
Đình Chèm ở đâu, hội hằng năm vào ngày nào, Đình thờ ai?ai biết chỉ giúp mình với!

Mấy ai có thể biết hết được Thăng Long-Hà Nội có biết bao điều huyền bí, tâm linh mang hồn dân tộc. Đó là bản sắc văn hoá linh thiêng mà cha ông ta đã để lại. Với một đất nước mà nhân dân cần cù lao động, lấy đạo lí làm ý nghĩa cuộc sống, luôn tôn vinh nhớ đến công lao của người đi trước để răn dạy lớp người sau.Nó được thể hiện qua nét rất độc đáo của đình, chùa. Hằng năm, từ 14 đến 16 tháng 5 âm lịch, lễ hội truyền thống đình Chèm lại được diễn ra rất nhộn nhịp. Đây là lễ hội văn hoá rất lớn đối với nhân dân 3 làng Chèm, Hoàng Xá, Hoàng Liên thuộc xã Thụy Phương, huyện Từ Liêm (Hà Nội). Đình Chèm là một di tích lịch sử văn hoá, có kiến trúc nghệ thuật đã được Nhà nước công nhận năm 1990.Đến hẹn lại lên, lễ hội đình Chèm nhân dân xã Thụỵ Phương hồ hởi cùng khách thập phương mọi nơi trên cả nước và nhân dân Hà Nội tề tựu, mọi người đóng góp cùng lễ hội, hoặc có người đứng ra đăng cai tài trợ các trò chơi dân gian và hiện đại, người thì cúng tiến đồ lễ. Để lễ hội tưng bừng long trọng, trong đó vai trò của Hội Người cao tuổi là chính. Các cụ vừa có kinh nghiệm, vừa có uy tín như cụ Nguyễn Văn Ẩn 74 tuổi, 15 năm liên tục là Chủ tịch Hội Người cao tuổi xã Thụy Phương, Phó ban tổ chức lễ hội hàng năm, luôn luôn đi đầu trong các phong trào “Tuổi cao gương sáng, “ông bà mẫu mực con cháu thảo hiền”, “Cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Trải qua bao năm tháng cụ cùng với dân làng góp công sức, tôn tạo di tích đình Chèm, viên ngọc quý của Hà Nội.Đình Chèm cổ kính, tôn nghiêm thờ danh nhân Đức Thánh Chèm. Ngài là người xã Phương Thụy, huyện Từ Liêm. Ngài sinh vào thời Hùng Duệ Vương, mất vào thời Thục An Dương Vương. Hồi nhỏ Ngài là một “cậu bé” diện mạo kì khôi, thân hình cao lớn lạ thường, học hành thông minh, văn võ toàn tài, hiếu nghĩa cương trực. Thời bấy giờ có giặc Ai Lao – Chiêm Thành vào xâm lược. Nhà vua xuống chiếu tìm người tài đức ra dẹp giặc cứu nước, lúc bấy giờ phủ Quốc Oai (thời ấy xã Thụy Phương thuộc phủ Quốc Oai) Lý ông được nhân dân bản phủ tiến cử vào yết kiến vua. Duệ Vương trông thấy Lý Thân cả mừng, phong chức Chỉ huy sứ sai đi dẹp giặc. Thấy ông lập được nhiều công lớn, vua ban thưởng, thết tiệc rồi đưa ông đi trấn ải Lâm Thao, quân man tặc đều sợ ông không dám quấy nhiễu nữa.Sau thời vua An Dương Vương, nhà Tần bị giặc hung nô quấy phá, Tần Thuỷ Hoàng đắp Vạn Lý trường thành mà không ngăn chống nổi, bèn sai sứ sang cầu An Dương Vương cho tướng tài sang giúp. Triều đình tín nhiệm cử ông sang giúp nhà Tần vừa dẹp loạn vừa tạo dựng bang giao giữa hai nước. Vua Tần thử tài ông thấy văn đạt hiếu liêm (tiến sĩ), võ xứng hiệu uý (tổng chỉ huy) bèn phong ông làm Tư lệnh hiệu uý, thống soái 10 vạn quân đi dẹp giặc Hung nô, thắng trận khải hoàn vua Tần phong chức Phụ tín hầu và gả công chúa cho ông và muốn giữ ông ở lại nước Tần. Nhưng ông chối từ nọi vinh hoa phú quý mà quay về với Tổ quốc. Vua Thục thấy tinh thần trọng quốc, ái thần công lao to lớn với dân tộc đã ban thưởng và ban tước Đại Vương cho ông.Sau khi ông qua đời, triều đình sai lập đền thờ và phong tặng ông 4 chữ Thượng Đẳng Thiên Vương. Đình Chèm thờ ông là một công trình kiến trúc có quy mô bề thế và liên hoàn, bố cục nội công ngoại quốc, mĩ thuật điêu khắc lộng lẫy tinh vi, bên ngoài là tam quan có bốn cột đồng trụ, lịch sử có trên hai nghìn năm tồn tại đến ngày nay.Đình Chèm là một di sản văn hoá quý hiếm của Hà Nội nói riêng và của cả nước nói chung, với Thủ đô, ngôi đình còn được gọi là viên ngọc quý.