Câu hỏi

30/05/2013 17:48
Để thi tốt nghiệp THPT 2009 đạt điểm cao ?
Tư vấn cho em?
ChoeGa
30/05/2013 17:48
Danh sách câu trả lời (1)

Để thi tốt nghiệp THPT 2009 đạt điểm cao
Bạn nên tổng hợp, ôn lại các kiến thức cơ bản trước những ngày đi thi, đọc kỹ đề trước khi làm bài và nên soát lại thật kỹ các phần trả lời trước khi nộp bài thi cho giám thị.
Với môn Toán :
Trong quá trình ôn tập, các em phải hệ thống lại kiến thức theo thứ bậc từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Bám sát vào nội dung ôn tập của Bộ Giáo dục-Đào tạo theo chương trình chuẩn.
Đề thi tốt nghiệp môn Toán luôn vừa sức với HS, nếu các em nắm chắc kiến thức cơ bản sẽ làm được. Tuy nhiên, HS cần lưu ý là trong quá trình làm bài phải thật cẩn thận. Nhiều em khi đọc thấy đề dễ, thường chủ quan, nóng vội để đi đến kết quả mà bỏ quên một vài dữ liệu nhỏ hoặc các bước biến đổi thường gặp sai sót. Đây là những lỗi không đáng có mà các em bị trừ điểm rất nhiều.
Đa số học sinh làm bài dư thời gian nhưng kết quả không cao. Do vậy, các em HS nên có sự phân phối thời gian, phác thảo những bước chính trong một bài. Đặc biệt, các em nên bình tĩnh và cẩn thận để giải quyết từng bước trong một bài toán để đạt điểm trọn vẹn.
Với môn lý: Môn Vật lý có rất nhiều định luật, định lý được đưa ra. Qua các bài học trên lớp, yêu cầu các em không chỉ nắm được bản chất của từng vấn đề mà cần phải học thuộc các định nghĩa, định luật trong sách giáo khoa (SGK). Trên cơ sở hiểu được bản chất vấn đề và thuộc được định nghĩa, các em đều có thể vận dụng để làm bài tập. Bài thi môn Vật lý là bài thi trắc nghiệm nên sẽ không quá khó. Do vậy, HS không nên sa đà vào kiến thức nâng cao. Trước khi thi, các em nên hệ thống lại kiến thức và tự mình giải quyết hết những bài tập và bài trắc nghiệm trong SGK và sách bài tập (SBT).
Những bài trong đề thi, các em phải có sự phân bố thời gian hợp lý, yêu cầu cẩn thận được đặt ra nhưng cũng không nên quá chu toàn. Bài thi trắc nghiệm không cho phép các em lãng phí thời gian để chỉ tập trung vào một hai bài.
Môn Sinh học có lượng kiến thức lớn, nội dung khó và khá mới đối với HS. Tuy nhiên, nếu học tốt theo sự hướng dẫn của thầy cô và có phương pháp học hợp lý thì bài làm sẽ đạt hiệu quả.
GV hệ thống kiến thức, liệt kê các khái niệm, tạo mối liên hệ giữa các khái niệm và tạo mối liên hệ giữa các khái niệm bằng sơ đồ (như phần Biến dị). Những kiến thức đưa ra trong hệ thống phải đảm bảo kiến thức chuẩn, từ đó vận dụng lý thuyết vào làm bài tập, qua bài tập lại củng cố lý thuyết, hướng dẫn cho các em hoàn thành bản ôn tập trong SGK ở cuối mỗi phần. GV cũng cần phải xây dựng các bộ đề trắc nghiệm thuộc từng chủ đề, từng chương theo hệ thống đã xây dựng.
HS phải bám sát vào chương trình SGK, không nên mở rộng ngoài chương trình, làm những bài tập quá dài, quá khó. Đây là môn trắc nghiệm nên các em phải tính toán thời gian cho phù hợp, kết hợp giữa lý thuyết và dạng bài tập.
Với chương trình mới, cách dạy học và nội dung ôn tập, cách ra đề sẽ có nhiều điểm khác. GV cần hướng dẫn tốt cho các em đọc văn bản, tìm ra dẫn chứng quan trọng và các tầng ý từ khâu đọc. GV cần xây dựng các dạng đề để HS thường xuyên học tập.
HS cần có ý thức tự giác, tự rèn luyện kỹ năng làm bài theo sự hướng dẫn của GV. Năm nay, dạng đề thi sẽ có 2 bài làm văn thuộc hai dạng nghị luận văn học và nghị luận xã hội.
