VicoTas
Câu hỏi
avatar jessika000
28/05/2013 19:47

E mới bắt đầu tập chơi dòng DSLR Xin các Bác tư vấn cho em một chút về phụ kiện cần có cũng như E nên khởi đầu bằng máy nào thì tốt nhất.

E cũng muốn chọn một con kha khá để chơi lâu dài chứ ko muốn mua máy model quá cũ.



Danh sách câu trả lời (3)
avatar sinhnv 28/05/2013 19:47

Câu hỏi thường gặp khi mới chơi DSLR

Những người mới chuyển sang chơi máy ảnh số ống kính rời thường băn khoăn về kích cỡ cảm biến, hệ thống ổn định ảnh quang và số, cũng như ống kính.


Dưới đây là những câu hỏi thường gặp nhất về máy ảnh số ống kính rời.

1. Kích cỡ cảm biến hay số điểm ảnh – cái nào đáng quan tâm hơn?


Không cái nào cả. Yếu tố quan trọng nhất nằm ở kích cỡ của từng điểm ảnh riêng lẻ.
Một điểm ảnh là một tấm thu sáng – càng to thì càng thu được nhiều ánh sáng. Độ thu sáng lớn hơn giúp bạn chụp ít hạt hơn ở ISO cao, ảnh có chi tiết hơn, chuyển màu tinh tế hơn. Tất nhiên, điểm ảnh to hơn dẫn tới kích cỡ cảm biến phải to hơn để chứa được cùng một số lượng điểm ảnh.


2. Vì vậy đó có phải lý do mà ảnh của DSLR đẹp hơn của máy compact khi cùng số điểm ảnh?


Đó mới chỉ là một lý do. DSLR còn ưu việt do có hệ thống xử lý hình ảnh tốt hơn. Bạn có thể điều chỉnh nhiều thứ, vả lại còn được trợ giúp bởi hàng chục loại ống kính nữa.
Thời gian khởi động cũng nhanh, độ trễ cửa trập ngắn, hệ thống lấy nét nhanh và chính xác hơn. Khung nhìn chuẩn, chụp tốc độ nhanh, đèn khỏe cùng với nhiều phụ kiện. Pin lâu và cầm cũng chắc tay hơn.


3. Giữa hệ thống ổn định hình ảnh quang và kỹ thuật số, cái nào ưu việt hơn?


Ổn định hình ảnh kỹ thuật số về cơ bản chỉ là giả lập. Đơn giản là nó chỉ tăng ISO và tốc độ cửa trập, hoặc đôi khi sử dụng phần mềm để làm sắc nét những phần bị mở của bức ảnh. Trong khi đó ổn định hình ảnh quang là công nghệ ổn định đúng nghĩa với hoặc cảm biến, hoặc thấu kính chuyển động theo chiều rung của thao tác người chụp, nhằm triệt tiêu nhòe hình do thao tác chụp ở tốc độ chậm gây ra.

4. Sự khác nhau giữa chế độ Automatic và Program?


Chế độ Automatic (tự động hoàn toàn) bản chất đúng là "ngắm và chụp". Máy ảnh sẽ tự quyết định toàn bộ các thông số như độ mở, tốc độ cửa trập, ISO, cân bằng trắng, chế độ lấy nét tự động, đèn. Trong khi đó, chế độ Program (lập trình) chỉ tự động phần tốc độ và cửa trập, các thông số còn lại để cho bạn tùy chỉnh, như có thể quyết định để đèn hay không, bù sáng thế nào…
5. Chế độ Program Shift nghĩa là gì?
Thực chất chế độ Program Shift (lập trình hoán chuyển) cho phép người chụp tùy ý thay đổi hoặc độ mở, hoặc tốc độ. Máy ảnh sẽ tự động tính toán mối tương quan giữa hai thông số này sao cho bức ảnh luôn chụp đủ sáng nhất. Ví dụ, nếu ở chế độ Program, máy ảnh tự động chọn chụp một khung hình với thông số tương quan là tốc độ 1/250 giây và độ mở là f/8. Khi chuyển sang chế độ Program Shift (thường ký hiệu Av hoặc A, Tv hoặc S), bạn muốn chụp chân dung, muốn mờ hậu cảnh, thì chuyển độ mở từ f/8 sang f/2,8. Lúc này, máy sẽ tự động tăng tốc độ lên 1/2.000, đảm bảo luôn có cùng một lượng ánh sáng cố định được cảm biến hấp thụ.


