Mấy cái này trong máy của mình .Bạn tham khảo nhé
Trích dẫn:
1. Lệnh về quản lý tài nguyên chia sẻ trên mạng net share
Lệnh này có 5 cách thực hiện tương ứng với 5 cú pháp, chi tiết như sau: Cách 1: net share Lệnh này dùng để xem những tài nguyên mà máy mình đang chia sẻ trên mạng LAN. Cách 2: net share sharename Ở đây sharename là tên 1 tài nguyên (có thể là 1 thư mục, 1 ổ đĩa) mà máy của mình đã chia sẻ trên mạng LAN. Lệnh này sẽ cho chúng ta xem chi tiết những thông tin về tài nguyên đó, các thông tin này bao gồm: - tên chia sẻ, là tên mà các máy tính khác trong mạng LAN sẽ thấy khi truy cập vào máy mình - đường dẫn đến nơi chứa tài nguyên được chia sẻ - chú thích cho tài nguyên - số lượng người dùng tối đa, tức là số người dùng lớn nhất có thể cùng truy cập và sử dụng tài nguyên đó - người dùng, những người dùng được phép truy cập và sử dụng tài nguyên đó - cache Cách 3: net share sharename=drive ath [/user:number | /unlimited] [/remark:"text"] [/cache:manual | documents | programs | none] Lệnh này dùng để chia sẻ 1 tài nguyên trong máy tính của mình lên mạng LAN. Các tham số và tùy chọn bao gồm: - sharename là tên chia sẻ, tức tên mà các máy tính khác trong mạng LAN sẽ thấy khi truy cập vào máy mình. - drive ath là đường dẫn đầy đủ đến tài nguyên cần chia sẻ. - [/user:number | /unlimited] là tùy chọn cho số lượng người dùng tối đa có thể cùng 1 lúc sử dụng tài nguyên đó. Nếu số lượng giới hạn thì dùng tùy chọn đầu tiên, trong đó number là số người dùng tối đa; nếu không hạn chế số người dùng thì dùng tùy chọn thứ 2. - [/remark:"text"] là chú thích cho tài nguyên được chia sẻ, chú thích này được thay vào dòng “text” trên. - [/cache:manual | documents | programs | none] quy ước bộ nhớ đệm cache sẽ được sử dụng cho tài nguyên được chia sẻ, các tùy chọn có thể là manual (tự động), documents (dành cho các loại tài liệu), programs (dành cho các chương trình), none (không dùng bộ nhớ đệm cache). Tùy chọn này để mặc định là tự động. Cách 4: net share sharename [/user:number |/unlimited] [/remark:"text"] [/cache:manual | documents | programs | none] Các tham số, tùy chọn trong lệnh này cũng có ý nghĩa giống như trong cách 3. Lệnh này dùng để điều chỉnh các thông tin liên quan về tài nguyên đã được chia sẻ. Cách 5: net share {sharename | devicename | drive ath} /delete Lệnh này dùng để tắt bỏ sự chia sẻ 1 tài nguyên trên mạng LAN, tài nguyên này trước đó phải được chia sẻ. Các tùy chọn trong này có thể là: - sharename: tên tài nguyên được chia sẻ. - devicename: tên của thiết bị được chia sẻ, thiết bị này có thể là ổ cứng, ổ CD/DVD hoặc máy in. - drive ath: đường dẫn đến tài nguyên được chia sẻ. 2. Các lệnh về quản lý các dịch vụ net start, stop, pause, continue Các lệnh này đều có chung 1 cú pháp là net {start | stop | pause | continue} service, trong đó service là tên dịch vụ. Ý nghĩa của các lệnh này tương ứng với việc bắt đầu, kết thúc, tạm ngừng và