Dạng bài nghị luận sẽ mang tính cụ thể, chi tiết hơn tập trung phân tích, bình luận một đoạn văn, khổ thơ hoặc thậm chí là một chi tiết, một đoạn đời của nhân vật. Do vậy, HS phải hiểu kỹ về tác phẩm, thuộc được dẫn chứng quan trọng, có cái nhìn toàn diện về tác phẩm. Bài làm cần liên hệ, mở rộng so sánh ra các tác phẩm khác sẽ có điểm cao hơn.
Đối với dạng bài nghị luận xã hội, yêu cầu viết từ khoảng 4 – 500 chữ nên HS phải có sự lôgic, cô đọng trong làm bài. Tuy nhiên, nhiều em viết văn nghị luận xã hội gần giống với viết blog, văn biểu cảm, tản văn, không có suy luận, luận cứ cụ thể. Trong khi đó, yêu cầu một bài nghị luận xã hội là phải có hệ thống luận điểm rõ ràng. Do vậy, HS cần phải hiểu được đặc trưng dạng bài này, có kỹ năng làm bài, biết cách xây dựng hệ thống luận điểm chặt chẽ, rõ ràng, kết hợp với vốn sống, hiểu biết xã hội thì bài làm sẽ có kết quả cao.
Đề thi trắc nghiệm ngoại ngữ bám sát theo chương trình học, đặc biệt là lớp 12, chú ý ngữ pháp. Nắm rõ phần từ loại, chức năng của từ, nhóm từ, mệnh đề. Bài thi đọc hiểu luôn ra câu hỏi tình huống, HS phải xử lý được câu hỏi khái quát tức ý chính của đoạn văn ấy nói gì. Vì vậy, HS không nên dịch ra từng từ mà nên đi từ câu hỏi và quay trở lại bài, câu hỏi ứng với đoạn nào.
Câu hỏi khái quát, HS có thể tìm hiểu ý chính hoặc chủ đề của câu đầu tiên. Câu hỏi chi tiết cụ thể có thể đọc lướt để tìm những thông tin cần thiết sau đó trả lời. Câu hỏi tham chiếu là những từ in đậm có cùng nghĩa, chủ yếu là đại từ và được thay thế cho từ loại nào ở trước. Câu hỏi suy diễn là câu khó, từ một thông tin ở đề bài cần phải tìm xem ý bài này nói gì thì đòi hỏi phải khái quát, suy diễn.
HS phải được luyện tập thường xuyên. Đọc kỹ đề bài là yêu cầu đầu tiên. Đọc lướt, phân loại đề với 3 nhóm: Câu hỏi có thể trả lời được ngay thì tích luôn, thứ hai là câu hỏi còn có sự phân vân; nhóm thứ 3 là câu hỏi không biết phải trả lời thế nào thì làm theo cảm tính. Cần phải phân bố thời gian, rèn luyện để học nhanh, làm nhanh. Mỗi bài thi tốt nghiệp là 60 phút làm 50 câu thì trung bình là 1 phút/câu. Mỗi bài đều phải có câu trả lời để tránh bị trừ điểm.
Trong dạy học môn Địa lý, từ trước đến nay, cuốn Atlat không được chú trọng vào dạy và học. Trong kỳ thi tốt nghiệp, yêu cầu cơ bản là GV bám sát tài liệu hướng dẫn ôn thi và hướng dẫn học sinh biết sử dụng atlat, phân tích số liệu trong biểu đồ của atlat; biết cách vẽ, nhận xét.
Đề thi bao giờ cũng có 2 đề tự chọn và đề bắt buộc thì nên lựa chọn đề Atlat. Khi dùng Atlat phải ghi rõ số liệu của năm, năm xuất bản, tái bản. Trong đề thi, các em thường khó xử lý trong bài vẽ biểu đồ. Với bài cơ cấu hoặc cho số liệu phần % thì vẽ biểu đồ tròn. Cũng là cơ cấu % nhưng từ 4 năm trở lên vẽ biểu đồ miền. Trong trường hợp cũng là cơ cấu nhưng số liệu là tuyệt đối thì phải chuyển bảng số liệu ra %. Bài yêu cầu vẽ tốc độ hoặc sản lượng, dân số trải qua nhiều năm mà số liệu là tuyệt đối, không phải là số liệu % thì vẽ biểu đồ đồ thị hoặc đường hoặc đường biểu diễn. Trong trường hợp là số liệu tuyệt đối mà có xuất và nhập thì hình dung ngay ra là vẽ cột với 3 loại cột đơn, cột kép và cột trùm.
Khó xử lý nhất bài vẽ là nhận xét. HS nên nhận xét toàn bài và nhận xét từng phần. Nhận xét cần chú ý số liệu nào đột biến, dừng lại hay phát triển ở năm nào thì phải giải thích tại sao giảm và tăng, sau đó tiếp tục giải thích, phân tích sang phần khác./.