6. Tiêu cự "tương đương" nghĩa là gì? Tại sao đôi khi lại gọi một ống 50 mm là ống tương đương 75 mm?


Thông số tương đương bắt nguồn từ tiêu cự trên máy phim truyền thống 35 mm hoặc các máy DSLR Full-Frame. Do các cảm biến của hầu hết máy DSLR đều nhỏ hơn máy phim 35 mm, nên thực ra nếu chụp bằng ống 50 mm, các cảm biến này chỉ có thể "bắt" được phần giữa của một bức ảnh trên cùng ống kính với máy phim 35 mm. Phần giữa này tương tự như khi chụp bằng ống có tiêu cự 75 mm trên máy phim. Vì thế mà phần khác biệt này người ta gọi là crop factor hoặc multiplier factor (1,6 trên Canon hay 1,5 trên Nikon chẳng hạn).

7. Tại sao lại gọi ống kính này "nhanh" hơn ống kính kia?


Ống kính nhanh cho phép độ mở lớn để ánh sáng được vào cảm biến nhiều nhất. Do độ mở lớn hơn nên máy ảnh có thể chụp ở tốc độ nhanh hơn. Thông số f trên ống kính sẽ cho bạn biết độ mở lớn nhất mà ống kính hỗ trợ với nguyên tắc số càng bé mở càng rộng. Ví dụ, ống có độ mở f/1,4 là nhanh nhất, f/2,8 là khá nhanh, còn f/5,6 đã bị coi là chậm rồi.


8. Vậy có phải dùng ống kính full-frame trên DSLR cảm biến nhỏ là lợi hơn không?


Không. Mặc dù trên lý thuyết các ống kính full-frame cho hình ảnh viền nét hơn các ống kính dành cho cảm biến nhỏ, do các cảm biến này chỉ bắt phần hình ảnh nét nhất tại trung tâm của ống kính. Trên thực tế, không phải lúc nào cũng vậy.
Không phủ nhận là các ống kính full-frame cũng có lợi thế như khi bạn nâng cấp lên máy ảnh full-frame thì nó vẫn tiếp tục phát huy tác dụng, thậm chí còn hơn. Nhưng đổi lại, với các DSLR cảm biến nhỏ, ống kính full-frame khó có thể đáp ứng yếu tố góc rộng, bởi lẽ với crop-factor tới 1,5, thì ống góc rộng 17 mm đã bị biến thành ống 25 mm trên các máy DSLR cảm biến kích cỡ APS-C.


9. Dải tiêu cự f/3,5 – 5,6 trên ống kính nghĩa là gì?


Đói với các ống zoom rẻ tiền, ống kính có xu hướng càng chậm khi zoom càng xa. Ví dụ, trên ống kit 18 – 55 mm f/3.5–5.6 chẳng hạn, ở tiêu cự 18 mm, độ mở lớn nhất là f/3,5, nhưng ở tiêu cự 55 mm, độ mở lớn nhất đã bị đẩy lên f/5,6 rồi. Còn ở tầm trung bình, như tiêu cự 35 mm, độ mở to nhất cũng chỉ đạt chừng f/4,5.
10. Tại sao lại phải mua ống tele khi mà có thể lắp thêm ống nhân tiêu cự (teleconverter) lên ống kit?
Lắp teleconverter sẽ làm cho ống kính của bạn đã chậm càng thêm chậm. Ví dụ, một ống nhân tiêu cự 2x, đối với ống có dải độ mở f/3,5 – 5,6, khi được lắp thêm sẽ chuyển thành f/7 – 11. Đủ biến bức ảnh trở nên tối đi và nhiều khi còn không đủ để lấy nét. Bên cạnh đó, các ống nhân tiêu cự làm cho ống kit cũng được chế tạo bằng các thấu kính bình thường. Do đó khi muốn chụp xa mà ảnh vẫn có chất lượng, tốt nhất nên đầu tư một ống telezoom rẻ tiền còn hiệu quả hơn.

11. Đâu là sự khác biệt giữa đo sáng evaluative, centerweighted, and spotmetering?


