
Em thường bị đau bụng dữ dội khi có kinh, không thể đi học được, em nên đi khám ở đâu? Và dùng thuốc gì?

huhu e cũng bị đau lắm.Vái tứ phương rùi mà không thể khỏi đc.pảo uống gì cũng uống.Ăn gì cũng ăn.Làm hết cách này cách nọ.Từ ngày bị tính đến nay cũng phải 9 năm rùi thế mà tháng nào cũng đau thế.Chỉ có mỗi cách hiệu quả là uống thuốc giảm đau mophel huhu uống nhìu we giờ thêm lun bệnh đau dạ dày.k uống mophel nữa.Giờ chuyển thành panadol cũng thấy đỡ.Nhưng về lâu dài chắc k ổn mất hix ai biết cách não thực sự hiệu quả và đã đc kiểm chứng thì mách e với nha.e cảm ơn nhiều ạ!

Đau bụng kinh có hai loại: Đau nguyên phát (đau bụng kinh xuất hiện ngay thời con gái, thường sau một vài chu kỳ kinh bình thường) và đau thứ phát (đau xuất hiện sau nhiều năm có kinh nguyệt bình thường). Loại đau bụng kinh nguyên phát thường là cơ năng, nghĩa là không do tổn thương bệnh lý gây ra; còn đau bụng kinh thứ phát thường là đau bụng kinh thực thể vì thường có tổn thương bệnh lý ở bộ phận sinh dục, ví dụ do: tư thế tử cung gấp sau quá mức, lỗ cổ tử cung bị chít hẹp (khiến máu kinh khó thoát ra ngoài), viêm nhiễm ở trong tử cung, lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung... Trường hợp đau bụng kinh thực thể thì phải khám phụ khoa để tìm nguyên nhân mới điều trị được.
Trường hợp của chị có thể là đau bụng kinh cơ năng vì đã bị từ khi còn con gái. Giải thích về lý do đau bụng kinh cơ năng, người ta cho rằng do tử cung của người đó kém phát triển, có thể do tử cung khi có kinh co bóp quá mạnh hoặc ở người có ngưỡng chịu đau thấp. Chính vì tử cung kém phát triển nên sau khi người phụ nữ có thai hoặc sinh con, tử cung phát triển hoàn chỉnh sẽ làm mất chứng đau bụng kinh. Nếu do tử cung co bóp mạnh gây đau thì dùng thuốc làm giảm sự co bóp đó. Nguyên nhân gây tử cung co bóp là do chất prostaglandin do nội mạc tử cung tiết ra khi hành kinh. Vì thế, có thể dùng các thuốc có tính kháng prostaglandin bao gồm các loại thuốc giảm đau, kháng viêm (như aspirin, seda, paracetamol, ibuprofen, diclofenac), thuốc giảm co bóp của cơ tử cung (như papaverin, spasmaverin, atropin).
Còn nếu đau do ngưỡng chịu đau thấp, thường do tâm lý lo sợ thì cần giải quyết bằng công tác tâm lý như khuyên giải, tư vấn, giải thích cho giảm nỗi lo âu, tập luyện thể dục thể thao cho khí huyết lưu thông, tinh thần thoải mái. Tốt hơn cả là phối hợp tất cả các biện pháp nói trên.
Với hoàn cảnh của chị hiện nay đang chưa muốn có con thì còn một cách điều trị đau bụng kinh lại có tác dụng tránh thai rất hiệu quả là dùng các vỉ thuốc viên tránh thai kết hợp. Người ta biết rằng trong các chu kỳ kinh không có phóng noãn (rụng trứng) thì không có đau bụng kinh. Cơ chế tránh thai của thuốc là ức chế phóng noãn nên không thụ thai được, vì thế nó cũng giúp người dùng thuốc tránh thai không đau bụng kinh nữa.

