
Đăng ký kết hôn ở đâu khi không có hộ khẩu Thành Phố?
Em muốn đăng ký kết hôn ở TP.HCM nhưng bọn em không có hộ khẩu ở TP vậy có được không chị, và tụi em sẽ đến đâu để đăng kí thủ tục gồm những gì? Bọn em một đứa ở Kiên Giang một đứa ở Bình Phước.

theo mình biết nếu bạn ko có hộ khẩu và KT3 thì nó tay bạn phải chọn một trong 2 nơi quê bạn hoặc quê vợ bạn thôi, nếu đăng ký ở đâu thì người kia phải có giấy chứng nhận độc thân tại địa phương chứng mới được nhé trước mình cũng vất vả về việc này vì kém hiểu biết

Được bạn ơi.ban đến UBND phường.
thủ tục gồm:
Khi đăng ký kết hôn, hai bên nam nữ phải có mặt, nộp tờ khai đăng ký kết hôn và xuất trình: 1. Giấy khai sinh của mỗi bên; 2. Sổ hộ khẩu gia đình của bên nam hoặc bên nữ nơi đăng ký kết hôn.
Tờ khai đăng ký kết hôn phải có xác nhận của cơ quan, đơn vị nơi công tác (đối với cán bộ, công chức, người lao động, lực lượng vũ trang nhân dân), hoặc của UBND cấp xã nơi cư trú của mỗi bên về tình trạng hôn nhân. Việc xác nhận tình trạng hôn nhân này có giá trị không quá 30 ngày. Trong trường hợp một trong hai bên hoặc cả hai bên đã có vợ hoặc chồng nhưng đã ly hôn hay người kia đã chết, thì phải nộp bản sao bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của tòa án về việc cho ly hôn hoặc bản sao giấy chứng tử.
Khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, UBND phường phải tiến hành xác minh điều kiện kết hôn và niêm yết công khai việc xin đăng ký kết hôn tại trụ sở UBND trong thời hạn 7 ngày. Nếu cần phải xác minh thêm, thì thời hạn kéo dài không quá 7 ngày.
Sau thời hạn nói trên, nếu xét thấy hai bên nam nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình và không có sự khiếu nại, tố cáo về việc kết hôn, thì UBND cấp xã phải thông báo cho hai bên nam nữ biết về ngày đăng ký.
Sau thời hạn 7 ngày, kể từ ngày thông báo, nếu hai bên nam nữ không đến đăng ký kết hôn mà không có lý do chính đáng, thì UBND hủy việc xin đăng ký kết hôn đó và thông báo cho đương sự biết.

Chào em,
Vì em chưa có hộ khẩu thành phố nên hai em phải về một trong hai nơi mà hai em đang cư trú, uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú của một trong hai bên để đăng ký kết hôn.
Có thể trích luật Hôn nhân và gia đình như sau:
Điều 11. Đăng ký kết hôn
1. Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền (sau đây gọi là cơ quan đăng ký kết hôn) thực hiện theo nghi thức quy định tại Điều 14 của Luật này.
Mọi nghi thức kết hôn không theo quy định tại Điều 14 của Luật này đều không có giá trị pháp lý.
Nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng thì không được pháp luật công nhận là vợ chồng.
Vợ chồng đã ly hôn muốn kết hôn lại với nhau cũng phải đăng ký kết hôn.
2. Chính phủ quy định việc đăng ký kết hôn ở vùng sâu, vùng xa.
Điều 12. Thẩm quyền đăng ký kết hôn
Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú của một trong hai bên kết hôn là cơ quan đăng ký kết hôn.
Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài là cơ quan đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau ở nước ngoài.
Điều 13. Giải quyết việc đăng ký kết hôn
1. Sau khi nhận đủ giấy tờ hợp lệ theo quy định của pháp luật về hộ tịch, cơ quan đăng ký kết hôn kiểm tra hồ sơ đăng ký kết hôn; nếu xét thấy hai bên nam nữ có đủ điều kiện kết hôn thì cơ quan đăng ký kết hôn tổ chức đăng ký kết hôn.
2. Trong trường hợp một bên hoặc cả hai bên không đủ điều kiện kết hôn thì cơ quan đăng ký kết hôn từ chối đăng ký và giải thích rõ lý do bằng văn bản; nếu người bị từ chối không đồng ý thì có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật.
Điều 14. Tổ chức đăng ký kết hôn
Khi tổ chức đăng ký kết hôn phải có mặt hai bên nam, nữ kết hôn. Đại diện cơ quan đăng ký kết hôn yêu cầu hai bên cho biết ý muốn tự nguyện kết hôn, nếu hai bên đồng ý kết hôn thì đại diện cơ quan đăng ký kết hôn trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên.