VicoTas
Câu hỏi
avatar giatuan
21/05/2013 11:23

Di sản dùng vào việc thờ cúng, có thể chiếm đoạt?

Đại gia đình tôi có một mảnh vườn và nhà cổ xưa khá rộng lớn, khoảng 8 sào đất. Mảnh đất hương hỏa này đã qua 4 đời (đời sơ, đời cố, đời ông nội và đời cha) để lại cho con cháu tiếp tục ở thờ cúng, nhang khói cho ông bà, không được sang nhượng. Sau ngày giải phóng, các anh chị đi làm ăn xa nên để lại cho người anh con bác vào ở trông coi. Hằng năm, chúng tôi gửi tiền về cho anh ấy lo việc giỗ chạp, cúng kiếng. Nay, do đất đai và nhà cổ rất có giá nên anh ấy có ý định chiếm đoạt, tìm mọi cách làm sổ đỏ mang tên mình. Nếu anh ấy bán bất động sản này, tôi có thể kiện, ngăn cản được không? Chúng tôi có đầy đủ chứng cứ để chứng minh rằng bất động sản này là của ông bà tôi để lại chứ không phải của anh ấy? Mong giải đáp giúp, xin chân thành cám ơn !

Danh sách câu trả lời (1)
avatar maaaaaa 21/05/2013 11:24
Tại điều 670 - Bộ luật Dân sự quy định di sản dùng vào việc thờ cúng như sau: Trong trường hợp người lập di chúc có để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho một người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc, hoặc không theo thỏa thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng. Trong trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng thì những người thừa kế cử một người quản lý di sản thờ cúng.

Vì vậy, nếu có đầy đủ giấy tờ chứng minh bất động sản này là di sản dùng vào việc thờ cúng thì những người trong gia tộc có quyền gửi đơn yêu cầu đòi lại đất, đơn nộp cho UBND xã, phường, thị trấn nơi có diện tích đất tọa lạc; yêu cầu hòa giải để người chiếm dụng đất trả lại. Nếu hòa giải không thành thì khởi kiện đến Tòa án nhân dân cấp huyện để nơi đây giải quyết theo pháp luật.
Trả lời câu hỏi
Tải lại mã
Rao vặt Siêu Vip