tiếp tục 1 dịch vụ trên máy tính của mình. Riêng lệnh net start có thêm cú pháp khác là net start dùng để xem các dịch vụ đang chạy trên máy mình. Các lệnh này khá hữu dụng trong Windows XP. Trong Windows XP SP1, dịch vụ gửi nhận tin nhắn messenger được tự động bật khi khởi động Windows, và để gửi tin nhắn thì có thể dùng lệnh net send. Điều này khá tiện lợi cho người dùng vì không phải khởi động nó, tuy nhiên nó lại là nguyên nhân khiến cho 1 số chương trình lợi dụng để gửi tin nhắn tràn ngập đến máy nạn nhân (ví dụ chương trình NetView). Do đó, để ngăn chặn tình trạng bị ngập lụt này, hãy dùng lệnh net stop messenger để tắt dịch vụ gửi nhận tin nhắn đó đi. Khi nào cần thiết sử dụng lại thì mở nó bằng lệnh net start messenger. Tuy nhiên điều này lại hoàn toàn khác biệt trong Windows XP SP2. Ở đây dịch vụ này lại được mặc định là tắt. Do đó bình thường nếu gửi tin nhắn trong mạng LAN bằng lệnh net send thì không được. Muốn được sử dụng bình thường thì phải bật nó lên bằng lệnh net start messenger. 3. Lệnh duyệt các máy trong mạng LAN net view Có 2 cú pháp tương ứng với 2 cách dùng cho lệnh này. Cách 1: net view [\computername [/cache] | /doman[ omainname]] Nếu không có tham số, lệnh này sẽ liệt kê những máy tính trong cùng tên miền hoặc cùng nhóm với máy tính của mình. Nếu dùng tùy chọn \computername thì lệnh sẽ liệt kê những tài nguyên được chia sẻ trên mạng LAN bởi máy computername. Nếu bạn muốn dùng bộ nhớ đệm cache cho lệnh thì dùng thêm tùy chọn [/cache]. Chú ý là máy tính này phải nằm trong cùng 1 tên miền với máy tính của mình. Nếu muốn xem có những máy tính nào nằm trong tên miền domainname khác với tên miền chứa máy tính của mình thì hãy dùng tùy chọn /doman[ omainname]. Nếu trong tùy chọn này bỏ đi tên miền thì lệnh sẽ liệt kê tất cả những tên miền có trong mạng LAN. Cách 2: net view /network:nw [\computername] Nếu dùng có tùy chọn, lệnh sẽ liệ t kê những tài nguyên được chia sẻ bởi máy tính computername nằm trong một mạng khác (nhưng cùng nằm trong LAN). Nếu dùng không có tùy chọn, lệnh sẽ liệt kê những mạng khác nằm trong cùng LAN với máy tính của mình. 4. Lệnh quản lý tài nguyên được chia sẻ và đang được sử dụng net file Cú pháp của lệnh này như sau: net file [id [/close]] Nêú không có tùy chọn nào, lệnh sẽ liệt kê tất cả những tài nguyên được chia sẻ và đang được sử dụng. Danh sách liệt kê sẽ chỉ ra số hiệu id của tài nguyên và tên người sử dụng. Nếu có tham số id, lệnh sẽ liệt kê chi tiết những thông tin về tài nguyên mang số hiệu id đang được sử dụng. Nếu có thêm tham số /close trong trường hợp này, thì lệnh sẽ ngắt kết nối của người sử dụng đối với tài nguyên này. 5. Lệnh quản lý tiến trình người dùng net session Cú pháp lệnh này như sau: net session [\computername] [/delete] Nếu không có tùy chọn, lệnh sẽ liệt kê những tiến trình đang được tạo ra để liên kết tới máy mình, nói cách khác là nó sẽ liệt kê danh sách những người đang truy