Có năm cách để phòng trị chứng đau bụng khó chịu này.
1. Ngâm chân mỗi tối. Chân có rất nhiều huyệt vị, ngâm chân mỗi tối có thể thúc đẩy tuần hoàn máu, giảm mệt mỏi, trừ lạnh. Sau khi ngâm chân có thể xoa bóp lòng bàn chân, rất có ích cho việc giữ ấm chân.
2. Ăn đủ thức ăn bổ máu bổ khí. Ăn nhiều táo đỏ, long nhãn, uống nhiều nước đường mật.
3. Ngủ sớm. Thói quen ăn uống và ngủ tốt sẽ có ích cho việc phòng trị đau bụng kinh.
4. Tuyệt đối không uống đồ lạnh. Hạn chế hấp thu những thực phẩm có tính hàn, đồ uống lạnh gây kích thích dạ dày. Ngoài ra, trong thời kỳ kinh nguyệt phần bụng dễ bị lạnh, nếu còn uống đồ lạnh sẽ càng hại thêm.
5. Ăn rau củ trái cây theo mùa. Trái cây có nhiều dinh dưỡng nhưng cần chú ý ăn trái cây theo mùa, đừng ăn trái cây trái mùa.
Cần lưu ý, cho dù điều trị bằng cách nào cũng phải kiên trì, đừng nên chỉ thực hiện vài ngày rồi cho rằng không hiệu quả. Càng không nên ỷ y, tuy vẫn ăn những thức ăn bổ máu nhưng lại thức khuya, uống đồ lạnh thì sẽ không có hiệu quả.

Phụ nữ trước và sau kì kinh nguyệt thường đau bụng dưới và thắt lưng. Người bị nặng có thể thấy đau bụng dữ dội, sắc mặt tái đi, chân tay lạnh, thậm chí có thể dẫn đến hôn mê, tình trạng này được gọi là “ đau bụng kinh”, thường gặp ở nữ giới còn khá trẻ, và là một bệnh thường gặp, có những người có thể đau kéo dài đến mấy tiếng hoặc 1-2 ngày. Sau khi máu kinh thải ra ngoài thì cơn đau giảm dần. Vậy vì sao phụ nữ thường hay bị đau bụng kinh?
Nguyên nhân nào gây đau bụng kinh?
Thông thường thì có rất nhiều nguyên nhân gây đau bụng kinh, chủ yếu là:
1) Ống cổ tử cung quá hẹp, kinh nguyệt lưu thông bị trở ngại gây đau bụng
2) Tử cung phát triển không tốt kết hợp với sự cung ứng máu bất thường gây thiếu máu, thiếu oxi cho tử cung gây đau bụng.
3) Vị trí của tử cung không bình thường: nếu tử cung của phụ nữ quá lùi về phía sau hoặc quá ngả về phía trước cũng sẽ ảnh hưởng đến máu kinh lưu thông gây đau bụng.
4) Nhân tố tinh thần và thần kinh: một bộ phận phụ nữ quá mẫn cảm với tình trạng đau bụng kinh
5) Nhân tố gen di truyền: con gái bị đau bụng kinh có mối liên quan nhất định đến người mẹ.
6) Yếu tố nội tiết: đau bụng trong kì kinh nguyệt có liên quan đến sự gia tăng của progesterone
7) Nội mạc tử cung và hàm lượng prostaglandin trong máu kinh tăng lên, prostaglandin tác động đến các cơ tử cung, làm chúng co lại gây đau bụng. Những người mắc chứng này có hàm lượng prostaglandin trong các mô nội mạc tử cung tăng cao rõ rệt hơn đối với những phụ nữ bình thường.
8) Tử cung quá co thắt: Tuy áp lực co thắt tử cung của những phụ nữ mắc chứng đau bụng kinh tương đương với những phụ nữ bình thường ( áp lực bình thường khoảng 4.9Kpa), nhưng cơn co thắt tử cung kéo dài, và thường không dễ dàng thả lỏng lại bình thường, tất nhiên sẽ gây đau bụng do tử cung quá co thắt.
9) Tử cung co thắt không bình thường: Những người mắc chứng đau bụng kinh, tử cung thường co thắt không bình thường, vì vậy thường dẫn đến các cơ tử cung thiếu máu. Hiện tượng thiếu máu này lại dẫn đến sự co thắt các cơ gây đau bụng.
10) Các bệnh phụ khoa như: vị trí nội mạc tử cung bất thường, viêm vùng chậu, u xơ tử cung, u nang cơ tử cung..., đặt vòng tránh thai trong tử cung cũng có thể dẫn đến đau bụng.
11) Những người có kinh nguyệt lần đầu, áp lực tâm lý quá lớn, ngồi lâu gây tuần hoàn máu kém, máu kinh không lưu thông, thích ăn đồ lạnh... cũng có thể gây đau bụng kinh.
12) Vận động quá mạnh, trúng gió hoặc bị cảm lạnh trong kì kinh nguyệt đều gây đau bụng kinh.
13) Không khí không tốt, chịu những kích thích từ không khí của những chất hóa học hoặc công nghiệp như: xăng, dầu, hương nến…cũng gây nên đau bụng kinh.

www.ycao.vn khám chữa bệnh - tư vấn y khoa