Các hệ thống đo sáng của máy ảnh đều cố gắng tạo một vùng tông màu trung hòa giữa phần sáng nhất và tối nhất cho bức ảnh được hài hòa.
Hệ thống đo sáng Evaluative (đo sáng toàn ảnh) chia khung hình thành các phần nhỏ, so sánh thông số ánh sáng của các vùng này, rồi sau đó chọn thông số tối ưu cho bức ảnh định chụp. Hệ thống đo sáng Centerweighted (đo sáng trung tâm) cũng đo các thông số toàn ảnh nhưng tập trung hơn vào phần giữa để quyết định thông số. Còn Spot (đo sáng điểm) thì chỉ đo đúng một điểm của bức hình (thường có điện tích khoảng 5% khung hình và thường là ở giữa).
Chế độ đo sáng toàn ảnh thích hợp với hầu hết các tính huống chụp ảnh, còn đo sáng trung tâm phù hợp với chụp ảnh nhóm người, trong khi đo sáng điểm giúp người chụp tự tùy biến nhiều hơn.


12. Tại sao phải dùng đo sáng ngoài khi mà máy ảnh đã có sẵn hệ thống này?


Bởi lẽ các hệ thống đo sáng cầm tay bên ngoài giúp bạn đo được ánh sáng tại chính bản thân đối tượng chụp. Điều này đặc biệt hữu dụng khi đối tượng ở trong các điều kiện quá tối (không phản xạ) hay quá sáng (phản xạ cao), những điều kiện mà hệ thống đo sáng của máy ảnh rất dễ theo xu hướng đẩy ảnh quá tối hay quá sáng.


13. Làm sao để biết đèn flash tới được bao xa?


Để biết đèn flash của máy mình mạnh tới bao xa, bạn chỉ cần nhìn vào số GN (Guide Number) của đèn. Do chỉ số GN bằng khoảng cách tới đối tượng nhân với f, nên muốn biết khoảng cách chỉ cần chia số GN này cho f (các thông số đều tính với ISO 100). Ví dụ, nếu một đèn flash có GN là 80, nó có thể phát xa tới 20 feet (6 mét) với độ mở ống kính f/4 (do 80/4=20). Nếu muốn đèn xa tới 40 feet (12 mét) thì bạn phải mở ống kính xuống f/2.


14. Sự khác nhau giữa chế độ TTL và Auto trên đèn flash?


Tùy chỉnh flash theo TTL nhằm đo xem bao nhiêu lượng ánh sáng đèn flash sẽ phản xạ lại qua ống kính (Through The Lens - TTL). Đây thường là cách đo lượng sáng đèn chính xác nhất, cho phép người chụp chĩa đèn theo bất cứ hướng nào để tạo sáng. Còn chế độ Auto đo lượng sáng phản hồi thông qua cảm biến nằm bên trong đèn flash. Dù không thật chính xác, nhưng thông thường thì cảm biến này cũng hoạt động tốt trong hầu hết các tình huống chụp ảnh. Nó lại có hiệu quả với rất nhiều loại máy ảnh khác nhau, trong khi tính năng TTL trên flash chỉ tương thích với tùy đời máy ảnh (TTL của đèn hãng nào, đời nào chỉ hoạt động trên máy ảnh đời nào của hãng đó. Chẳng hạn series flash Canon EZ cho máy phim và series EX cho máy số).

15. Máy ảnh của tôi có hoạt động tốt với các thẻ nhớ đời mới tốc độ cao?


Hầu hết máy mới đều tương thích tốt. Các thẻ nhớ mới ra đời chủ yếu nhằm cải thiện tốc độ ghi hình từ máy ảnh vào thẻ nhớ, nhất là với các ảnh có dùng lượng ngày càng cao như hiện nay. Một tiện ích khác của thẻ nhớ tốc độ cao còn là tốc độ đọc ghi ảnh từ thẻ vào máy tính, giúp bạn có thể chuyển toàn bộ khối lượng ảnh một cách nhanh chóng. Tất nhiên bạn cũng cần phải chọn đầu đọc thẻ hỗ trợ tốc độ cao nữa thì mới đồng bộ.


16. Format thẻ nhớ thuờng xuyên có hại không?


Không. Trên thực tế các chuyên gia còn khuyến khích. Format lại thẻ giúp loại bỏ các ảnh lưu, file rác hay file thông tin liên quan đến ảnh tạo ra trong quá trình chụp…, lấy lại dung lượng cho thẻ. Tuy nhiên, tốt nhất là khi làm, bạn nên format tại chính máy ảnh của bạn thay vì từ máy tính để đảm bảo thẻ được format theo đúng định dạng máy ảnh chấp nhận được.


