VicoTas
Câu hỏi
avatar thangloi
21/05/2013 10:40

Đăng ký bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh



Danh sách câu trả lời (2)
avatar banlaban3 21/05/2013 10:40

 

 

Bạn ơi, câu hỏi của bạn hỏi chung chung quá; Nên theo mình, mình cũng chỉ nêu ra 1 số nội dung hướng dẫn cho bạn như sau:

 

Bước 1. Nộp hồ sơ: doanh nghiệp nộp hồ sơ và lệ phí đăng ký kinh doanh tại Bộ phận một cửa liên thông về Đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế và đăng ký con dấu đặt tại Sở Kế hoạch và Đầu tư.

 

Bước 2. Tiếp nhận hồ sơ: Cán bộ tại bộ phận một cửa liên thông kiểm tra đầu mục hồ sơ và một số nội dung cần thiết trong hồ sơ. Nếu đủ điều kiện tiếp nhận hồ sơ thì lập Giấy biên nhận (gồm 02 bản), một bản giao cho người nộp hồ sơ, một bản được luân chuyển cùng hồ sơ để giải quyết việc đăng ký kinh doanh. 

Bước 3. Trả kết quả: người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp nộp lại Giấy biên nhận, bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cũ và nhận kết quả tại bộ phận một cửa liên thông đặt tại Sở Kế hoạch và Đầu tư.

 

Nếu không, bạn có thể tham khảo thêm tại:

 

Công ty Luật NewVision đang cung cấp dịch vụ tư vấn thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh cho các Doanh nghiệp. Nội dung công việc các luật sư của chúng tôi cam kết tiến hành:

 

1. Tư vấn các quy định của pháp luật đối với từng nội dung thay đổi đăng ký kinh doanh:

  • Tư vấn thay đổi tên công ty: Tư vấn thay đổi tên công ty bằng tiếng việt, tiếng anh; Tư vấn thay đổi tên viết tắt;
  • Tư vấn thay đổi địa chỉ trụ sở chính;
  • Tư vấn thay đổi số điện thoại, Fax, Email, Website;
  • Tư vấn thay đổi ngành nghề kinh doanh, gồm: Tư vấn rút ngành nghề kinh doanh; Tư vấn bổ sung ngành nghề kinh doanh;
  • Tư vấn thay đổi vốn điều lệ, gồm: Tư vấn tăng vốn điều lệ, Tư vấn giảm vốn điều lệ;
  • Tư vấn thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
  • Tư vấn thay đổi chức danh người đại diện theo pháp luật của Doanh nghiệp;
  • Tư vấn thay đổi thành viên, cổ đông của công ty;
  • Tư vấn thay đổi thông tin cá nhân của thành viên, cổ đông công ty;
  • Tư vấn Thành lập chi nhánh công ty;
  • Tư vấn Thành lập văn phòng đại diện;
  • Tư vấn Lập địa điểm kinh doanh;
  • Các nội dung khác có liên quan.

 

2. Hoàn thiện hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh:

  • Biên bản họp về việc thay đổi đăng ký kinh doanh;
  • Quyết định về việc thay đổi đăng ký kinh doanh;
  • Thông báo thay đổi đăng ký kinh doanh;
  • Thông báo lập sổ đăng ký thành viên/cổ đông;
  • Giấy ủy quyền;
  • Ngoài ra, đối với từng nội dung thay đổi sẽ có thêm các văn bản khác có liên quan;

 

3. Đại diện thực hiện các thủ tục:

  • Tiến hành nộp hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh tại Sở Kế hoạch và Đầu tư;
  • Theo dõi tiến trình xử lý và thông báo kết qủa hồ sơ đã nộp;
  • Nhận giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh tại Sở Kế hoạch và Đầu tư;
  • Tiến hành nộp hồ sơ đăng ký khắc dấu và liên hệ khắc dấu cho Doanh nghiệp tại Cơ quan Công an có thẩm quyền (nếu việc thay đổi đăng ký kinh doanh dẫn đến thay đổi Dấu pháp nhân);
  • Nhận giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu và Dấu Công ty (người đại diện của DN có mặt cùng nhân viên Công ty Công Minh để ký nhận Dấu);
  • Tiến hành thủ tục điều chỉnh đăng ký thuế (nếu có)

 

4. Cam kết sau thay đổi:

  • Tư vấn soạn thảo hồ sơ pháp lý cho Doanh nghiệp phù hợp với nội dung thay đổi;
  • Cung cấp văn bản pháp luật có liên quan theo yêu cầu;
  • Hướng dẫn các thủ tục có liên quan tại trụ sở công ty Công ty Luật NewVision;
  • Giảm 10% phí dịch vụ lần tiếp theo…

Bạn có thể hỏi tham khảo thêm tại: luatdoanhnghiepvn.com

 

