
Đắp mặt bằng sữa đậu nành có hết mụn không?
Con(16 tuổi) bị mụn 1 năm nay. Mẹ con bảo dùng sữa đậu nành còn sống (chưa nấu chín) đắp lên mặt liên tục khoảng 2 tiếng 1 lần. Khi đắp, con thấy mặt hết nhờn, da sáng lên, bớt mụn.
Cho con hỏi làm như vậy có tốt cho da không ạ? Có tạo thành sẹo lõm? Vì con thấy dạo này những chỗ bị mụn đầu đen hết mụn thì tạo thành lỗ lõm. Nếu bị sẹo có cách nào để chữa trị? Mong bác sĩ giúp con với ạ.

da mụn là do cơ thể bị nóng ; và thiếu khoáng chất va C ; nếu như bé uống C của hãng Nutrillite chỉ cần uống một ngày 1v C ; 1/2 v Xơ; 1/2 v daily uống mỗi thứ 1 hộp riêng xơ uống 3 hộp ; bảo đãm hết sach mụn luôn và k còn mụn nữa ; C của Nutrilite khong chỉ có tac dụng bổ sung C ( cam ;quýt; chanh; ) nhưng nó còn có các chất thiên nhien khac có tac dụng làm sáng da; ngăn ngừa oxy hóa ; Xơ của Nutrilite là bổ sung các loai rau ; 1v xơ chứa gần 3 kg rau các loai ; Nutilite daily la bao gom 11 vitamin va 7 khoang chất ; loai nay rat tot cho cơ thể moi dậy thì; 7 khoáng chất nay sẽ giup cho cơ thể của trẻ moi dậy không còn bị mụn ; và tăng trưởng chiều cao ;
Mỗi ngày chỉ cần uống 1v C và 1/2 vien Daily; 1/2 v xơ ; bảo đãm hết mụn và da đẹp

Đậu nành là ngũ cốc chứa nhiều chất dinh dưỡng, được sử dụng nhiều ở các quốc gia châu Á, hoàn toàn không có tác dụng trong điều trị mụn em nhé.
Sử dụng đậu nành sống đắp lên mặt đang có mụn dễ gây ra các nguy cơ sau :
- Nhiễm khuẩn làm nặng thêm tình trạng mụn, đặc biệt trên những mụn đang viêm.
- Góp phần gây bít tắc ống dẫn nang lông cũng làm tăng hiện tượng viêm của mụn.
Khi sang thương viêm càng lớn thì khả năng để lại sẹo mụn càng cao (sẹo lõm hoặc sẹo lồi tùy cơ địa) và rất khó điều trị.
Vì vậy, Thanh Vinh nên giải thích cùng mẹ và ngưng sử dụng đậu nành đắp lên mặt, vì "hại " nhiều hơn "lợi" em nhé !
Hiện có rất nhiều phương pháp điều trị sẹo lõm do mụn như:
- Lột bằng hóa chất đối với những sẹo nông.
- Dermabration hay phương pháp lăn kim phá hủy nền sẹo cũ và khởi phát một quá trình liền sẹo mới giúp giải phóng đáy sẹo xơ.
- Vi phẫu thuật cắt đáy sẹo xơ.
- Laser CO2 fractionné hoặc laser Erbium
Tùy theo phương pháp, cũng như độ nông sâu, kích thước của sẹo mụn mà kết quả điều trị đạt được từ 50-80%.
Tuy nhiên, tốt hơn cả vẫn là phòng ngừa hơn là điều trị. Em nên:
- Giữ vệ sinh vùng da mụn, rửa mặt hàng ngày (2-3 lần), tránh nắng bằng cách đeo khẩu trang khi ra ngoài.
- Hạn chế nặn mụn, trường hợp lấy nhân mụn nên thực hiện trong điều kiện vô khuẩn.
- Nếu mụn nhiều nên khám, điều trị sớm tại phòng khám chuyên khoa.
Thân mến,