẹ đến cho đội dân quân tự vệ do quận vương Đmitri Pozarski lãnh đạo. Các dân quân bắt mình nhịn ăn ba ngày và nguyện cầu Chúa và thánh Đức mẹ giúp đỡ. Lời nguyện cầu đã được ứng nghiệm – ngày 4 tháng 11 năm 1612 quân đội Nga đã giải phóng được Matxcơva khỏi quân xâm lược Ba Lan.
Chiến thắng này đã đánh dấu mốc cuối cùng cho giai đoạn thời kì loạn lạc trong lịch sử của nhà nước Nga – đánh dấu mốc kết thúc đối với bọn xâm lược, chấm dứt khủng hoảng đạo đức-tinh thần, tiếp đến là không còn sự phản bội và các cuộc xung đột dân tộc.
Vào năm 1612 thì một nhà thờ lớn Kazanh (Казанский собор) đã được xây dựng tại quảng trường Đỏ ở Matxcơva để ghi nhớ về sự kiện kết thúc thời kì loạn lạc. Vào những năm 30 của thế kỷ XX nhà thờ đó đã bị phá hỏng, còn đến ngày nay nó cũng đã được trùng tu lại.
Trước cách mạng tháng 10 trong vòng gần 300 năm, ngày lễ này được tổ chức ở Nga như là một ngày lễ của toàn dân. Còn vào tháng 9 năm 2004 Hội đồng liên tôn giáo của Nga gồm các giáo hội (chính thống giáo, Hồi giáo, đạo Do thái và đạo Phật), đã ủng hộ sáng kiến đưa ra quy chế ngày lễ quốc gia cho ngày 4 tháng 11 và công bố ngày này sẽ là ngày đoàn kết nhân dân.

Lễ tiễn mùa đông ở nước Nga
Một trong những lễ hội khó quên của nước Nga là Lễ tiễn mùa đông. Lễ này bắt nguồn từ nền nông nghiệp, từ công việc đồng áng của những người nông dân, những người Mu-dích, gọi theo tiếng Nga. Mùa đông nước Nga dầy tuyết, tuyết phủ kín mặt đất, ruộng đồng, khiến cho cây cối không nẩy mầm được, nếu kéo dài mãi dễ sinh nạn đói. Bởi vậy, với đầu óc thực tế, người nông dân mong mùa đông mau qua, mong mùa xuân mau đến. Ý nghĩa của Lễ tiễn mùa đông chính là như vậy.
Lễ tiễn mùa đông là một trong những ngày hội dân gian vui vẻ nhất. Mở đầu buổi lễ, những chú bé tinh nhanh, mặc quần áo dân tộc truyền thống, màu sắc sặc sỡ được chọn kỹ lưỡng, cầm đuốc đốt những hình nộm bằng rơm và giẻ quần áo, đó là hình ảnh tượng trưng của băng tuyết trong mùa đông lạnh giá. Trẻ em và người lớn reo hò ầm ĩ, ca hát, nhảy múa xung quanh hình nộm đang bốc lửa. Họ mừng vui tiễn tượng trưng mùa đông, hân hoan chào đón mùa xuân tươi đẹp, chuẩn bị khí thế bước vào một mùa gieo trồng mới. Lễ tiễn mùa đông thường được tổ chức ở những nơi đông người qua lại, có quảng trường, ngã tư đường phố, một cánh rừng đầu làng vào những đêm đẹp trời. Tất cả già, trẻ, nam, nữ đều tham dự lễ hội. Họ nắm tay nhau nhảy điệu múa vòng tròn. Ở nước Nga, điệu múa này đã có từ thời đại Thiên Chúa giáo. Họ múa, nhảy theo lời của bài hát hoặc theo một điệu nhạc nhất định. Những động tác giậm chân, không chỉ là một tiết mục nghệ thuật, mà còn là một cách sưởi ấm nhanh chóng trong giá rét. Ngày nay, trẻ em và người lớn múa vòng tròn xung quanh cây thông cũng là hình bóng của Lễ tiễn mùa đông.
