
Hãng máy tính xách tay nào được tin cậy nhất?

Trong khoảng thời gian 3 năm trở lại đây người dùng dễ dàng nhận ra sự thay đổi rất rõ rệt đối với các sản phẩm laptop từ ASUS, mỗi đợt sản phẩm mới luôn có sự thay đổi - cải tiến nào đó, để cuối cùng, sản phẩm của họ luôn có cái gì đó nhỉnh hơn so với các đối thủ khác. Cụ thể hơn, ở đây mình muốn nói đến dòng Asus X với model X44H được xem là dòng có tỷ lệ hiệu năng trên giá thành luôn luôn tốt.
Đặc điểm nổi bật laptop Asus : - IceCool: về cơ bản nó sẽ giúp hệ thống mát mẻ hơn theo cách đơn giản nhất là tản nhiệt độ ra đều hơn giữa các thành phần trong hệ thống, những nơi nóng nhất sẽ mát hơn. Những ai đã từng sử dụng mainboard ASUS được trang bị công nghệ StackCool có lẽ biết rõ điều này nhất, cho dù là lạnh hay nóng, nhiệt độ đều được dàn đều ra thông qua một lớp đặc biệt. - Vỏ nhựa:Chỉ có phần kê tay mà thôi và touchpad vẫn là nhựa. Nhưng chừng đó đủ để tạo cảm giác mát lạnh, thích thích cho người dùng so với chất liệu nhựa thường thấy, chừng đó đủ để tạo nên sự khác biệt so với đối thủ. - Giải thường IF cho bàn phím Chiclet tốt nhất, tốc độ và chất lượng gõ phím sẽ được cải thiện là điều chắc chắn, điều quan trọng hơn chính là sức khỏe đôi bàn tay của bạn. - Touchpad hoàn hảo:bởi 1 điểm cơ bản luôn khiến người dùng bực mình lâu nay là con trỏ chuột hay di chuyển lung tung khi tay người dùng đang gõ phím, các dòng sản phẩm gần đây đều được Asus trang bị touchpad mới này, và tất nhiên, ở thời đại này, cảm ứng đa chạm là điều tất nhiên cho dù là sản phẩm cao cấp hay bình dân chăng nữa. Điểm mạnh của Asus K43E so với các đối thủ khác là kích thước touchpad rất to, khiến tính năng đa chạm hoạt động dễ dàng và hoàn hảo hơn.

theo mình thì là HP và Dell

hàng Sony có vẻ đc tin tưởng nhất . hàng Toshiba rất hay lỗi pin
Nói chung tùy từng đời , từng dòng máy

Trong khi đó, HP, Gateway, Acer và Lenovo là những hãng laptop có tỷ lệ lỗi phát sinh trong quá trình sử dụng lớn nhất.
Các thương hiệu laptop được tin cậy nhất trên thị trường lần lượt là Asus, Toshiba và Sony, tiếp theo mới đến Apple, Dell. Kết quả trên là số liệu từ bản nghiên cứu thương mại của Sqare Trade dựa vào tỷ lệ lỗi phát sinh ở sản phẩm của các hãng trong vòng 3 năm.
Tỷ lệ sản phẩm phát sinh lỗi đổi với Asus, Toshiba, Sony, Apple và Dell tương ứng là 15,6 %, 15,7 %, 16,8 %, 17,4 % và 18,3 %.
Cũng theo kết quả bản nghiên cứu này, các công ty máy tính có tỷ lệ sản phẩm phát sinh lỗi lớn nhất là HP (25,6%), Gateway (23,5%), Acer (23,3%) và Lenovo (21,5%).
Trong 3 năm đầu tiên sở hữu, 32% chủ nhân các máy tính xách tay báo cáo lại về những lỗi gặp phải với sản phẩm của mình cho Sqare Trade. Hai phần ba của những lỗi phát sinh này (20,4%) đến từ các trục trặc của phần cứng và một phần ba (10,6 %) còn lại được báo cáo gặp trục trặc ngẫu nhiên", bản nghiên cứu cũng cho biết thêm.
Kết quả trên cũng cho thấy, các dòng laptop sẽ có tỷ lệ phát sinh lỗi phần cứng cao hơn từ 20% trên các máy đã được bán ra và đạt tiêu chuẩn của nhà sản xuất