17. Có phải ảnh JPG mất dần chi tiết mỗi lần mở ảnh? Liệu có nên chỉ làm việc sau khi đổi đuôi sang TIFF hay PSD?


Không cần thiết. Nếu chỉ đơn giản là mở ảnh JPG và xem thì khi đóng ảnh lại, ảnh sẽ không bị mất chi tiết. Nếu trong Photoshop mà bạn dùng lệnh "Save As" và lại chọn độ phân giải hay độ nén thấp hơn, chắc chắn chi tiết sẽ bị mất. Lưu lại ảnh JPG một cách thường xuyên ở cùng một mức chất lượng có thể mất một vài chi tiết, nhưng cũng khó lòng có thể nhận ra trừ phim zoom lớn thật gần.


18. Tại sao cần phải hiểu chỉnh màn hình?

Tất cả các màn hình đều khác nhau về độ sáng và độ tương phản. Nếu không hiệu chỉnh trước mà cứ thế chỉnh ảnh trên màn hình, thì đến khi rửa ảnh rất có thể bạn sẽ thấy thất vọng, vì ảnh không hề giống với nguồn đã xem, như bị quá tối. Vì thế, trước khi chỉnh, tốt nhất là phải hiệu chỉnh màn hình về các thông số màu đúng nhất, đặc biệt, nếu đúng được cả theo thống số màu của lab mà bạn sẽ rửa ảnh thì bạn hoàn toàn yên tâm.



avatar diepx 28/05/2013 19:47

1000D là ưu sách

Trước khi quyết định chuyển sang dòng DSLR mình cũng đã tham khảo nhiều loại máy của nhiều hãng khác nhau. Nhưng cuối cùng dòng 1000D của Canon là làm hài lòng nhất, từ giá cả đến chất lượng. Đến bây giờ con máy vẫn hoạt động tốt, hình chụp rất nét, màu sắc thì không thua thì những dòng cao cấp hơn. Ngay cả những người bạn của tôi đang sở hữu những loại máy cao hơn như Nikon D90, Sony A700 cũng đánh giá chất lượng 1000D là rất tốt. Vì vậy tôi sẽ chọn cho Canon 1000D.

Chọn ống kính nào khi mới chơi DSLR

Nhiều người có tâm lý "xem thường" ống kit, nhưng không nên bỏ qua loại ống kính này vì chất lượng chấp nhận được so với tầm tiền. Ngoài ra với ngân sách rộng rãi hơn một chút thì bạn có thể lựa chọn giải pháp từ các hãng thứ ba.

 

Việc chọn lựa ống kính tuy khó mà dễ. Ảnh: Canon

Không phải ai chọn máy ảnh số ống kính rời cũng chăm chăm nâng đời bằng cách đổi ống kính hay đổi máy liên tục mà thường gắn bó với lựa chọn đầu tiên của mình ít nhất là một đến vài năm. Vì vậy, với khoản ngân sách ban đầu không mấy dư dả, việc chọn lựa được một ống kính hay và hợp túi tiền tuy khó mà dễ. Dưới đây là một số lựa chọn tham khảo cho các newbie (người mới) để bắt đầu bước chân vào giới DSLR một cách dễ dàng hơn.

Không nên coi thường ống kit

 

Ống kính Sigma AF 18-200mm f/3.5-6.3 DC OS. Ảnh: Photozone

Với một khoản đầu tư ban đầu khoảng 10 triệu đồng, bạn có thể sở hữu một thân máy dòng "entry level" như Canon 1000D hay 400D (450 – 500 USD) và ống kit kèm máy. Các ống này thường sẽ là EF-S 18-55mm/f:3,5-5,6 (có hoặc không USM) hay mới hơn là EF-S 18-55mm/f:3,5-5,6 IS (chống rung) với giá từ 70 đến 130 USD (1,2 đến 2,2 triệu đồng). Mặc dù rẻ nhưng chất lượng các ống này chấp nhận được so với tầm tiền, đặc biệt ống EF-S 18-55mm/f:3,5-5,6 IS có chất lượng hình ảnh khá tốt. Tuy nhiên, chúng chỉ có dải zoom hẹp, từ 18-55 (tương đương máy phim 29-88mm). Ống kính nhỏ, thân chủ yếu làm từ nhựa nên không có cảm giác chắc chắn và hay bị "chê" là không pro.

