
Hiện tượng vết thương lành tím đen lại là do đâu?
Tôi xin hỏi :
Một năm nay tôi có hiện tượng : khi gãi hoặc có vết xước rách da, chảy máu ( vết nhỏ ) nhưng khi khỏi , vết thương cứ tím đen lại, da dày lên trông không giống màu da cũ hoặc trông như bị tụ máu.
Đấy có phải là do gan kém không hay do khả năng tái tạo da kém .
tôi không nghiện rượu xong thường xuyên phải bị uống ( không nhiều )
Tiền sử : Viêm gan B
Trân trọng cảm ơn

Bạn ơi áo khoác gió nam không khó kết hợp đồ đâu, rất dễ là khác. Áo khoác gió mang lại sự trẻ trung, năng động và thể thao.
Bạn chỉ cần khoác bên ngoài mix cùng quần jean, quần kaki và giày thể thao là cực manly rồi đó. Áo khoác gió có thể mix cùng khăn rất hợp trong những ngày lạnh lẽo.
Tham khảo nhé
Nguon: http://az24.vn/hoidap/Cach-phoi-do-voi-ao-khoac-gio-nam-d2894741.html#ixzz2AqPWgdzp

Bạn ơi nếu hiện tượng này diễn ra lâu và lặp lại thì bạn nên đến bác sĩ để được khám và chữa kịp thời nhé
Khi bị chấn thương, các mạch máu nhỏ sẽ bị vỡ, máu thoát ra ngoài, tụ lại dưới da và hình thành nên máu bầm hay còn gọi là xuất huyết dưới da. Hiện tượng này dễ xảy ra sau chấn thương, va chạm, tụ máu sau phẫu thuật, sau tiêm truyền và cũng có khi do các bệnh lý về máu…
Vết bầm máu có thể nhỏ hoặc lớn tuỳ theo mức độ tổn thương mạch máu, thông thường sau 2 đến 5 ngày các vết bầm này sẽ thay đổi màu sắc từ màu đỏ xậm qua màu xanh rồi màu vàng và từ từ biến mất. Với các vết bầm nhẹ, thương tổn không lớn, chúng ta nên dùng đá chườm lạnh ngay sau khi bị té ngã, đụng cạnh bàn, trượt cầu thang, sau phẫu thuật…Mục đích là giúp mạch máu co lại, khiến vết thương giảm viêm giảm sưng, giảm chảy máu.
Với những vết bầm máu sau phẫu thuật, chúng ta có thể xịt nước khoáng kết hợp với chườm lạnh cũng giúp giảm sưng và tan máu bầm nhanh hơn. Với những vết bầm máu ở chân tay, có thể kết hợp với băng ép thành mạch, kê cao chi bị chấn thương… Bên cạnh đó cũng có thể sử dụng thêm thuốc thoa ở ngoài da trên vùng tụ máu cũng giúp tan máu bầm nhanh hơn.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra các vết bầm máu trên da cũng như có nhiều nguy cơ có thể làm thành mạch dễ bị tổn thương. Chúng ta thấy người già thường dễ bị bầm máu hơn do thành mạch cứng hơn dễ vỡ hơn, hoặc những người béo phì, đang có mắc các bệnh lý khác, … cũng dễ xuất hiện các vết bầm máu trên da. Như vậy bầm máu trên da có thể chỉ đơn thuần là tổn thương thành mạch sau chấn thương, ngoài ra còn có thể do những nguyên nhân gây rối loạn quá trình đông máu như giảm số lượng hoặc chất lượng tiểu cầu, rối loạn các yếu tố đông máu hoặc tổn thương thành mạch mắc phải.
Với những vết bầm thông thường có thể đỏ tím, hơi đau và sẽ tự hết sau một thời gian.
Tuy nhiên, nếu thấy xuất hiện nhiều vết tụ máu dưới da mà không có lý do gì rõ ràng hoặc những vết bầm máu đã tan sau đó cứ bị đi bị lại thường xuyên, bạn cần đến ngay các bệnh viện để kiểm tra máu vì có thể có các bệnh lý về rối loạn đông máu cần phải được bác sĩ xác định và điều trị.
Không nên coi thường tự mua thuốc uống hoặc bỏ qua.

Bạn ơi có thể do những nguyên nhân này nhé
Dùng sinh tố C
Sinh tố C cũng là một trong những thuốc làm tan vết bầm rất hiệu nghiệm. Theo nghiên cứu, những người có ít chất sinh tố C trong cơ thể thường dễ bị bầm hơn và vết bầm cũng lâu tan hơn. Sinh tố C tạo nên những lớp collagen bảo vệ cơ thể. Những lớp này mỏng hơn ở bàn chân, bàn tay và ở mặt; đó là lý do vết bầm tại các nơi này thường dễ xuất hiện hơn, đậm hơn và lâu tan hơn.
Vì thế, nếu bạn nhận thấy mình dễ bị bầm hơn người khác, đó không phải là do da thịt bạn "độc" hơn đâu, mà chính là do thói quen tiêu thụ ít sinh tố C. Để ít bị bầm hơn, bạn có thể tiêu thụ khoảng 1.500 mg sinh tố C mỗi ngày. Muốn uống nhiều sinh tố C như vậy, bạn cần có sự đồng ý của bác sĩ.
Nếu ngại đến bác sĩ thì hãy cố tiêu thụ nhiều thức ăn có sinh tố C như trái cây có vị chua, rau cải màu xanh lá cây đậm. Bạn nên bổ sung các loại rau xanh và trái cây, đặc biệt là các loại trái cây họ cam quýt như cam, quýt, bưởi vào trong chế độ ăn uống hàng ngày vì đây là nguồn cung cấp cho cơ thể đa dạng các loại vitamin đặc biệt là vitamin C.
Ảnh hưởng của các loại thuốc
Một số người hay dùng aspirin hoặc các loại thuốc có công dụng làm loãng máu khác; họ dễ bị bầm hơn người khác.
Những loại thuốc chống sưng đỏ (như thuốc bôi mụn, đắp mụt nhọt...), thuốc làm giảm căng thẳng thần kinh hoặc điều trị hen... thường có tác dụng làm máu chậm đông hơn, khiến các vết bầm trở nên lớn hơn, đậm hơn. Những người nghiện rượu hoặc ma túy cũng dễ bị bầm hơn người thường. Nếu bạn đang uống một loại thuốc nào đó mà nhận thấy mình dễ bị bầm hơn, nên trình bày với bác sĩ của bạn.
Nguon: http://az24.vn/hoidap/Hien-tuong-vet-thuong-lanh-tim-den-lai-la-do-dau-d2894744.html#ixzz2AqOefJYi