Trong ngày Lễ tiễn mùa đông, trên những con đường lớn, những chiếc xe ngựa, vừa rung chuông và lục lạc, vừa đuổi rượt nhau. Ngựa được đeo dải nạm bạc rất đẹp, còn xe trượt được trang trí bằng thảm. Ba con ngựa được thắng vào một cỗ xe chạy băng băng trên đường. Những anh chàng xà-ích lái xe ba ngựa đã huấn luyện ngựa một cách đặc biệt và họ cũng phải là những con người đầy bản lĩnh. Muốn phóng trên những con đường ở làng quê hoặc phố xá nước Nga trong những thế kỷ trước đây, người xà-ich phải là người có nhiều kỹ xảo, kỹ năng, nhanh mắt, nhanh tay, điều khiển một lúc ba con ngựa phi nước đại trên nhiều đoạn đường cong, khúc khuỷu, nhiều lúc phải xử lý những tình huống phức tạp như khi hai xe ba ngựa phải tránh nhau ở quãng đường hẹp khi đi ngược chiều. Và đôi khi, dù khéo léo đến đâu đi nữa, tai nạn vẫn cứ xảy ra...
Từ ngày xưa, trên tuyến đường nối Mạc Tư Khoa với những tỉnh xa xôi ở Xi-bê-ri đã có ba trăm trạm bưu chính hoạt động, ở đây người đưa thư nhanh chóng nhất chính là những con ngựa trạm. Trên những tuyến đường này có những xe ngựa chở hàng đi chậm rãi, nhưng cũng có những xe ba ngựa phóng như bay, giống như chuyến tàu chở hàng tốc hành vậy. Cho đến khi xuất hiện đường sắt thay thế vào cuối thế kỷ XIX, trên tuyến đường này đã có 16.000 xà- ích phục vụ. Hình ảnh những chàng xà-ích hiên ngang, hào phóng, những câu chuyện tình ngắn ngủi, vội vã, thơ mộng đã được mô tả phần nào trong nhiều truyện ngắn, tiểu thuyết của các nhà vǎn Nga. Nhiều bài hát của những chàng xà-ích cho đến nay vẫn còn lưu lại trong các tiết mục biểu diễn của các ca sĩ chuyên nghiệp ở Nga.
Ngoài những món ăn cổ truyền dành cho ngày lễ của người Nga thì bánh xèo là món không thể thiếu trong Lễ tiễn mùa đông, giống như bánh chưng trong ngày Tết của Việt Nam. Đó là những chiếc bánh mỿng làm bằng bột mì cho lên men có trộn với trứng gà, bơ, váng sữa, và được rán bằng những chiếc chảo lửa to nóng bỏng. Chiếc bánh xèo hình tròn là tượng trưng cho mặt trời thần linh mang lại hơi ấm mùa xuân, tràn trề sức sống và hạnh phúc. Trong ngày Lễ tiễn mùa đông, trẻ em khoái chí nhất vì chúng được tự do vui đùa, đốt hình nộm, nhảy múa, reo hò, nghịch ngợm mà không sợ bị ai la mắng, ngược lại, chúng còn được người lớn khích lệ; bởi vì chính họ ngày xưa cũng đã làm như thế để xua đuổi băng giá, bão tuyết. Khách nước ngoài đến du lịch ở Nga, gặp ngày Lễ tiễn mùa đông thì vô cùng thích thú, nhiệt tình tham gia nhảy múa ca hát, ăn những món ăn cổ truyền, vui chơi thâu đêm, suốt sáng. Nhiều người tiếc rằng Lễ tiễn mùa đông mỗi năm chỉ diễn ra một lần.