 

 

avatar deviant 21/05/2013 10:40

 HỒ SƠ ĐĂNG KÝ BỔ SUNG, THAY ĐỔI NGÀNH, NGHỀ KINH DOANH
 CÔNG TY TNHH CÓ HAI THÀNH VIÊN TRỞ LÊN
(Theo Thông tư  05/2008/TTLT/BKH-BTC-BCA)
(Áp dụng từ ngày 13/7/2009)

1. Thông báo bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh do người đại diện theo pháp luật ký (theo mẫu quy định).
2.  Quyết định của Hội đồng thành viên về việc bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh do chủ tịch hội đồng thành viên ký (mẫu tham khảo).
3.  Biên bản họp của Hội đồng thành viên về việc bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh có chữ ký của các thành viên dự họp và đóng dấu treo của công ty (mẫu tham khảo).
4. Doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề yêu cầu có vốn pháp định thì nộp kèm văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. (Danh mục ngành nghề yêu cầu vốn pháp định)
5. Doanh nghiệp kinh doanh các ngành, nghề yêu cầu có chứng chỉ hành nghề thì nộp kèm bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề và CMND của người có chứng chỉ theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Nghị định 139/2007/NĐ-CP ngày 05/09/2007 của Chính phủ. (Danh mục ngành nghề yêu cầu có chứng chỉ hành nghề)
6. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và bản chính Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế.
7. Xuất trình bản chính Giấy Chứng nhận Đăng ký kinh doanh hoặc bản chính Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế.
------------------------------------------------
Số bộ hồ sơ phải nộp: 01 bộ (trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày quyết định thay đổi của công ty)
Thời hạn giải quyết hồ sơ: 5 ngày làm việc kể từ ngày hồ sơ hợp lệ
Lệ phí ĐKKD: 20.000đ; Lệ phí đăng ký Giấy chứng nhận khắc dấu: 20.000đ

HƯỚNG DẪN CÁCH ĐĂNG KÝ NGÀNH NGHỀ KINH DOANH

Đăng ký ngành nghề đúng mã ngành cấp 4 hoặc cấp 5 trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam theo Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg ngày 23/1/2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành nội dung hệ thống ngành kinh tế Việt Nam. Lĩnh vực hoạt động của ngành nghề kinh doanh được quy định cụ thể tại Quyết định số 337/2007/QĐ-BKH ngày 10/4/2007 của Bộ kế hoạch và Đầu tư. Tham khảo các văn bản tại địa chỉhttp://www.dpi.hochiminhcity.gov.vn/ Tiếng Việt/ Luật doanh nghiệp, Nghị định và Thông tư hướng dẫn liên quan/… 
Cách dò ngành như sau: tham khảo Quyết định 337/2007/QĐ-BKH trước, sau khi xác định được lĩnh vực theo yêu cầu thì tra ngược trở lại Quyết định 10/2007/QĐ-TTg để ghi đúng tên ngành và mã ngành.Đề nghị không tự ý thay đổi tên ngành trong Quyết định 10/2007/QĐ-TTg).
- Đối với ngành nghề không được quy định tại Danh mục ngành nghề kinh tế Việt Nam, nhưng được quy định tại văn bản pháp luật chuyên ngành thì đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật chuyên ngành và không ghi mã ngành trong Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh . 
- Đối với ngành nghề pháp luật chuyên ngành yêu cầu có chứng chỉ hành nghề thì đăng ký ngành nghề theo lĩnh vực được phép hoạt động ghi trên chứng chỉ hành nghề và không ghi mã ngành trong Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh. (Danh mục ngành nghề yêu cầu có chứng chỉ hành nghề)
- Đối với ngành nghề không có trong danh mục ngành nghề kinh tế Việt Nam và chưa được quy định tại văn bản pháp luật chuyên ngành thì đăng ký theo yêu cầu và không ghi mã ngành trong Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh. Trong trường hợp này, doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về việc đăng ký này, khi các cơ quan hoặc tổ chức cá nhân có yêu cầu thì doanh nghiệp có trách nhiệm giải thích rõ nội dung cụ thể mà doanh nghiệp đã đăng ký.
Vốn pháp định: chỉ kê khai khi doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề có điều kiện về vốn pháp định. Trường hợp này mức vốn điều lệ không được thấp hơn mức vốn pháp định. (Danh mục ngành nghề yêu cầu vốn pháp định).
LƯU Ý:
-  Không điền tay vào các mẫu để nộp hồ sơ.