cập máy mình. Nếu có thêm tùy chọn [\computername], lệnh sẽ liệt kê những thông tin chi tiết về máy tính computername, trong đó máy này phải đang truy cập vào máy tính của mình. Nếu có thêm tùy chọn [/delete] thì lệnh sẽ chấm dứt tiến trình đang được tạo ra. Nếu không có tùy chọn trước đó [\computername] thì lệnh sẽ chấm dứt mọi tiến trình liên quan đến máy của chúng ta, còn nếu có thì sẽ chỉ chấm dứt tiến trình tạo bởi máy tính \computername |
Trích dẫn:
i. Các lệnh nội trú lệnh nội trú là những lệnh thi hành những chức năng của hđh, thường xuyên được sử dụng, được lưu trữ vào bộ nhớ của máy tính từ khi khởi động và thường trú ở trong đó cho tới khi tắt máy. Cách viết chung: 1.1. Một số lệnh về hệ thống . Lệnh xem và sửa ngày: Date current date is sat 02-04-2000 enter new date (mm-dd-yy) lúc này có hai tuỳ chọn nếu không thay đổi ngày giờ gõ enter nếu sửa ngày hiện hành ở dòng một thì sửa theo khuôn mẫu (tháng -ngày-năm). Bạn hãy thay đổi ngày lại cho máy tính ví dụ 31/07/2004. . Lệnh xem và sửa giờ: Time current time is 4:32:35.23a enter new time: Lúc này có hai lựa chọn: -nếu không sửa giờ hiện hành của dòng một thì gõ enter - nếu sửa giờ hiện hành thì sửa theo khuôn mẫu (giờ: Phút:giây.% giây) bạn hãy thay đổi giờ lại cho máy tính thành 05 giờ 05 phút. . Lệnh thay đổi dấu nhắc lệnh của dos: Prompt lệnh thay đổi dấu đợi lệnh để có thể hiện thị một số thông tin hiện hành theo ý riêng của người sử dụng. Prompt [chuỗi ký tự] $p: Thư mục hiện hành $d: Ngày hiện hành $g: Dấu > $t: Giờ hiện hành $: Xuống dòng ví dụ: C>prompt $t $p$g . Lệnh xem phiên bản dos: Ver ver bạn muốn xem hiện tại mình đang giao tiếp với hđh ms-dos là phiên bản nào. Ví dụ: C:ver windows 98 [version 4.10.2222] . Lệnh xoá màn hình: Cls cls lệnh xoá toàn bộ dữ liệu trên màn hình đưa con trỏ về góc trên cùng bên trái màn hình. . Chuyển đổi ổ đĩa gõ tên ổ đĩa và dấu hai chấm, sau đó nhấn enter. Ví dụ: A: C:
1.2. Các lệnh về thư mục . Lệnh xem nội dung thư mục. Dir [drive:] [path] [tên thư mục] [/a][/s]{/p][w]} trong đó: /p : để xem từng trang /w: Trình bày theo hàng ngang /a : Xem các tập tin có thuộc tính ẩn và hệ thống /s: Xem cả thư mục con ví dụ: Dir c:windows /p /w lệnh trên sẽ hiển thị các tệp, thư mục thuộc thư mục windows nằm trong thư mục gốc ổ đĩa c thành 5 hàng và dừng lại sau khi hiển thị hết một trang màn hình. Muốn xem tiếp chỉ việc nhấn một phím bất kỳ. . Lệnh chuyển về thư mục gốc và vào một thư mục nào đó. + chuyển từ thư mục hiện thời về thư mục gốc của ổ đĩa hiện hành. Cd + lệnh chuyển về cấp thư mục cao hơn một bậc. Cd.. + chuyển vào một thư mục lệnh này thay đổi thư mục hiện hành cần làm việc của đĩa nào đó cd [drive:][path] ( tên thư mục cần vào) ví dụ: - từ thư mục c: chuyển vào thư mục daihoc (thư mục daihoc nằm trên ổ đĩa c) c:cd daihoc c:daihoc>_ - từ thư mục daihoc, chuyển sang thư mục baitap( thư mục baitap nằm trên ổ đĩa c) c:daihoc>cd baitap c:daihoc |
|