Nếu không ngại "zoom chân", thì một lựa chọn tối ưu hơn là ống fix 50/f:1,8 II cho chất lượng rất tốt so với tầm tiền (chỉ khoảng 95 USD) với một độ mở rất rộng, đủ để bạn sáng tạo và thử nghiệm. Kể cả khi đã có nhiều ống khủng, thì ống fix này đã và vẫn đang là bạn đồng hành của phần lớn các tay máy.

Lựa chọn ống tất-cả-trong-một

Khi đã vào DSLR là thế giới của máy ống kính rời, thì không nhất thiết máy Canon chỉ lắp được ống Canon, máy Nikon chỉ lắp được ống Nikon… Với ngân sách mua sắm ban đầu rộng rãi hơn một chút, khoảng 13-14 triệu đồng, bạn sẽ có thêm một số lựa chọn, mà trong đó một giải pháp không kém hợp lý là các ống kính "for", tức ống kính từ các hãng thứ 3.

1. Sigma AF 18-200mm f/3.5-6.3 DC OS

 

Ống kính Tamron AF 18-200mm f/3.5-6.3 Di II. Ảnh: Photozone

Tương đuơng tiêu cự 29-320mm máy phim, Sigma AF 18-200mm bao trùm một dải zoom khá rộng, đủ cho hầu hết nhu cầu chụp bình thường. Ống kính được thiết kế to và chắc chắn với vòng xoay zoom bằng cao su trông rất chuyên nghiệp. Chỉ sử dụng motor lấy nét thường nhưng Sigma AF 18-200mm có tốc độ tương đối nhanh và êm. Cũng như các ống có dải zoom rộng khác, ống Sigma AF 18-200mm bắt đầu bộc lộ nhược điểm méo hình ở tiêu cự ngắn (18 mm) với độ mở rộng. Ở tiêu cự dài trên 150 mm độ nét cũng bắt đầu suy giảm. Do độ mở khá hẹp, tới 6,3 khi ở 200 mm nên khả năng xóa phông của Sigma không được tốt. Bù lại, ống kính này lại có chống rung (OS), và thực tế chức năng này ở Sigma khá tốt, cho phép bạn duy trì được độ nét ảnh trong điều kiện thiếu sáng.

Với mức giá ở Việt Nam chỉ khoảng 300 USD (khoảng 5 triệu đồng) so với Nikon AFs18-200mm/3.5-5.6VR tận 700 USD, Canon EF-S 18-200mm/3.5-5.6 IS cũng 600 USD, thì Sigma AF 18-200mm xứng đáng là ống kính phục vụ nhu cầu hàng ngày của những người mới chơi DSLR.

2. Tamron AF 18-200mm f/3.5-6.3 Di II

 

Ống kính Canon EF-S 17-85mm f/4-5.6 IS USM. Ảnh: Photozone

Không được to và chắc chắn như Sigma AF 18-200mm, nhưng tương tự như Sigma, Tamron cũng có đầy đủ ưu điểm và nhược điểm của thế hệ ống "tất-cả-trong-một" như dải zoom rộng, nhưng méo hình ở tiêu cự ngắn và mờ nét ở tiêu cự dài… Nếu biết cách khắc phục nhược điểm như luôn để độ mở hẹp khoảng từ f/8 và không nên chụp quá nhiều ở hai cực tiêu cự (18 mm và 200 mm), Tamron AF 18-200mm vẫn là một lựa chọn hợp lý, nhất là mức giá cũng cùng hạng, khoảng 300 USD ở Việt Nam.

3. Canon EF-S 17-85mm f/4-5.6 IS USM

 

Ống kính Canon EF 24-85mm f/3.5-4.5 USM. Ảnh: Photozone

Nếu không muốn giải pháp ống "for" và vẫn thích chơi hàng chính hãng, thì EF-S 17-85mm là một lựa chọn hoàn hảo. Vốn là ống kit của dòng tầm trung xxD, ống bao trùm một dải zoom đủ dùng, tương đương 27-136mm máy phim. Chất lượng ống kính khá tốt, kể cả ở tiêu cự 17 mm. Ống được thiết kế to, khá chắc chắn với vòng zoom bằng cao su. Đặc biệt hệ thống chống rung IS và motor lấy nét siêu thanh USM giúp ống này vượt hẳn lên so với các ống kit dòng xxxD. Mặc dù chất lượng chưa hẳn hoàn hảo, kể cả so với các ống kính "for", nhưng do là ống chính hãng, có chống rung và nhất là mức giá đã giảm gần 40% so với lúc mới ra (hiện chỉ còn khoảng 330 USD). EF-S 17-85mm hiện đang là ống được mua bán nhiều nhất ở thị trường Việt Nam.