Một trong những lễ hội khó quên của nước Nga là Lễ tiễn mùa đông. Lễ này bắt nguồn từ nền nông nghiệp, từ công việc đồng áng của những người nông dân, những người Mu-dích, gọi theo tiếng Nga. Mùa đông nước Nga dầy tuyết, tuyết phủ kín mặt đất, ruộng đồng, khiến cho cây cối không nẩy mầm được, nếu kéo dài mãi dễ sinh nạn đói. Bởi vậy, với đầu óc thực tế, người nông dân mong mùa đông mau qua, mong mùa xuân mau đến. Ý nghĩa của Lễ tiễn mùa đông chính là như vậy.
Lễ tiễn mùa đông là một trong những ngày hội dân gian vui vẻ nhất. Mở đầu buổi lễ, những chú bé tinh nhanh, mặc quần áo dân tộc truyền thống, màu sắc sặc sỡ được chọn kỹ lưỡng, cầm đuốc đốt những hình nộm bằng rơm và giẻ quần áo, đó là hình ảnh tượng trưng của băng tuyết trong mùa đông lạnh giá. Trẻ em và người lớn reo hò ầm ĩ, ca hát, nhảy múa xung quanh hình nộm đang bốc lửa. Họ mừng vui tiễn tượng trưng mùa đông, hân hoan chào đón mùa xuân tươi đẹp, chuẩn bị khí thế bước vào một mùa gieo trồng mới. Lễ tiễn mùa đông thường được tổ chức ở những nơi đông người qua lại, có quảng trường, ngã tư đường phố, một cánh rừng đầu làng vào những đêm đẹp trời. Tất cả già, trẻ, nam, nữ đều tham dự lễ hội. Họ nắm tay nhau nhảy điệu múa vòng tròn. Ở nước Nga, điệu múa này đã có từ thời đại Thiên Chúa giáo. Họ múa, nhảy theo lời của bài hát hoặc theo một điệu nhạc nhất định. Những động tác giậm chân, không chỉ là một tiết mục nghệ thuật, mà còn là một cách sưởi ấm nhanh chóng trong giá rét. Ngày nay, trẻ em và người lớn múa vòng tròn xung quanh cây thông cũng là hình bóng của Lễ tiễn mùa đông.
Trong ngày Lễ tiễn mùa đông, trên những con đường lớn, những chiếc xe ngựa, vừa rung chuông và lục lạc, vừa đuổi rượt nhau. Ngựa được đeo dải nạm bạc rất đẹp, còn xe trượt được trang trí bằng thảm. Ba con ngựa được thắng vào một cỗ xe chạy băng băng trên đường. Những anh chàng xà-ích lái xe ba ngựa đã huấn luyện ngựa một cách đặc biệt và họ cũng phải là những con người đầy bản lĩnh. Muốn phóng trên những con đường ở làng quê hoặc phố xá nước Nga trong những thế kỷ trước đây, người xà-ich phải là người có nhiều kỹ xảo, kỹ năng, nhanh mắt, nhanh tay, điều khiển một lúc ba con ngựa phi nước đại trên nhiều đoạn đường cong, khúc khuỷu, nhiều lúc phải xử lý những tình huống phức tạp như khi hai xe ba ngựa phải tránh nhau ở quãng đường hẹp khi đi ngược chiều. Và đôi khi, dù khéo léo đến đâu đi nữa, tai nạn vẫn cứ xảy ra...
Từ ngày xưa, trên tuyến đường nối Mạc Tư Khoa với những tỉnh xa xôi ở Xi-bê-ri đã có ba trăm trạm bưu chính hoạt động, ở đây người đưa thư nhanh chóng nhất chính là những con ngựa trạm. Trên những tuyến đường này có những xe ngựa chở hàng đi chậm rãi, nhưng cũng có những xe ba ngựa phóng như bay, giống như chuyến tàu chở hàng tốc hành vậy. Cho đến khi xuất hiện đường sắt thay thế vào cuối thế kỷ XIX, trên tuyến đường này đã có 16.000 xà- ích phục vụ. Hình ảnh những chàng xà-ích hiên ngang, hào phóng, những câu chuyện tình ngắn ngủi, vội vã, thơ mộng đã được mô tả phần nào trong nhiều truyện ngắn, tiểu thuyết của các nhà vǎn Nga. Nhiều bài hát của những chàng xà-ích cho đến nay vẫn còn lưu lại trong các tiết mục biểu diễn của các ca sĩ chuyên nghiệp ở Nga.