  1. Có thể đăng ký thay đổi ngành, nghề kinh doanh của công ty qua mạng điện tử của Sở Kế hoạch và Đầu tư (Dịch vụ đăng ký kinh doanh qua mạng).
  2. Nếu người nộp hồ sơ không phải là ng­­ười đại diện pháp luật hoặc thành viên của công ty thì đề nghị xuất trình giấy giới thiệu của công ty và CMND của người được ủy quyền.
  3. Thời gian giải quyết hồ sơ của Phòng đăng ký kinh doanh:

         Nhận hồ sơ vào các buổi sáng từ thứ 2 đến thứ 7
Từ 7giờ 30 đến 11giờ 30
Trả kết quả vào các buổi chiều từ thứ 2 đến thứ 6
Từ 13giờ đến 17giờ


Thủ tục Đăng ký thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh đối với công ty cổ phần

a) Tên thủ tục hành chính: Đăng ký thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh đối với công ty cổ phần

b) Trình tự thực hiện thủ tục hành chính:

Bước 1. Nộp hồ sơ: doanh nghiệp nộp hồ sơ và lệ phí đăng ký kinh doanh tại Bộ phận một cửa liên thông về Đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế và đăng ký con dấu đặt tại Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Bước 2. Tiếp nhận hồ sơ: Cán bộ tại bộ phận một cửa liên thông kiểm tra đầu mục hồ sơ và một số nội dung cần thiết trong hồ sơ. Nếu đủ điều kiện tiếp nhận hồ sơ thì lập Giấy biên nhận (gồm 02 bản), một bản giao cho người nộp hồ sơ, một bản được luân chuyển cùng hồ sơ để giải quyết việc đăng ký kinh doanh.

Bước 3. Trả kết quả: người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp nộp lại Giấy biên nhận, bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cũ và nhận kết quả tại bộ phận một cửa liên thông đặt tại Sở Kế hoạch và Đầu tư.

c) Cách thức thực hiện thủ tục hành chính:

Trực tiếp tại cơ quan hành chính nhà nước

d) Thành phần, số lượng bộ hồ sơ:

+ Thành phần hồ sơ, gồm:

- Thông báo thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp (theo mẫu);

Trường hợp bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh phải có vốn pháp định thì phải có thêm văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan có thẩm quyền.

Trường hợp bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề thì phải có thêm bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của những người quy định tại khoản 3 Điều 6 Nghị định số 139/2007/NĐ-CP ngày 05/9/2007 của Chính phủ Hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp.

- Quyết định bằng văn bản và bản sao biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông về việc bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh.

+ Số lượng bộ hồ sơ: 01 (bộ)

e) Thời hạn giải quyết thủ tục hành chính: 06 ngày làm việc

f) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức

g) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Phòng Đăng ký kinh doanh (Sở Kế hoạch và Đầu tư)

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Đăng ký kinh doanh (Sở Kế hoạch và Đầu tư).

- Cơ quan phối hợp (nếu có ):

h) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế công ty cổ phần

i) Phí, lệ phí: 20.000 đồng

k) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có):

Thông báo thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp - Phụ lục III-5

l) Các yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính;

m) Căn cứ pháp lý để giải quyết thủ tục hành chính:

- Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005 có hiệu lực từ ngày 01/7/2006;

- Nghị định số 88/2006/NĐ-CP ngày 29/8/2006 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh;

- Nghị định số 139/2007/NĐ-CP ngày 05/9/2007 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp;

- Nghị quyết số 59/2007/NQ-CP ngày 30/11/2007 của Chính phủ về một số giải pháp xử lý những vướng mắc trong hoạt động đầu tư xây dựng và cải cách một số thủ tục hành chính đối với doanh nghiệp;

- Thông tư số 03/2006/TT-BKH ngày 19/10/2006 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn một số nội dung về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh theo quy định tại Nghị định số 88/2006/NĐ-CP ngày 29/8/2006 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh;

- Thông tư số 01/2009/TT-BKH ngày 13/01/2009 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 03/2006/TT-BKH ngày 19/10/2006 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn một số nội dung về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh theo quy định tại Nghị định số 88/2006/NĐ-CP ngày 29/8/2006 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh;

- Thông tư Liên tịch số 05/2008/TTLT-BKH-BTC-BCA ngày 29/7/2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Tài Chính - Công an hướng dẫn cơ chế phối hợp giữa các cơ quan giải quyết đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế và đăng ký con dấu đối với doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp;

            - Quyết định số 4426/QĐ-UBND ngày 22/12/2006 của UBND tỉnh Hải Dương V/v Ban hành quy định về danh mục, mức thu; chế độ thu, nộp quản lý và sử dụng phí, lệ phí trên địa bàn tỉnh;

- Quyết định số 47/2008/QĐ-UBND ngày 16/9/2008 của UBND tỉnh Hải Dương V/v Phê duyệt Đề án thực hiện cơ chế "Một cửa liên thông" trong cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế, đăng ký con dấu tại Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Trả lời câu hỏi
Tải lại mã
Rao vặt Siêu Vip