4. Canon EF 24-85mm f/3.5-4.5 USM

Đây vốn là một ống zoom kinh điển từ thế hệ máy phim. Khi lắp lên các máy DSLR tiêu cự trở thành 38-136, vẫn ở dải đủ dùng dù phần góc rộng không bằng EF-S 17-85mm. Tuy nhiên, chính vì thế mà ống này ít bị méo hình khá tốt ở tiêu cự rộng. Với chất lượng ống kính tốt, đặc biệt xử lý khá tốt hiện tượng mờ ở 4 góc của các ống kính EF khi lắp vào các máy DSLR cảm biến APS-C thông thường, ống kính 24-85mm cho ảnh sắc nét, có phần hơn cả EF-S 17-85. Với thiết kế dù nhỏ, nhẹ nhưng khá chắc chắn, đây là ống được khuyến cáo nhiều nhất cho những newbie mới mua DSLR hay muốn nâng đời một chút từ ống kit. Giá ở Việt Nam hiện cũng dao động trong khoảng 250 USD (ống cũ) đến 330 USD (ống mới).

avatar aohphuoc 28/05/2013 19:47

Chào bạn

Bạn có thể tham khảo máy ảnh DSLR sau nhé:

Điểm mạnh của DSLR so với các máy compact là cho phép thay đổi tốc độ chụp cũng như khẩu độ, ngoài việc có thể sử dụng các ống kính khác nhau để có các bức ảnh hoàn hảo nhất trong mọi điều kiện chụp.

Nhưng nếu là một người nghiệp dư, bạn chưa cần thiết phải nâng cấp lên DSLR cao cấp như Nikon D3x. Một chiếc entry-level là sự lựa chọn phù hợp cho những bước khởi điểm. Nhưng gần đây, nhiều máy DSLR dành cho người mới chơi cũng đã được trang bị khả năng quay video độ phân giải cao - tính năng trước vốn xuất hiện trên một vài thiết bị tầm trung.

Dưới đây là một số ví dụ.

1. Canon EOS 500D

Canon-EOS-500D
Canon EOS 500D hỗ trợ quay phim full-HD. Ảnh: Cnet.

EOS 500D nổi bật với khả năng quay phim Full HD, bên cạnh màn hình LCD độ phân giải cao. Tốc độ chụp ảnh và xử lý các tác vụ nhanh, chất lượng ảnh tốt. Hạn chế của 500D là các điểm lấy nét nhỏ, khó nhìn rõ. Việc quay phim trên máy chưa mượt mà bởi nó chỉ hỗ trợ tốc độ 20 khung hình/giây.

Giá hàng xách tay dao động từ 16 đến 20 triệu đồng, tùy loại có hoặc không bao gồm cả ống kít.

2. Nikon D5000

Nikon D5000
Nikon D5000 với màn hình lật, xoay. Ảnh: Cnet.

Nikon D5000 hỗ trợ nhiều chế độ chụp. Khả năng xử lý công việc mượt mà, chất lượng ảnh tốt, đáng tiền. Chiếc máy này có thiết kế khác hẳn với các DSLR cùng loại ở màn hình LCD có chốt lật ở dưới. Mặc dù hỗ trợ quay phim nhưng chất lượng chỉ ở mức trung bình. Một nhược điểm khác là điểm lấy nét dễ bị thay đổi.

Giá tham khảo cả bộ (body và lens kit) 18 triệu đồng (hàng xách tay).

3. Sony Alpha DSLR-A380

A380 là máy ảnh cao cấp nhất của Sony trong số 3 model mới ra mắt. Ảnh: Cnet.

A380 mới được công bố hôm qua cùng hai mẫu khác là A230 và A330. So với các đối thủ từ Nikon và Canon, A380 không hỗ trợ quay phim, máy có màn hình LCD 2,7 inch, cảm biến 14,2 Megapixel.

Giá dự kiến: 15,3 triệu đồng.

4. Olympus E-620

E-620 có thiết kế nhỏ gọn. Ảnh: Cnet.