Ngoài những món ăn cổ truyền dành cho ngày lễ của người Nga thì bánh xèo là món không thể thiếu trong Lễ tiễn mùa đông, giống như bánh chưng trong ngày Tết của Việt Nam. Đó là những chiếc bánh mỿng làm bằng bột mì cho lên men có trộn với trứng gà, bơ, váng sữa, và được rán bằng những chiếc chảo lửa to nóng bỏng. Chiếc bánh xèo hình tròn là tượng trưng cho mặt trời thần linh mang lại hơi ấm mùa xuân, tràn trề sức sống và hạnh phúc. Trong ngày Lễ tiễn mùa đông, trẻ em khoái chí nhất vì chúng được tự do vui đùa, đốt hình nộm, nhảy múa, reo hò, nghịch ngợm mà không sợ bị ai la mắng, ngược lại, chúng còn được người lớn khích lệ; bởi vì chính họ ngày xưa cũng đã làm như thế để xua đuổi băng giá, bão tuyết. Khách nước ngoài đến du lịch ở Nga, gặp ngày Lễ tiễn mùa đông thì vô cùng thích thú, nhiệt tình tham gia nhảy múa ca hát, ăn những món ăn cổ truyền, vui chơi thâu đêm, suốt sáng. Nhiều người tiếc rằng Lễ tiễn mùa đông mỗi năm chỉ diễn ra một lần.

Khác với những gì người ta thường nghĩ, nguồn gốc của nhiều lễ hội của Nga thường không liên quan tới các lễ hội của đạo Thiên chúa, đạo mà phần lớn người Nga theo. Lễ hội dân tộc của nước này thường bắt nguồn từ xa xưa, thọi kỳ của chủ nghĩa vô thần. Thiên chúa giáo đã kết thúc chủ nghĩa vô thần bằng những nghi lễ tôn giáo. Tuy nhiên, nhiều truyền thống vẫn được bảo tồn dưới dạng các dịp vui chơi hay lễ hội, thậm chí một vài lễ hội còn được đưa vào chính các nghi lễ và truyền thống của đạo Thiên chúa.
Lễ Giáng sinh của Đạo Cơ đốc chính thống
Peter Đại Đế, vị hoàng đế ưu tú của nước Nga đã mang lại nhiều đổi thay trong cuộc sống cũng như trên tờ lịch của nước Nga. Lễ Giáng sinh là một ví dụ. Mặc dù, Giáng sinh vẫn là một trong những ngày lễ chính của người theo đạo Thiên chúa ở Nga, Giáng sinh của Nga lại được tổ chức vào ngày 7/1 theo lịch Nga chứ không phải ngày 25/12 theo lịch Tây.
Lễ Kolyadki
Ở Nga, không có bất cứ một lễ hội nào được tổ chức theo nhiều tập tục và nghi lễ như những ngày lễ Giáng sinh. Một trong các nghi lễ trong các ngày Giáng sinh đó được gọi là Kolyadki. Trong buổi lễ này, người ta thường chúc cho nhau hạnh phúc và khọe mạnh. Trong buổi lễ, người ta làm ra một bà tuyết với cái mũi bằng cà rốt, mắt bằng quả mận khô và răng bằng hạt đậu xanh. Đức mẹ Kolyadki (như ông già Noel) với một vài người hộ tống đem theo những ngôi sao đến dự hội để chúc mừng mọi người và tham gia những trò chơi vui vẻ. Họ hát hò và nhảy múa trong một vòng trên tuyết xung quanh ánh lửa bập bùng suốt lễ hội.