Bạn nên tổng hợp, ôn lại các kiến thức cơ bản trước những ngày đi thi, đọc kỹ đề trước khi làm bài và nên soát lại thật kỹ các phần trả lời trước khi nộp bài thi cho giám thị.
Với môn Toán :
Trong quá trình ôn tập, các em phải hệ thống lại kiến thức theo thứ bậc từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Bám sát vào nội dung ôn tập của Bộ Giáo dục-Đào tạo theo chương trình chuẩn.
Đề thi tốt nghiệp môn Toán luôn vừa sức với HS, nếu các em nắm chắc kiến thức cơ bản sẽ làm được. Tuy nhiên, HS cần lưu ý là trong quá trình làm bài phải thật cẩn thận. Nhiều em khi đọc thấy đề dễ, thường chủ quan, nóng vội để đi đến kết quả mà bỏ quên một vài dữ liệu nhỏ hoặc các bước biến đổi thường gặp sai sót. Đây là những lỗi không đáng có mà các em bị trừ điểm rất nhiều.
Đa số học sinh làm bài dư thời gian nhưng kết quả không cao. Do vậy, các em HS nên có sự phân phối thời gian, phác thảo những bước chính trong một bài. Đặc biệt, các em nên bình tĩnh và cẩn thận để giải quyết từng bước trong một bài toán để đạt điểm trọn vẹn.
Với môn lý: Môn Vật lý có rất nhiều định luật, định lý được đưa ra. Qua các bài học trên lớp, yêu cầu các em không chỉ nắm được bản chất của từng vấn đề mà cần phải học thuộc các định nghĩa, định luật trong sách giáo khoa (SGK). Trên cơ sở hiểu được bản chất vấn đề và thuộc được định nghĩa, các em đều có thể vận dụng để làm bài tập. Bài thi môn Vật lý là bài thi trắc nghiệm nên sẽ không quá khó. Do vậy, HS không nên sa đà vào kiến thức nâng cao. Trước khi thi, các em nên hệ thống lại kiến thức và tự mình giải quyết hết những bài tập và bài trắc nghiệm trong SGK và sách bài tập (SBT).
Những bài trong đề thi, các em phải có sự phân bố thời gian hợp lý, yêu cầu cẩn thận được đặt ra nhưng cũng không nên quá chu toàn. Bài thi trắc nghiệm không cho phép các em lãng phí thời gian để chỉ tập trung vào một hai bài.
Môn Sinh học có lượng kiến thức lớn, nội dung khó và khá mới đối với HS. Tuy nhiên, nếu học tốt theo sự hướng dẫn của thầy cô và có phương pháp học hợp lý thì bài làm sẽ đạt hiệu quả.
GV hệ thống kiến thức, liệt kê các khái niệm, tạo mối liên hệ giữa các khái niệm và tạo mối liên hệ giữa các khái niệm bằng sơ đồ (như phần Biến dị). Những kiến thức đưa ra trong hệ thống phải đảm bảo kiến thức chuẩn, từ đó vận dụng lý thuyết vào làm bài tập, qua bài tập lại củng cố lý thuyết, hướng dẫn cho các em hoàn thành bản ôn tập trong SGK ở cuối mỗi phần. GV cũng cần phải xây dựng các bộ đề trắc nghiệm thuộc từng chủ đề, từng chương theo hệ thống đã xây dựng.
HS phải bám sát vào chương trình SGK, không nên mở rộng ngoài chương trình, làm những bài tập quá dài, quá khó. Đây là môn trắc nghiệm nên các em phải tính toán thời gian cho phù hợp, kết hợp giữa lý thuyết và dạng bài tập.
Với chương trình mới, cách dạy học và nội dung ôn tập, cách ra đề sẽ có nhiều điểm khác. GV cần hướng dẫn tốt cho các em đọc văn bản, tìm ra dẫn chứng quan trọng và các tầng ý từ khâu đọc. GV cần xây dựng các dạng đề để HS thường xuyên học tập.
HS cần có ý thức tự giác, tự rèn luyện kỹ năng làm bài theo sự hướng dẫn của GV. Năm nay, dạng đề thi sẽ có 2 bài làm văn thuộc hai dạng nghị luận văn học và nghị luận xã hội.
Dạng bài nghị luận sẽ mang tính cụ thể, chi tiết hơn tập trung phân tích, bình luận một đoạn văn, khổ thơ hoặc thậm chí là một chi tiết, một đoạn đời của nhân vật. Do vậy, HS phải hiểu kỹ về tác phẩm, thuộc được dẫn chứng quan trọng, có cái nhìn toàn diện về tác phẩm. Bài làm cần liên hệ, mở rộng so sánh ra các tác phẩm khác sẽ có điểm cao hơn.
