Câu hỏi

21/05/2013 13:26
Giả vờ kết hôn, có bị cấm không?
Tôi đã "lỡ" sống chung với bạn trai và có thai hơn ba tháng. Mới đây tôi có báo tin với anh ấy là đã có thai và bàn bạc chuyện cưới xin thì anh nói thẳng là không có ý định kết hôn với tôi.
"Tôi không muốn bỏ đứa con trong bụng còn gia đình tôi thì lại rất coi trọng danh dự. Việc không chồng mà có con là điều sỉ nhục lớn đối với gia đình và bà con họ hàng. Tôi có ý định nhờ người bạn trai ấy giúp đỡ bằng cách thuyết phục gia đình đứng ra tổ chức đám cưới và đăng ký kết hôn hẳn hoi để có thể cứu vớt danh dự của tôi và nhất là gia đình. Tôi và anh ấy sẽ làm thỏa thuận đám cưới và việc đăng ký đó chỉ là giả thôi, sau này khi tôi sinh con được một năm thì các bên sẽ ra tòa ly hôn, trả tự do cho anh ấy. Tôi cam kết sẽ thực hiện đúng, làm thế có được không?
kjss292003
21/05/2013 13:26
"Tôi không muốn bỏ đứa con trong bụng còn gia đình tôi thì lại rất coi trọng danh dự. Việc không chồng mà có con là điều sỉ nhục lớn đối với gia đình và bà con họ hàng. Tôi có ý định nhờ người bạn trai ấy giúp đỡ bằng cách thuyết phục gia đình đứng ra tổ chức đám cưới và đăng ký kết hôn hẳn hoi để có thể cứu vớt danh dự của tôi và nhất là gia đình. Tôi và anh ấy sẽ làm thỏa thuận đám cưới và việc đăng ký đó chỉ là giả thôi, sau này khi tôi sinh con được một năm thì các bên sẽ ra tòa ly hôn, trả tự do cho anh ấy. Tôi cam kết sẽ thực hiện đúng, làm thế có được không?
Danh sách câu trả lời (1)

Điều 4 Luật Hôn nhân và gia đình quy định: "Cấm tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ; cấm kết hôn giả tạo, lừa dối để kết hôn, ly hôn; cấm cưỡng ép ly hôn, ly hôn giả tạo; cấm yêu sách của cải trong việc cưới hỏi".
Như vậy, nếu các bên thỏa thuận kết hôn giả và sau đó ly hôn là vi phạm các điều cấm của Luật Hôn nhân và gia đình. Dù các bên có lập giấy thỏa thuận và cam kết hứa hẹn thế nào đi chăng nữa văn bản ấy cũng không có giá trị pháp lý.
Ngoài ra, thỏa thuận kết hôn như vậy còn là sự lừa dối gia đình, bà con họ hàng và bạn bè hai bên. Do vậy giải pháp trên cũng khó có thể chấp nhận về mặt đạo lý, vì "cưới xin" vốn là chuyện thiêng liêng, là sự kiện hệ trọng trong cuộc sống đời người.
Như vậy, nếu các bên thỏa thuận kết hôn giả và sau đó ly hôn là vi phạm các điều cấm của Luật Hôn nhân và gia đình. Dù các bên có lập giấy thỏa thuận và cam kết hứa hẹn thế nào đi chăng nữa văn bản ấy cũng không có giá trị pháp lý.
Ngoài ra, thỏa thuận kết hôn như vậy còn là sự lừa dối gia đình, bà con họ hàng và bạn bè hai bên. Do vậy giải pháp trên cũng khó có thể chấp nhận về mặt đạo lý, vì "cưới xin" vốn là chuyện thiêng liêng, là sự kiện hệ trọng trong cuộc sống đời người.
Trả lời câu hỏi
Câu hỏi lĩnh vực Câu hỏi khác
Rao vặt Siêu Vip