Lễ Maslyanitsa
Cuối mùa đông, một dịp lễ hội được tổ chức ngay trước mùa ăn chay trong suốt một tuần lễ, đó là tuần lễ bánh kếp (Pancake Week) hay còn gọi là tuần lễ "pho mát". Những nhà sử học Thiên chúa giáo nói rằng, trước đây tuần lễ này được coi là những ngày "điên rồ". Mọi người mang những mặt nạ và những trang phục rất nực cười, thỉnh thoảng đàn ông còn mặc quần áo của đàn bà và ngược lại. Lễ hội hóa trang kiểu đó sẽ là khởi đầu của mùa lễ hội tưng bừng, người ta ăn các thức ăn ngon và uống rất nhiều rượu. Một hình nộm bằng rơm lớn được đốt đi như lời chào từ biệt đối với một mùa đông đã qua. Đấu võ cũng là một trò vui trong dịp lễ giúp người ấm lên trong những ngày mùa đông giá rét. Hiện nay, các buổi trình diễn đặc biệt cũng được tổ chức trong tuần lễ này.
Trong tuần lễ ăn chay, người ta thường ăn bánh kếp kết hợp với mật ong, trứng cá muối, kem tươi và bơ. Theo tiếng Nga, tuần lễ ăn chay gọi là "Maslyanitsa" (có nghĩa là bơ trong tiếng Anh). điều đó có nghĩa là người ta có thể ăn nhiều thứ khác nhau, trong đó có cả bơ trước khi bước vào mùa ăn chay. Nhìn chung, lễ Maslyanitsa được chia làm 3 giai đoạn: bắt đầu vào thứ hai, đỉnh cao vào thứ năm và kết thúc vào sáng chủ nhật.
Lễ Phục Sinh
Cũng như các nước theo Ŀạo Thiên chúa khác, ở Nga cũng có ngày lễ Phục Sinh. Người ta sẽ làm loại bánh mỳ ngọtt đặc biệt, có hình tròn (gọi là bánh Phục Sinh) và được bày bán ở hầu hết các hiệu bánh mỳ trong dịp lễ. Ngoài ra, người ta còn làm cả bánh Paskha (một loại bánh làm bằng hỗn hợp sữa có đường, nho khô và bơ) và những quả trứng được nhuộm nhiều màu sắc sặc sỡ. Trứng đề được coi là biểu tượng của lễ Phục Sinh. Trứng Phục Sinh có nhiều mục đích, nó là món quà truyền thống để tặng bạn bè và người thân thay lời chúc mừng trong lễ Phục Sinh. Có một câu thành ngữ nói rằng, nếu bạn rửa mặt bằng nước có cả trứng phục sinh, bạn sẽ luôn giàu có và xinh đẹp. Lễ Phục Sinh cũng là dịp để mọi người đi thăm hỏi bà con, họ hàng.
Lễ hội Red Hill
Ngày chủ nhật đầu tiên sau lễ Phục Sinh được gọi là ngày lễ Red Hill. Ngày này được coi là dịp tốt nhất dành cho các đôi uyên ương tổ chức lễ cưới. Trước kia, mọi người thường đón chào mùa xuân trong lễ hội này, như thể để "mời" mùa xuân tới nhà mình vậy. Vào dịp lễ hội, bạn sẽ bắt gặp ở khắp nơi mọi người hát hò nhảy múa xung quanh những cây cối đang đâm chồi nảy lộc.
Lễ Ivan Kupalo
Ở các nước theo Đạo Cơ đốc chính thống trên khắp châu Âu, người ta thường tổ chức lễ thánh John và lễ rửa tội. ở Nga, ngày này gọi là Ivan Kupalo. Mọi thứ trong ngày này đều liên quan tới nước. Trước đây, các cô cậu thường xuống sông bơi cho đến tận đêm, sau đó họ đốt lửa và nắm tay nhau nhảy qua đống lửa. Nếu sau khi nhảy qua lửa, họ vẫn nắm tay nhau thì đó sẽ là dấu hiệu tốt, báo hiệu một lễ cưới chẳng còn bao xa.
