
Điều trị bệnh gai cột sống như thế nào?

Cảm ơn bạn Barbedsp đã chia sẽ thông tin.
Tôi năm nay 66 tuổi, hiện đang bị gai cột sống. Rất mong bạn chia sẽ thông tin cụ thể về phương thuốc gia truyền đó. Nếu được, vui lòng cho tôi xin thông tin vào địa chỉ emai: tientranvnn@yahoo.com
Xin cảm ơn.

Gai Cột Sống
Chào các bạn,
Tôi 40 tuổi, bị gai cột sống nhưng đã chữa khỏi bằng một phương thuốc Gia truyền.
Do tính chất công việc, tôi phải ngồi trước máy tính trung bình 12 tiếng đồng hồ mỗi ngày. Một hôm ngủ dậy tôi thấy bị đau lưng dữ dội, không thể đi lại như bình thường được. Nghĩ là chắc tại mình nằm ngủ sai tư thế nên mới bị như vậy nhưng sau một tuần không những không bớt đau mà càng ngày cơn đau càng dữ dội hơn. Tôi phải bò dậy mỗi sáng sớm sau đó phải đi lom khom rôi mới từ từ đứng lên được. Phải đi rón rén từng bước vì đi nhanh là cái lưng lại đau nhói lên chịu không nổi. Đến chiều tối thì cơn đau mới dịu lại đôi chút nhưng sáng hôm sau lại… tiếp diễn điệp khúc: bò, lom khom, rón rén...
Sau một tuần không chịu nổi những cơn đau, tôi đi khám (tại BV Nhân Dân Gia Định. TP.HCM). Sau khi xét nghiệm máu và chụp X-Quang, bác sỹ cho biết tôi bị… gai cột sống!
Tôi đã lên mạng tìm kiếm nhiều ngày về cách chữa trị gai cột sống và tôi đã rất hoang mang về bệnh tình của mình khi được biết gai cột sống không thể chữa khỏi hoàn toàn mà chỉ có thể cắt cơn đau và làm hạn chế sự phát triển của cái gai mà thôi, sau một thời gian thì bệnh sẽ tái phát và mình phải chung sống với gai cột sống suốt đời.
Một lần, tình cờ một người quen mách cho tôi về một người có phương thuốc Gia truyền chữa gai cột sống. Tôi đã uống liền hai tháng (kết hợp với tập thể dục mỗi ngày). Kết quả, khoảng nửa tháng đầu thì hết các cơn đau, sau đó dần dần đi lại, hoạt động như bình thường và khhông còn một cảm giác khó chịu nào sau một tháng. Tôi tiếp tục uống thêm một tháng nữa (theo lời của người cho thuốc) để trị dứt điểm gai cột sống và sau hai tháng đi chụp phim lại thì… bình thường, cứ như tôi chưa hề bị gai cột sống vậy!
Hôm nay tôi chia sẻ thông tin này với các bạn để những ai bị gai cột sống biết rằng: Gai cột sống hoàn toàn có thể chữa khỏi!
Chúc các bạn sức khỏe!

Có 3 nguyên nhân chính dẫn đến gai cột sống:
Viêm khớp cột sống mãn tính: Quá trình viêm ảnh hưởng đến phần sụn đốt sống, lâu ngày phần sụn này bị hao mòn dần, khiến bề mặt trơn láng của nó trở nên thô ráp, xù xì và cuối cùng hai bề mặt xương tiếp xúc, cọ sát lên nhau. Đến lúc này, cơ thể sẽ có một quá trình tự điều chỉnh để khắc phục hiện tượng trên, nhưng kết quả của quá trình chỉnh sửa lại là sự hình thành gai xương. Do đó, có thể nói gai xương là một đáp ứng tự nhiên của cơ thể đối với phản ứng viêm.
Sự lắng đọng canxi ở các dây chằng, gân tiếp xúc với đốt sống: Trường hợp này thường gặp trong thoái hóa cột sống ở người lớn tuổi; đó là sự lắng đọng canxi dưới dạng calcipyrophosphat. Thoái hóa cột sống là một rối loạn có thể dẫn đến mất cấu trúc và chức năng bình thường của cột sống. Sự thoái hóa có thể xảy ra ở một trong các thành phần cấu tạo của cột sống: xương đốt sống, đĩa sụn, các dây chằng bám quanh khớp. Quá trình thoái hóa làm mất nước (chiếm 80% trong sụn) và biến đổi một số chất, làm sụn khớp dễ bị canxi hóa.
Chấn thương: Chấn thương làm hư hại xương hoặc khớp ở cột sống, và phản ứng của cơ thể để sửa chữa nơi bị tổn thương sẽ dẫn đến sự hình thành gai cột sống. Trong trường hợp này, gai cũng có thể hình thành từ sự lắng đọng canxi ở dây chằng đã dày lên do phản ứng viêm.
Nhiều người vẫn nghĩ gai có thể mọc rất dài và đâm vào tủy hoặc các thành phần khác... Thật ra, gai thường chỉ có chiều dài vài milimet. Phần lớn gai cột sống xuất hiện ở mặt trước và bên, hiếm khi mọc ở phía sau, do đó ít chèn ép vào tủy và rễ thần kinh.
Triệu chứng thường gặp khiến bệnh nhân phải đi khám là đau thắt lưng, đau vai hoặc cổ, lan xuống cánh tay, tê tay..., đôi khi làm giới hạn vận động ở cổ, vai, thắt lưng. Phần lớn gai cột sống gây đau do tiếp xúc với dây thần kinh hoặc các xương đốt sống khi cử động.
Khi được bác sĩ chẩn đoán gai cột sống, một số bệnh nhân thường nghĩ ngay đến việc mổ để cắt đi “cái gai” đáng ghét này! Nhưng thực tế việc điều trị bệnh gai cột sống thường nghiêng về bảo tồn. Những thuốc thường dùng là nhóm giảm đau kháng viêm không steroid, nhóm giãn cơ. Đôi khi người ta dùng một số dụng cụ nâng đỡ như nẹp cổ... để giảm bớt gánh nặng lên các đốt sống bị bệnh.
Các phương pháp điều trị hỗ trợ gồm châm cứu, vật lý trị liệu (giúp giảm đau và tăng vận động ở một số cơ khớp bị ảnh hưởng), tập thể dục đều đặn. Cần tránh những môn nặng bắt cột sống phải chịu một trọng lượng lớn như đẩy tạ, nhảy cao... Nên tập các môn thể thao dưới nước như bơi lội, aerobic để giúp giảm sức nặng của cơ thể.
Yoga cũng là một phương pháp giúp giảm trọng lượng cơ thể lên phần đốt sống bệnh, đồng thời làm thư giãn vùng cơ bị ảnh hưởng.
Bệnh nhân phải đảm bảo trọng lượng cơ thể vừa phải, tránh tăng trọng quá mức. Về chế độ ăn, một số nghiên cứu cho rằng nên thêm muối để giúp cơ thể tái hấp thu một phần canxi vào máu.
Phẫu thuật được đặt ra khi có sự chèn ép vào tủy, làm hẹp ống tủy hoặc các rễ thần kinh ở cột sống. Tuy nhiên, không phải cứ lấy gai đi là bệnh sẽ hết vĩnh viễn vì gai xương có thể mọc lại ở cùng vị trí cũ.
Bạn có thể đưa mẹ bạn đến khám và tư vấn, điều trị tại Chuyên Khoa Cơ Xương Khớp - BV Hoàn Mỹ Sài Gòn.