Câu hỏi

27/03/2013 16:18
Điện
cho em hỏi khi mang dép cao su thì mình sờ vào ổ cắm điện là không sao hả mấy anh?,nếu phải thì vì sao vây?
tranquangvinh
27/03/2013 16:18
hoahong
27/03/2013 16:18
ducvan1993
27/03/2013 16:18
meteorgarden
27/03/2013 16:18
Danh sách câu trả lời (4)

Bản thân con người chỉ chịu được 1 dòng điện rất nhỏ đi qua.
Điện dân dụng 220V có trung tính nối đất (đất có thể coi là dây mát) nên khi dây lửa tiếp xúc với đất thì sẽ tạo ra kín mạch điện và xuất hiện dòng điện, dòng điện này lớn hay nhỏ tuỳ thuộc vào kiểu tiếp xúc hay nói chính xác là phụ thuộc vào điện trở tiếp xúc.
Bản thân cơ thể người chỉ có điện trở không lớn, nên khi 1 tay tiếp xúc với dây lửa, còn chân tiếp xúc với đất (chân trần, nền đất) thì xuất hiện dòng điện chạy qua cơ thể với giá trị dòng đủ lớn vượt xa khả năng cho phép của cơ thể (trong kỹ thuật điện gọi là trị số an toàn cho phép) gây nguy hiểm cho tính mạng.
Nếu chân đi giầy dép khô là vật liệu có cách được điện hay đứng trên gường bàn ghế gỗ chẳng hạn, thì bản thân các vật đó có điện trở khá lớn nên dòng điện khi tới đất chỉ còn giá trị nhỏ, có thể không đủ gây nguy hiểm cho con người. Nên có thể người đó không có cảm giác bị điện giật, mặc dù vẫn có dòng điện rất nhỏ chạy qua cơ thể.
Tóm lại: điện trở của người + điện trở của các vật mà người đứng lên chẳng hạn khi đạt trị số đủ lớn thì dòng điện sẽ chỉ còn rất nhỏ không gây nguy hiểm cho cơ thể. (Bạn có thể nhìn thấy công nhân ngành điện sửa chữa điện khi đường dây vẫn có điện, khi đó họ ngồi trên 1 cái lồng cách điện đặt trên đầu của cái xe chuyên dụng như cái cần cẩu ấy - khi đó là họ có đủ phương tiện bảo hộ như găng tay cách điện, ủng cách điện, bộ phận nâng hạ (cần cẩu) cũng cách điện. Và họ có thể sửa chữa bình thường với đường dây đang có điện - ngành điện gọi là sửa điện "sống". Tuy nhiên họ cũng chỉ sửa từng dây (pha) một và tuyệt đối không chạm đồng thời vào 2 dây (2 pha)
Bởi vì cho dù có đủ phương tiện bảo hộ lao động chuyên dùng có cách điện gần như hoàn toàn với đất nhưng nếu họ chạm vào 2 pha liền 1 lúc thì bạn nghĩ xem điều gì sẽ xảy ra ....... lúc bấy giờ người họ sẽ trở thành cái "bóng điện" - và hậu quả ra sao bạn biết đấy >>>>>> đưa ngay về nhà làm "hậu sự" , bỏ qua công đoạn gọi 115.
Nói như vậy để các bạn hình dung 1 tí chút, bởi vì ĐIỆN LÀ CON DAO 2 LƯỠI - giữa tác dụng và tác hại (nguy hiểm) chỉ cách nhau trong "gang tấc".
Điện dân dụng 220V có trung tính nối đất (đất có thể coi là dây mát) nên khi dây lửa tiếp xúc với đất thì sẽ tạo ra kín mạch điện và xuất hiện dòng điện, dòng điện này lớn hay nhỏ tuỳ thuộc vào kiểu tiếp xúc hay nói chính xác là phụ thuộc vào điện trở tiếp xúc.
Bản thân cơ thể người chỉ có điện trở không lớn, nên khi 1 tay tiếp xúc với dây lửa, còn chân tiếp xúc với đất (chân trần, nền đất) thì xuất hiện dòng điện chạy qua cơ thể với giá trị dòng đủ lớn vượt xa khả năng cho phép của cơ thể (trong kỹ thuật điện gọi là trị số an toàn cho phép) gây nguy hiểm cho tính mạng.
Nếu chân đi giầy dép khô là vật liệu có cách được điện hay đứng trên gường bàn ghế gỗ chẳng hạn, thì bản thân các vật đó có điện trở khá lớn nên dòng điện khi tới đất chỉ còn giá trị nhỏ, có thể không đủ gây nguy hiểm cho con người. Nên có thể người đó không có cảm giác bị điện giật, mặc dù vẫn có dòng điện rất nhỏ chạy qua cơ thể.
Tóm lại: điện trở của người + điện trở của các vật mà người đứng lên chẳng hạn khi đạt trị số đủ lớn thì dòng điện sẽ chỉ còn rất nhỏ không gây nguy hiểm cho cơ thể. (Bạn có thể nhìn thấy công nhân ngành điện sửa chữa điện khi đường dây vẫn có điện, khi đó họ ngồi trên 1 cái lồng cách điện đặt trên đầu của cái xe chuyên dụng như cái cần cẩu ấy - khi đó là họ có đủ phương tiện bảo hộ như găng tay cách điện, ủng cách điện, bộ phận nâng hạ (cần cẩu) cũng cách điện. Và họ có thể sửa chữa bình thường với đường dây đang có điện - ngành điện gọi là sửa điện "sống". Tuy nhiên họ cũng chỉ sửa từng dây (pha) một và tuyệt đối không chạm đồng thời vào 2 dây (2 pha)
Bởi vì cho dù có đủ phương tiện bảo hộ lao động chuyên dùng có cách điện gần như hoàn toàn với đất nhưng nếu họ chạm vào 2 pha liền 1 lúc thì bạn nghĩ xem điều gì sẽ xảy ra ....... lúc bấy giờ người họ sẽ trở thành cái "bóng điện" - và hậu quả ra sao bạn biết đấy >>>>>> đưa ngay về nhà làm "hậu sự" , bỏ qua công đoạn gọi 115.
Nói như vậy để các bạn hình dung 1 tí chút, bởi vì ĐIỆN LÀ CON DAO 2 LƯỠI - giữa tác dụng và tác hại (nguy hiểm) chỉ cách nhau trong "gang tấc".

Không bít gì về điện thì đừng có dại mà nghịch ngợm đèn dầu!
![[:D]](/images/wys/yahoo_bigsmile.gif)
![[:D]](/images/wys/yahoo_bigsmile.gif)
![[:D]](/images/wys/yahoo_bigsmile.gif)
![[:D]](/images/wys/yahoo_bigsmile.gif)

Bạn mang dép cao su khô sờ vào 1 pha của ổ cắm thì ko bị giật nhưng nếu bạn sờ vào 2 pha chắc chắn bạn ko còn cơ hội thử lại lần nữa đâu! trường hợp bạn đứng trên dép cao su khô nhưng tay bạn hoặc bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể bạn tiếp xúc với đất hoặc tường bêtông thì bạn cũng sẽ bị điện giật. Bạn lưu ý đừng thử nữa nhé

Mình chưa bao giờ sờ vào kiểu đó,
, nhưng về nguyên tắc thì không bị sao. Vì người ta chỉ bị giật khi tiếp xúc với mặt đất, nhưng dép cao su (chỉ trong trường hợp dép khô ráo) đã cách ly được cơ thể ta với mặt đất nên trong trường hợp này có thể sẽ không bị giật. Đây chỉ là lý thuyết thôi nha, bạn đừng có thử nha. ![[:D]](/images/wys/yahoo_bigsmile.gif)
![[:D]](/images/wys/yahoo_bigsmile.gif)
![[:D]](/images/wys/yahoo_bigsmile.gif)
Trả lời câu hỏi
Câu hỏi lĩnh vực Dụng cụ sửa chữa, gia công
Rao vặt Siêu Vip