Lễ hội Troitsa
Ở Nga, lễ hội dân gian "Troitsa" được tổ chức rất rầm rộ. Vào ngày lễ hội, nhà cửa đều được trang hoàng bằng những cành cây xanh tốt. Những bộ quần áo của các cô gái được treo trên những cây bulô nhỏ và người ta hát hò nhảy múa xung quanh. Những chiếc vòng làm bằng cành và hoa bulô được nhúng xuống nước để bói xem số phận của mỗi người.
Lễ hội Spas
Tháng 8, tháng cuối cùng của mùa hè, khi mùa màng đã xong, người Nga thường tổ chức 3 ngày hội khác nhau, trong tiếng Nga gọi là "Spas".
Ngày hội Spas đầu tiên là Honey Spas (lễ hội mật ong) (14/8)
Ngày hội Spas thứ 2 là Apple Spas (lễ hội táo) (19/8)
Ngày hội thứ 3 là Nut Spas (lễ hội quả hoạch) (29/8)
Lễ hội Spas mang sương giá đến cho đất đai và cây cỏ. Sau ngày lễ Spas đầu tiên, người ta sẽ thu hoạch mật ong. Ngày thứ 2, thu hoạch táo và ngày thứ 3 là quả hoạch.
Lễ Giáng sinh của Đạo Cơ đốc chính thống
Peter Đại Đế, vị hoàng đế ưu tú của nước Nga đã mang lại nhiều đổi thay trong cuộc sống cũng như trên tờ lịch của nước Nga. Lễ Giáng sinh là một ví dụ. Mặc dù, Giáng sinh vẫn là một trong những ngày lễ chính của người theo đạo Thiên chúa ở Nga, Giáng sinh của Nga lại được tổ chức vào ngày 7/1 theo lịch Nga chứ không phải ngày 25/12 theo lịch Tây.
Lễ Kolyadki
Ở Nga, không có bất cứ một lễ hội nào được tổ chức theo nhiều tập tục và nghi lễ như những ngày lễ Giáng sinh. Một trong các nghi lễ trong các ngày Giáng sinh đó được gọi là Kolyadki. Trong buổi lễ này, người ta thường chúc cho nhau hạnh phúc và khọe mạnh. Trong buổi lễ, người ta làm ra một bà tuyết với cái mũi bằng cà rốt, mắt bằng quả mận khô và răng bằng hạt đậu xanh. Đức mẹ Kolyadki (như ông già Noel) với một vài người hộ tống đem theo những ngôi sao đến dự hội để chúc mừng mọi người và tham gia những trò chơi vui vẻ. Họ hát hò và nhảy múa trong một vòng trên tuyết xung quanh ánh lửa bập bùng suốt lễ hội.
Lễ Maslyanitsa
Cuối mùa đông, một dịp lễ hội được tổ chức ngay trước mùa ăn chay trong suốt một tuần lễ, đó là tuần lễ bánh kếp (Pancake Week) hay còn gọi là tuần lễ "pho mát". Những nhà sử học Thiên chúa giáo nói rằng, trước đây tuần lễ này được coi là những ngày "điên rồ". Mọi người mang những mặt nạ và những trang phục rất nực cười, thỉnh thoảng đàn ông còn mặc quần áo của đàn bà và ngược lại. Lễ hội hóa trang kiểu đó sẽ là khởi đầu của mùa lễ hội tưng bừng, người ta ăn các thức ăn ngon và uống rất nhiều rượu. Một hình nộm bằng rơm lớn được đốt đi như lời chào từ biệt đối với một mùa đông đã qua. Đấu võ cũng là một trò vui trong dịp lễ giúp người ấm lên trong những ngày mùa đông giá rét. Hiện nay, các buổi trình diễn đặc biệt cũng được tổ chức trong tuần lễ này.
Trong tuần lễ ăn chay, người ta thường ăn bánh kếp kết hợp với mật ong, trứng cá muối, kem tươi và bơ. Theo tiếng Nga, tuần lễ ăn chay gọi là "Maslyanitsa" (có nghĩa là bơ trong tiếng Anh). điều đó có nghĩa là người ta có thể ăn nhiều thứ khác nhau, trong đó có cả bơ trước khi bước vào mùa ăn chay. Nhìn chung, lễ Maslyanitsa được chia làm 3 giai đoạn: bắt đầu vào thứ hai, đỉnh cao vào thứ năm và kết thúc vào sáng chủ nhật.