Đối với dạng bài nghị luận xã hội, yêu cầu viết từ khoảng 4 – 500 chữ nên HS phải có sự lôgic, cô đọng trong làm bài. Tuy nhiên, nhiều em viết văn nghị luận xã hội gần giống với viết blog, văn biểu cảm, tản văn, không có suy luận, luận cứ cụ thể. Trong khi đó, yêu cầu một bài nghị luận xã hội là phải có hệ thống luận điểm rõ ràng. Do vậy, HS cần phải hiểu được đặc trưng dạng bài này, có kỹ năng làm bài, biết cách xây dựng hệ thống luận điểm chặt chẽ, rõ ràng, kết hợp với vốn sống, hiểu biết xã hội thì bài làm sẽ có kết quả cao.
Đề thi trắc nghiệm ngoại ngữ bám sát theo chương trình học, đặc biệt là lớp 12, chú ý ngữ pháp. Nắm rõ phần từ loại, chức năng của từ, nhóm từ, mệnh đề. Bài thi đọc hiểu luôn ra câu hỏi tình huống, HS phải xử lý được câu hỏi khái quát tức ý chính của đoạn văn ấy nói gì. Vì vậy, HS không nên dịch ra từng từ mà nên đi từ câu hỏi và quay trở lại bài, câu hỏi ứng với đoạn nào.
Câu hỏi khái quát, HS có thể tìm hiểu ý chính hoặc chủ đề của câu đầu tiên. Câu hỏi chi tiết cụ thể có thể đọc lướt để tìm những thông tin cần thiết sau đó trả lời. Câu hỏi tham chiếu là những từ in đậm có cùng nghĩa, chủ yếu là đại từ và được thay thế cho từ loại nào ở trước. Câu hỏi suy diễn là câu khó, từ một thông tin ở đề bài cần phải tìm xem ý bài này nói gì thì đòi hỏi phải khái quát, suy diễn.
HS phải được luyện tập thường xuyên. Đọc kỹ đề bài là yêu cầu đầu tiên. Đọc lướt, phân loại đề với 3 nhóm: Câu hỏi có thể trả lời được ngay thì tích luôn, thứ hai là câu hỏi còn có sự phân vân; nhóm thứ 3 là câu hỏi không biết phải trả lời thế nào thì làm theo cảm tính. Cần phải phân bố thời gian, rèn luyện để học nhanh, làm nhanh. Mỗi bài thi tốt nghiệp là 60 phút làm 50 câu thì trung bình là 1 phút/câu. Mỗi bài đều phải có câu trả lời để tránh bị trừ điểm.
Trong dạy học môn Địa lý, từ trước đến nay, cuốn Atlat không được chú trọng vào dạy và học. Trong kỳ thi tốt nghiệp, yêu cầu cơ bản là GV bám sát tài liệu hướng dẫn ôn thi và hướng dẫn học sinh biết sử dụng atlat, phân tích số liệu trong biểu đồ của atlat; biết cách vẽ, nhận xét.
Đề thi bao giờ cũng có 2 đề tự chọn và đề bắt buộc thì nên lựa chọn đề Atlat. Khi dùng Atlat phải ghi rõ số liệu của năm, năm xuất bản, tái bản. Trong đề thi, các em thường khó xử lý trong bài vẽ biểu đồ. Với bài cơ cấu hoặc cho số liệu phần % thì vẽ biểu đồ tròn. Cũng là cơ cấu % nhưng từ 4 năm trở lên vẽ biểu đồ miền. Trong trường hợp cũng là cơ cấu nhưng số liệu là tuyệt đối thì phải chuyển bảng số liệu ra %. Bài yêu cầu vẽ tốc độ hoặc sản lượng, dân số trải qua nhiều năm mà số liệu là tuyệt đối, không phải là số liệu % thì vẽ biểu đồ đồ thị hoặc đường hoặc đường biểu diễn. Trong trường hợp là số liệu tuyệt đối mà có xuất và nhập thì hình dung ngay ra là vẽ cột với 3 loại cột đơn, cột kép và cột trùm.
Khó xử lý nhất bài vẽ là nhận xét. HS nên nhận xét toàn bài và nhận xét từng phần. Nhận xét cần chú ý số liệu nào đột biến, dừng lại hay phát triển ở năm nào thì phải giải thích tại sao giảm và tăng, sau đó tiếp tục giải thích, phân tích sang phần khác./.
Trả lời câu hỏi
Câu hỏi lĩnh vực Tuyển sinh
Rao vặt Siêu Vip