E-620 ăn điểm ở thiết kế nhỏ gọn, nhưng lại hỗ trợ các tính năng cao cấp của dòng bán chuyên. Máy có chống rung thân máy, màn hình xoay cho phép chụp nhiều góc độ. Ngoài ra, đây còn là thiết bị hỗ trợ tính năng "Art Scene" (xử lý ảnh ngay trực tiếp mà không cần đến máy tính) như thêm màu, làm mờ nét hay chụp chồng hình.

Giá dự kiến: 12,6 triệu đồng (hàng xách tay).

5. Canon EOS 1000D (đánh giá của độc giả: 7,8/10)

EOS 1000D
EOS 1000D có giá tốt. Ảnh: Cnet.

EOS 1000D là sự lựa chọn hợp lý dành cho người mới bắt đầu dùng DSLR, mặc dù máy còn một vài điểm hạn chế, như thiếu tùy chỉnh ISO cao, đo sáng điểm và không có chống rung trên thân máy. Tuy nhiên, ưu điểm là chất lượng ảnh tốt và giá bán hợp lý.

Giá tham khảo: 8,8 triệu đồng cho body, 10 triệu cho bộ gồm cả ống kính (hàng xách tay).

Trả lời câu hỏi
Tải lại mã
Câu hỏi lĩnh vực Máy ảnh
nophoto Những máy ảnh nào sẽ được Canon tung ra trong nửa đầu năm 2011 ?

Đăng lúc: 19:47 - 28/05/2013 trong Máy ảnh

nophoto Cần anh em tư vấn để mở Studio !

Đăng lúc: 19:47 - 28/05/2013 trong Máy ảnh

nophoto Bản hướng dẫn tiếng việt canon powershot sx 130 is???!!!!!!

Đăng lúc: 19:47 - 28/05/2013 trong Máy ảnh

nophoto Hướng dẫn sử dụng Tiếng Việt Canon PowerShot SD750 / IXUS 75 / IXY 90

Đăng lúc: 19:47 - 28/05/2013 trong Máy ảnh

nophoto Có những mẫu máy ảnh Canon nào mới ra năm 2011?

Đăng lúc: 19:47 - 28/05/2013 trong Máy ảnh

Củ Chuối Những máy ảnh mới ra năm 2011 có những tính năng gì mới?

Đăng lúc: 19:47 - 28/05/2013 trong Máy ảnh

nophoto DSLR: mua của hãng nào bây giờ ?

Đăng lúc: 19:47 - 28/05/2013 trong Máy ảnh

nophoto Các bác tư vấn giúp ! giữa sony alpha A350 & canon 30D ?

Đăng lúc: 19:46 - 28/05/2013 trong Máy ảnh

nophoto Lens dùng cho cảm biến APS có dùng được cho APS-C không?

Đăng lúc: 19:46 - 28/05/2013 trong Máy ảnh

nophoto Tư vấn mua máy ảnh tầm 16 triệu ?

Đăng lúc: 19:46 - 28/05/2013 trong Máy ảnh

nophoto Nikon D200 giá bao nhiêu???

Đăng lúc: 19:46 - 28/05/2013 trong Máy ảnh

Đức Việt Giúp em chọn Nikon D200 hay Canon 40D?

Đăng lúc: 19:46 - 28/05/2013 trong Máy ảnh

nophoto Mình đang cân nhắc giữa Canon S90 và Panasonic Lumix FZ35??

Đăng lúc: 19:46 - 28/05/2013 trong Máy ảnh

nophoto So sánh Canon ixus 120is với 100is, con nào chụp đẹp hơn?

Đăng lúc: 19:46 - 28/05/2013 trong Máy ảnh

Link Hỏi về canon powershot sx 130 is ?

Đăng lúc: 19:46 - 28/05/2013 trong Máy ảnh

nophoto Phân vân giữa canon ixus 105is và 120is ?

Đăng lúc: 19:46 - 28/05/2013 trong Máy ảnh

nophoto Đánh giá chất lượng máy ảnh Fujifilm Finepix XP10, Máy ảnh chống thấm nước giá rẻ?

Đăng lúc: 19:46 - 28/05/2013 trong Máy ảnh

nophoto Xử lý nhiễu ảnh bằng cách nào?

Đăng lúc: 19:46 - 28/05/2013 trong Máy ảnh

nophoto Kinh nghiệm chụp ảnh tĩnh vật?

Đăng lúc: 19:46 - 28/05/2013 trong Máy ảnh

nophoto Phục hồi thẻ nhớ bị format?

Đăng lúc: 19:46 - 28/05/2013 trong Máy ảnh

Rao vặt Siêu Vip