Lễ Phục Sinh
Cũng như các nước theo Ŀạo Thiên chúa khác, ở Nga cũng có ngày lễ Phục Sinh. Người ta sẽ làm loại bánh mỳ ngọtt đặc biệt, có hình tròn (gọi là bánh Phục Sinh) và được bày bán ở hầu hết các hiệu bánh mỳ trong dịp lễ. Ngoài ra, người ta còn làm cả bánh Paskha (một loại bánh làm bằng hỗn hợp sữa có đường, nho khô và bơ) và những quả trứng được nhuộm nhiều màu sắc sặc sỡ. Trứng đề được coi là biểu tượng của lễ Phục Sinh. Trứng Phục Sinh có nhiều mục đích, nó là món quà truyền thống để tặng bạn bè và người thân thay lời chúc mừng trong lễ Phục Sinh. Có một câu thành ngữ nói rằng, nếu bạn rửa mặt bằng nước có cả trứng phục sinh, bạn sẽ luôn giàu có và xinh đẹp. Lễ Phục Sinh cũng là dịp để mọi người đi thăm hỏi bà con, họ hàng.
Lễ hội Red Hill
Ngày chủ nhật đầu tiên sau lễ Phục Sinh được gọi là ngày lễ Red Hill. Ngày này được coi là dịp tốt nhất dành cho các đôi uyên ương tổ chức lễ cưới. Trước kia, mọi người thường đón chào mùa xuân trong lễ hội này, như thể để "mời" mùa xuân tới nhà mình vậy. Vào dịp lễ hội, bạn sẽ bắt gặp ở khắp nơi mọi người hát hò nhảy múa xung quanh những cây cối đang đâm chồi nảy lộc.
Lễ Ivan Kupalo
Ở các nước theo Đạo Cơ đốc chính thống trên khắp châu Âu, người ta thường tổ chức lễ thánh John và lễ rửa tội. ở Nga, ngày này gọi là Ivan Kupalo. Mọi thứ trong ngày này đều liên quan tới nước. Trước đây, các cô cậu thường xuống sông bơi cho đến tận đêm, sau đó họ đốt lửa và nắm tay nhau nhảy qua đống lửa. Nếu sau khi nhảy qua lửa, họ vẫn nắm tay nhau thì đó sẽ là dấu hiệu tốt, báo hiệu một lễ cưới chẳng còn bao xa.
Lễ hội Troitsa
Ở Nga, lễ hội dân gian "Troitsa" được tổ chức rất rầm rộ. Vào ngày lễ hội, nhà cửa đều được trang hoàng bằng những cành cây xanh tốt. Những bộ quần áo của các cô gái được treo trên những cây bulô nhỏ và người ta hát hò nhảy múa xung quanh. Những chiếc vòng làm bằng cành và hoa bulô được nhúng xuống nước để bói xem số phận của mỗi người.
Lễ hội Spas
Tháng 8, tháng cuối cùng của mùa hè, khi mùa màng đã xong, người Nga thường tổ chức 3 ngày hội khác nhau, trong tiếng Nga gọi là "Spas".
Ngày hội Spas đầu tiên là Honey Spas (lễ hội mật ong) (14/8)
Ngày hội Spas thứ 2 là Apple Spas (lễ hội táo) (19/8)
Ngày hội thứ 3 là Nut Spas (lễ hội quả hoạch) (29/8)
Lễ hội Spas mang sương giá đến cho đất đai và cây cỏ. Sau ngày lễ Spas đầu tiên, người ta sẽ thu hoạch mật ong. Ngày thứ 2, thu hoạch táo và ngày thứ 3 là quả hoạch.
Trả lời câu hỏi
Câu hỏi lĩnh vực Du lịch thế giới
Rao vặt Siêu Vip